Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo học kì II (P5)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 chân trời sáng tạo kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Người chế tạo thành công đầu máy xe lửa chạy trên đường ray đầu tiên (năm 1804) là

  • A. Ri-chác Tơ-re-vi-thích
  • B. Hen-ri Cót
  • C. Ét-mơn Các-rai
  • D. Ri-chác Ác-rai

Câu 2: Nguồn năng lượng nào được phát hiện trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, được mệnh danh là “nguồn năng lượng của người nghèo”?

  • A. Nước            
  • B. Dầu hỏa            
  • C. Mặt Trời                 
  • D. Điện

Câu 3: Năm 1903, hai anh em nhà Rai (Mỹ) đã thử nghiệm thành công loại phương tiện nào sau đây?

  • A. Tàu thủy
  • B. Xe lửa
  • C. Ô tô
  • D. Máy bay

Câu 4: Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước gồm những nguyên tắc cơ bản nào?

  • A. Thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực
  • B. Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển
  • C. Phát huy truyền thống đoàn kết trong lịch sử dựng và giữ nước
  • D. Các dân tộc cùng giúp nhau cùng phát triển kinh tế, chính trị, xã hội

Câu 5: Ngày nay, khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam được tập trung trong tổ chức nào sau đây?

  • A. Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam
  • B. Mặt trận Liên Việt
  • C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  • D. Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 6: Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc?

  • A. Củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân
  • B. Phát huy đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc
  • C. Đề ra các chính sách phát triển kinh tế toàn dân
  • D. Củng cố, mở rộng đoàn kết cộng đồng các dân tộc

Câu 7: Một trong những thành tựu quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự xuất hiện của

  • A. động cơ điện
  • B. máy tính
  • C. máy hơi nước
  • D. ô tô

Câu 8: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất nên còn được gọi là

  • A. Cách mạng điện tử                         
  • B. Cách mạng cơ khí hóa
  • C. Cách mạng số                                  
  • D. Cách mạng tự động hóa

Câu 9: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu vận chuyển đồ bằng

  • A. gùi
  • B. ô tô
  • C. địu
  • D. tàu hỏa

Câu 10:  Tín ngưỡng truyền thống nào mà hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều thực hiện?

  • A. Thờ cúng tổ tiên                                     
  • B. Thờ cúng Thánh Gióng
  • C. Thờ sinh thực khí                                      
  • D. Thờ cúng Thánh Tản Viên

Câu 11: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?

  • A. Bị chia cắt bởi nhiều dãy núi
  • B. Hệ thống sông ngòi dày đặc
  • C. Có nhiều vùng đồng bằng rộng lớn
  • D. Tập trung nhiều đảo và quần đảo

Câu 12: Đông Nam Á gồm những khu vực nào?

  • A. Hải đảo
  • B. Lục địa
  • C. Biển chết
  • D. Hải đảo và lục địa

Câu 13: Trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, cư dân Đông Nam Á đã xây dựng một nền văn minh

  • A. nông nghiệp lúa nước
  • B. thương nghiệp đường biển
  • C. thương nghiệp đường bộ
  • D. thủ công nghiệp đúc đồng

Câu 14: Nghề thủ công truyền thống nổi bật của cư dân Đại Việt là

  • A. Làm vũ khí, đúc đồng, thuộc da
  • B. Làm thủy tinh, đồ trang sức, vàng bạc
  • C. Làm gốm, chế biến thực phẩm, đúc đồng
  • D. Đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, dệt

Câu 15: Đông Nam Á có hình thức tín ngưỡng nào vẫn được duy trì và phổ biến đến ngày nay?

  • A. Thờ các vị thần.                             
  • B. Tín ngưỡng phồn thực.
  • C. Thờ cúng tổ tiên.                            
  • D. Nghi thức cầu mong được mùa.

Câu 16: Sự hưng khởi của các đô thị Đại Việt trong các thế kỉ XI – XVIII do yếu tố nào?

  • A. Xuất hiện nhiều đô thị lớn như Thăng Long, Phố Hiến
  • B. Nhiều thương nhân châu Âu, Nhật Bản đến buôn bán
  • C. Các chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi
  • D. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hàng hóa

Câu 17: Các cư dân ở Đông Nam Á tiếp thu tôn giáo nào của Ấn Độ?

  • A. Bà La Môn giáo, Phật giáo                  
  • B. Bà La Môn giáo, Hồi giáo
  • C. Phật giáo, Hồi giáo                             
  • D. Hin-đu, Hồi giáo

Câu 18: Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Phạn?

  • A. Chữ Chăm cổ
  • B. Chữ Hán
  • C. Chữ La-tinh
  • D. Chữ giáp cốt

Câu 19: Công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho người Việt cổ

  • A. Khai thác đồng bằng châu thổ ven sông phát triển nghề nông trồng lúa nước
  • B. Khai phá vùng đất ở miền núi những vùng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao
  • C. Phát triển mạnh mẽ nghề đúc đồng
  • D. Sống định cư lâu dài trong các làng bản

Câu 20:  Người Việt cổ không có tín ngưỡng nào sau đây?

  • A. Thờ cúng tổ tiên
  • B. Thờ Đức Phật
  • C. Sùng bái tự nhiên
  • D. Tín ngưỡng phồn thực

Câu 21: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là

  • A. Nông nghiệp, thủ công nghiệp                         
  • B. Nông nghiệp trồng lúa nước
  • C. Chăn nuôi, trồng lúa nước                                  
  • D. Buôn bán bằng đường biển   

Câu 22: Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân Chăm-pa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?

  • A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
  • B. Tháp Mỹ Khánh (Huế)
  • C. Tháp Bà Pô Na-ga (Khánh Hòa)
  • D. Tháp Cánh Tiên (Bình Định)

Câu 23: Thể chế chính trị tồn tại ở vương quốc Chăm-pa là

  • A. Chiếm hữu nô lệ                                              
  • B. Dân chủ chủ nô
  • C. Chuyên chế cổ đại phương Đông                    
  • D. Quân chủ lập hiến phương Đông

Câu 24: Điểm giống nhau về tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa và cư dân Phù Nam là

  • A. Theo tôn giáo Hin-đu và Phật giáo
  • B. Có tập tục ăn trầu và hỏa táng người chết
  • C. Sùng bái tự nhiên và thờ cúng tổ tiên
  • D. Có nghệ thuật ca múa độc đáo và phát triển

Câu 25: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoạt động kinh tế của cư dân Phù Nam?

  • A. Buôn bán đường biển
  • B. Làm nghề thủ công
  • C. Chăn nuôi gia súc
  • D. Trồng lúa mạch

Câu 26: Một trong những đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam là

  • A. vừa tập trung vừa xen kẽ
  • B. chỉ sinh sống ở đồng bằng
  • C. chỉ sinh sống ở miền núi
  • D. chủ yếu sinh sống ở hải đảo

Câu 27:  Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò của nhà Rông ở Tây Nguyên?

  • A. Lưu trữ, thờ cúng những hiện vật giống thần bản mệnh của dân làng
  • B. Nơi tổ chức lễ hội hay các lễ cúng thường niên và không thường niên
  • C. Nơi tổ chức các hội chợ buôn bán, triển lãm hàng hóa
  • D. Nơi phân xử các vụ kiện tụng, tranh chấp của dân làng

Câu 28:  Lương thực chính của các dân tộc ở Việt Nam là

  • A. thịt, cá
  • B. rau, củ
  • C. cá, rau
  • D. lúa, ngô

Câu 29: Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc?

  • A. Củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân
  • B. Phát huy đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc
  • C. Đề ra các chính sách phát triển kinh tế toàn dân
  • D. Củng cố, mở rộng đoàn kết cộng đồng các dân tộc

Câu 30: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

  • A. Là cơ sở để huy động sức mạnh của toàn dân tộc
  • B. Là nền tảng để liên minh với các dân tộc láng giềng
  • C. Là cơ sở để xóa bỏ mọi mâu thuẫn trong xã hội
  • D. Là cơ sở để giao lưu và tiếp thu văn hóa bên ngoài

Câu 31: Chọn cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh nội dung sau: “Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa ………………., cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng”.

  • A. Chiến lược            
  • B. To lớn        
  • C. Sách lược                   
  • D. Cơ bản

Câu 32: Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á tồn tại trong khoảng thời gian nào?

  • A. Từ thiên niên kỉ II TCN đến những thế kỉ đầu Công nguyên
  • B. Từ những thế kỉ trước và đầu Công nguyên đến thế kỉ VII
  • C. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV
  • D. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Câu 33: Từ xa xưa người dân đã biết thuần dưỡng trâu bò, chế tác ... , xây dựng hệ thống thủy lợi để phục vụ sản xuất. 

  • A. Vũ khí nóng
  • B. Máy dệt hơi nước
  • C. Nông cụ
  • D.  Thuyền lớn

Câu 34: Địa hình Đông Nam Á bao gồm những bộ phận nào sau đây?

  • A. Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á ven biển
  • B. Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo
  • C. Đông Nam Á đồng bằng và Đông Nam Á hải đảo
  • D. Đông Nam Á đồng bằng và Đông Nam Á cao nguyên

Câu 35: Luật Hồng Đức là bộ luật được ban hành dưới triều đại nào?

  • A. Lý
  • B. Trần
  • C. Lê sơ
  • D. Nguyễn

Câu 36: Việc chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống thay thế chữ Hán thời Tây Sơn thể hiện điều gì?

  • A. Sự suy thoái của Nho giáo
  • B. Ý thức tự tôn dân tộc
  • C. Tính ưu việt của ngôn ngữ
  • D. Tinh thần sáng tạo của dân tộc

Câu 37: Các triều đại phong kiến ở Việt Nam đều theo thể chế nào sau đây?

  • A. Quân chủ chuyên chế
  • B. Quân chủ lập hiến
  • C. Dân chủ chủ nô
  • D. Dân chủ đại nghị

Câu 38: Công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện đã tạo điều kiện cho người Việt cổ

  • A. Khai thác đồng bằng châu thổ ven sông phát triển nghề nông trồng lúa nước
  • B. Khai phá vùng đất ở miền núi những vùng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao
  • C. Phát triển mạnh mẽ nghề đúc đồng
  • D. Sống định cư lâu dài trong các làng bản

Câu 39:  Người Việt cổ không có tín ngưỡng nào sau đây?

  • A. Thờ cúng tổ tiên
  • B. Thờ Đức Phật
  • C. Sùng bái tự nhiên
  • D. Tín ngưỡng phồn thực

Câu 40: Một trong những ý nghĩa việc phát minh máy hơi nước của Giêm Oát (1784) là

  • A. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao
  • B. Làm giảm sức lao động cơ bắp của con người
  • C. Điều kiện lao động của công nhân được cải thiện
  • D. Là phát minh mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác