Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo bài 3 Sử học với các lĩnh vực khoa học

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 3 Sử học với các lĩnh vực khoa học - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Sử học là môn khoa học có tính liên ngành vì:

  • A. Sử học là ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người. 
  • B.  Sử học là ngành khoa học có phạm vi nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người. 
  • C. Sử học là ngành khoa học có nhiều người người nghiên cứu, liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người. 
  • D. Sử học là ngành khoa học có ít người nghiên cứu, nhưng liên quan đến nhiều ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người. 

Câu 2: Sử học có khả năng gì?

  • A. Hỗ trợ tích cực cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.
  • B. Thúc đẩy khoa học kĩ thuật phát triển.
  • C. Xây dựng bộ máy chính trị phù hợp để phát triển đất nước.
  • D. Dự báo xu hướng vận động phát triển cho các ngành khoa học này. 

Câu 3: Việc sử dụng tri thức từ các ngành khoa học khác nhau để nghiên cứu giúp Sử học giải quyết vấn đề một cách

  • A. Toàn diện, cụ thể và chính xác.
  • B. Toàn diện.
  • C. Cụ thể.
  • D. Chính xác.

Câu 4: Đối tượng nghiên cứu của Sử học là:

  • A. Toàn bộ quá khứ của loài người.
  • B. Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ: lịch sử tự nhiên, lịch sử vũ trụ,…
  • C. Những sự kiện lịch sử đã từng xảy ra.
  • D. Lịch sử, văn hóa của một cộng đồng người.

Câu 5: Sử học là môn khoa học có tính liên ngành vì:

  • A. Sử học nghiên cứu lích sử của tất cả các ngành khoa học khác.
  • B. Sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau để nghiên cứu lịch sử.
  • C. Sử dụng các ngành khoa học khác nghiên cứu một vấn đề.
  • D. Các ngành khoa học khác hỗ trợ thông tin cho nghiên cứu lịch sử.

Câu 6: Em đã khai thác và sử dụng công nghệ thông tin để học tập lịch sử và các môn học khác như thế nào?

  • A. Tìm kiếm tài liệu qua sách báo giấy.
  • B. Hỏi chuyện người lớn.
  • C. Truy cập internet tìm kiếm tài liệu, hình ảnh.
  • D. Trải nghiệm thực tế.

Câu 7: Khi nào Khu di tích Hoàng thành Thăng Long được công nhân là Di sản văn hóa Thế giới?

  • A. Ngày 31/07/2010
  • B. Ngày 31/07/2009
  • C. Ngày 30/07/2009
  • D. Ngày 30/07/2010

Câu 8: Giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn có mối quan hệ thế nào?

  • A. Sử học chi phối, quyết định sự phát triển của các ngành khoa học xã hội, nhân văn.
  • B. Các ngành khoa học xã hội, nhân văn chi phối, quyết định sự phát triển của Sử học.
  • C. Đó là mối quan hệ tương tác hai chiều.
  • D. Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn phát triển độc lập với nhau.

Câu 9: Tại sao sử học phải sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu của nhiều ngành khoa học xã hội để nghiên cứu lịch sử?

  • A. Để nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn.
  • B. Để lịch sử thú vị hơn.
  • C. Để tăng độ tin cậy, uy tín hơn.
  • D. Để làm ra sự thật lịch sử.

Câu 10: Sử học cung cấp những thông tin gì cho ngành khoa học xã hội và nhân văn?

  • A. Bối cảnh hình thành, phát triển.
  • B. Xác định rõ những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành, phát triển.
  • C. Dự báo xu hướng, vận động phát triển của các ngành khoa học này.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 11: Tác dụng của ứng dụng công nghệ nào trong giờ học lịch sử?

  • A. Nâng cao hứng thú và động lực học tập.
  • B. Tạo cơ hội tốt hơn để học sinh tham gia và hợp tác cùng nhau, phát triển kỹ năng xã hội và con người.
  • C. Không phải mất thời gian chép bài nhờ chức năng lưu và in ra tất cả những gì đã hiển thị trước đó.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 12: Để làm nổi bật giá trị của Khu di tích Hoàng thành Thăng Long Sử học đã khai thác các ngành khoa học nào?

  • A. Khảo cổ học.
  • B. Toán học.
  • C. Sinh học.
  • D. Triết học

Câu 13: Để khôi phục lại lịch sử các trận đánh trên sông Bạch Đằng (các năm 938, 981 và 1288), các nhà sử học có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của những lĩnh vực cơ bản nào sau đây?

  • A. Khảo cổ học, Văn học, Địa lí nhân văn.
  • B. Nhân học, Sinh học, Địa lí nhân văn.
  • C. Văn học, Tâm lí học, Nhân học.
  • D. Khảo cổ học, Sinh học, Hoá học.

Câu 14: Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với các ngành khoa học xã hội và nhân văn nào sau đây?

  • A. Tâm lí học, Ngôn ngữ học, Nhân học, Khoa học chính trị.
  • B. Triết học, Địa lí nhân văn, Văn hoá học, Công tác xã hội.
  • C. Chính trị học, Tâm lý học, Ngôn ngữ học, Xã hội học.
  • D. Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí nhân văn, Triết học.

Câu 15: Nội dung nào sau đây phản ảnh không đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

  • A. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của các ngành.
  • B. Cung cấp tri thức và những hiểu biết sâu rộng hơn về lịch sử văn minh.
  • C. Giúp những người làm khoa học tự nhiên và công nghệ điều chỉnh hoạt động hiệu quả hơn, tiến bộ hơn.
  • D. Đặt cơ sở cho việc hình thành và phát triển của ngành khoa học.

Câu 16: Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ (sự ra đời, tiến trình phát triển, đặc điểm của ngành,...) có thể hỗ trợ Sử học thực hiện được nhiệm vụ nào sau đây?

  • A. Ghi chép sự đóng góp của từng ngành cho sự phát triển kinh tế.
  • B. Cung cấp thông tin hoạt động cho ngành Sử học và Dân tộc học.
  • C. Khôi phục, mô tả lịch sử hình thành và phát triển của từng ngành.
  • D. Tạo nên sự chuyển biến cho từng ngành để cùng hội nhập quốc tế.

Câu 17: Các loại hình di sản văn hoá đóng vai trò như thế nào đối với việc nghiên cứu lịch sử?

  • A. Có sự kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu và khai thác tri thức của nhiều ngành khoa học.

    B. Cung cấp tri thức cho nhiều ngành khoa học khác nhau.

    C. Trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.

    D. Có mối liên hệ với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ.

Câu 18: Lĩnh vực nào sau đây hỗ trợ hiệu quả cho Sử học trong việc tìm kiếm dấu vết của những nền văn minh cổ xưa thông qua quan sát từ không gian?

  • A. Thực tại ảo.
  • B. Công nghệ viễn thám.
  • C. Sinh học.
  • D. Trí tuệ nhân tạo.

Câu 19: Khi nào Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO ghi danh Chi-chen I-ít-da vào danh mục Di sản văn hóa Thế giới?

  • A. Năm 1996

  • B. Năm 1997
  • C. Năm 1998
  • D. Năm 1999

Câu 20: Tri thức về lĩnh vực nào sau đây đóng vai trò là một trong những nguồn tri thức nền tảng đối với ngành khoa học xã hội và nhân văn?

  • A. Sinh học.
  • B. Lịch sử.
  • C.Toán học.
  • D.Công nghệ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác