Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Từ những năm 40 của thế kỉ XX, trên thế giới đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật hiện đại, khởi đầu là nước Mĩ. Sau đó, cuộc cách mạng đã lan tỏa với quy mô rộng lớn tạo nên những thay đổi to lớn trong đời sống nhân loại…Sau đây, Tech12h sẽ tóm tắt lại những kiến thức trọng tâm nhất cũng như hướng dẫn giải đáp câu hỏi bài tập để các bạn được hiểu rõ hơn.

Bài 10: Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

A. Kiến thức trọng tâm

I.  Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ

1. Nguồn gốc và đặc điểm

  • Nguồn gốc:
    • Do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
    • Những đòi hỏi bức thiết đó đã đặt ra cho cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật phải giải quyết, trước hết là chế tạo và tìm kiếm những công cụ sản xuất mới có kĩ thuật và năng suất cao, tạo ra những vật liệu mới.
  • Đặc điểm:
    • Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, khác với cuộc CM công nghiệp thế kỉ XVIII.
    • Trong cuộc CM KH- KT hiện đại, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
    • Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho sản xuất. khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

2. Những thành tựu tiêu biểu

  • Học sinh tự đọc thêm

II. Xu thế toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó

a. Bản chất

  • Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

b. Biểu hiện của toàn cầu hóa:

  • Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.( giá trị trao đổi tăng  lên 12 lần )
  • Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Giá trị trao đổi tương đương  ¾ giá trị thương mại toàn cầu.
  • Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn, nhất là công ty khoa học- kỹ thuật
  • Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (EU, IMF, WTO, APEC, ASEM…)

=> Là xu thế khách quan không thể đảo ngược.

c. Ảnh hưởng của xu thế  toàn cầu hóa

  • Tích cực
    • Thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần).
    • Góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi cải cách sâu rộng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
  • Tiêu cực
    • Đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo  và bất công xã hội
    • Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.
    • Toàn cầu hóa vừa là thời cơ, cơ hội lớn cho các nước phát triển mạnh, đồng thời cũng tạo ra những thách thức lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, là nếu bỏ lỡ thời cơ sẽ tụt hậu nguy hiểm.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI GIỮA BÀI HỌC

Câu 1: Hãy nêu đặc điểm chính  của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ trong nửa sau thế kỉ XX?

Câu 2: Xu thế toàn cầu hóa được thể hiện trên những lĩnh vực nào?

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Hãy giải thích thế nào là khoa học đã trở thành mối lực lượng sản xuất trực tiếp?

Câu 2: Vì sao nói: “Toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển?

Câu hỏi: Trình bày những biến đổi về mọi mặt của Liên Xô sau hai kế hoạch 5 năm đầu tiên?

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác