Giải bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1935

Giai đoạn 1929 – 1933, nền kinh tế nước ta phải gành chịu những hậu quả nặng nề do cuộc khủng hoảng kinh tế ở Pháp. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, thực dân Pháp đàn áp hết sức dã man khiến cho tình hình xã hội vô cùng căng thẳng. Trong bối cảnh đó, Đảng đã kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng trong cả nước.

Giải bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1935

A. Kiến thức trọng tâm

I. Việt Nam trong những năm 1929 – 1933

1. Tình hình kinh tế

  • Từ năm 1930, kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái
  • Hoạt động sản xuất công nghiệp bị suy giảm
  • Trong thương nghiệp, xuất nhập khẩu đình đốn. Hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
  • Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam rất nặng nề so với các thuộc địa khác của Pháp cũng như so với các nước trong khu vực.

2. Tình hình xã hội

  • Nhiều công nhân bị sa thải. Cuộc sống của chợ thuyền ngày càng khó khăn.
  • Nông dân phải chịu cảnh thuế cao, vay nợ nặng lãi, ruộng đất bị địa chủ người pháp và người Việt chiếm đoạt. Họ bị bần cùng hóa.
  • Các tầng lớp nhân dân lao động khác cũng không tránh khỏi tác động xấu của khủng hoảng kinh tế. Các nghề thủ công bị phá sản, nhà buôn nhỏ phải đóng cửa, viên chức bị sa thải, học sinh ra trường không có việc làm. Số đông tư sản dân tộc cũng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh.
  • Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

II. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 và xô viết Nghệ  - Tĩnh.

1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931

a. Phong trào trong cả nước

  • Từ tháng 2 đến tháng 4-1930, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân
  • Tháng 5 trên phạm vi cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày quốc tế lao động 1/5
  • Tháng 6,7,8 phong trào tiếp tục diễn ra sôi nổi

b. Phong trào ở Nghệ-Tĩnh

  • Phong trào phát triển mạnh, quyết liệt nhất
  • Tiêu biểu là cuộc biểu tình của khoảng 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên (12/9/1930), kéo đến huyện lị phá nhà lao, đốt huyện…
  • Hệ thống chính quyền địch bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã…

2. Xô viết Nghệ  - Tĩnh

Các mặt

Nội dung chính sách

Chính trị

Thực hiện các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Thành lập các đội tự vệ đỏ, lập tòa án nhân dân.

Kinh tế

Tịch thu ruộng đất công chia cho dân cày nghèo, bãi bỏ thuế thân, thuế chợ…

Văn hóa – xã hội

Xóa bỏ tệ nạn mê tín dị đoan, xây dựng nếp sống mới…

Nhận xét

Chính sách của Xô Viết đã đem lại lợi ích cho nhân dân, chứng tỏ bản chất ưu viết (Của dân, do dân, vì dân). Là đỉnh cao của phong trào cách mạng.

 3. Hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương lâm thời ĐCSVN (10/1930).

  • Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (TQ) vào tháng 10/1930
  • Hội nghị đã quyết định đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương, cử ra Ban chấp hành Trung ương chính thức do Trần Phú làm tổng bí thư và thông qua Luận cương chính trị của Đảng.

Nội dung Luận cương chính trị tháng 10.1930

  • Chiến lược và Sách lược: Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa.
  • Nhiệm vụ đánh phong kiến và đánh đế quốc là hai nhiệm vụ có quan hệ khăng khít.
  • Động lực cách mạng là  công nhân và nông dân.
  • Lãnh đạo cách mạng là  giai cấpcông nhân – Đội tiên phong là Đảng Cộng sản.
  • Nêu rõ hình thức, biện pháp đấu tranh, quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.

Hạn chế:

  • Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương.
  • Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai  cấp và cách mạng ruộng đất.
  • Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quôc và phong kiến.

4. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931.

a. Ý nghĩa:

  • Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với CM ĐD.
  • Khối liên minh công nông được hình thành
  • Qua phong trào Quốc tế CS công nhận ĐCSĐD là bộ phận độc lập, trực thuộc QTCS
  • Cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng, chuẩn bị cho CM tháng Tám 1945

b. Bài học kinh nghiệm :

  • Công tác tư tưởng, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh
  • Xây dưng khối liên minh công nông
  • Cần thành lập mặt trận dân tộc thống nhất
  • Vấn đề giành và giữ chính quyền…

III. Phong trào cách mạng trong những năm 1932 – 1935

1. Cuộc đấu tranh phục hồi phong trào cách mạng

  • Cuối năm 1933, các tổ chức của Đảng dần dần được khôi phục và củng cố.
  • Cuối năm 1934 - đầu năm 1935, các xứ ủy Bắc Kì, Trung Kì và Nam kì được lập lại

2. Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng cộng sản Đông Dương(3-1935)

a. Nội dung Đại hội :

  • Từ ngày 27=>31-3-1935 họp tại Ma cao (TQ).
  • Đại hội xác định ba nhiệm vụ trước mắt là: củng cố và phát triển Đảng, tranh thủ quần chúng rộng rãi, chống chiến tranh đế quốc.
  • Thông qua nghị quyết chính tri và điều lệ Đảng
  • Bầu Ban Chấp hành TƯ do đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng bí thư

b. Ý nghĩa Đại hội

  • Đánh dấu mốc tổ chức Đảng đã được khôi phục hệ thống từ trung ương đến địa phương.
  • Tổ chức quần chúng cũng được khôi phục

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1: Trang 91 – sgk lịch sử 12

Hãy nêu thực trạng kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)?

Câu 2: Trang 96 – sgk lịch sử 12

Trình bày diễn biến phong trào cách mạng 1930-1931?

Câu 3: Trang 96 – sgk lịch sử 12

Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã ra đời và hoạt động như thế nào?

Câu 4: Trang 96 – sgk lịch sử 12

Nêu nội dung cơ bản của Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương?

Câu 5: Trang 97 – sgk lịch sử 12

Trong những năm 1932-1935, phong trào cách mạng nước ta được phục hồi như thế nào?

Câu 6: Trang 97 – sgk lịch sử 12

Nêu nội dung và ý nghĩa Đại hội đại biểu lần thứ Nhất của Đảng (3/1935)?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1: Trang 97 – sgk lịch sử 12

Nêu ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô-Viết Nghệ- Tĩnh?

Câu 2: Trang 97 – sgk lịch sử 12

Hãy nêu nhận xét về phong trào cách mạng 1930-1931?

Câu 3: Sưu tầm thơ ca ca ngợi phong trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ - Tĩnh

Nội dung quan tâm khác

Bình luận