Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo bài 1 Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 1 Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử- sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Bãi cọc Bạch Đằng năm 1288 được tìm thấy năm 1958 ở đâu?

  • A. Yên Giang
  • B. Uông Bí.
  • C. Hạ Long.
  • D. Ninh BÌnh.

Câu 2: Bãi cọc Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên thuộc khu di tích nào?

  • A. Di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng.
  • B. Thành Cổ Loa Hà Nội.
  • C. Khu di tích Chiến khu Tân Trào Tuyên Quang.
  • D. Cố đô Hoa Lư Ninh Bình.

Câu 3: Bãi cọc tìm thấy ở Yên Giang năm 1958 là minh chứng cho sự kiện gì? 

  • A. "Trận chiến trên sông Bạch Đằng"  trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 2.
  • B. "Trận chiến trên sông Bạch Đằng"  trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 1.
  • C. "Trận chiến trên sông Bạch Đằng"  trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên lần 3.
  • D. Không minh chứng cho sự kiện nào hết.

Câu 4: Nơi phát hiện bãi cọc Bạch Đằng năm 1288 nằm trên trục đường nào?

  • A. Nằm trên đường trục đường giao thông từ Hưng Yên đến thành phố Hạ Long.
  • B. Nằm trên đường trục đường giao thông từ Hà Nội về thành phố Hưng Yên.
  • C. Nằm trên đường trục đường giao thông từ Thái Bình đến thành phố Hưng Yên.
  • D. Nằm trên đường trục đường giao thông từ Hà Nội về thành phố Hạ Long.

Câu 5: Khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng thuộc:

  • A. Thị xã Quảng Yên
  • B. Thị xã Châu Sơn.
  • C. Bãi Cháy.
  • D. Hồng Hà.

Câu 6: Có bao nhiêu cách giúp con người nhận thức lịch sử?

  • A. Nhiều cách.
  • B. 3 cách.
  • C. 1 cách
  • D. 2 cách.

Câu 7: Con người nhận thức lịch sử dưới bao nhiêu gọc độ?

  • A. Nhiều góc độ.
  • B. Không góc độ.
  • C. 2 góc độ.
  • D.1 góc độ.

Câu 8: Để phục dựng bức tranh lịch sử một cách chân thực, nhà Sử học không thể tiến hành ở?

  • A. Các đền thờ cổ.
  • B. Tư liệu lịch sử.
  • C. Khu di tích.
  • D. Phòng thí nghiệm.

Câu 9: Dựa trên câu chuyệnCon ngựa gỗ thành Tơ-roa, ta thấy con người tìm hiểu về lịch sử về cuộc chiến tranh thành Tơ-roa thể hiện cách thức:

  • A. Nhận thức, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa.
  • B. Quan sát, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa.
  • C. Truyền miệng, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa.
  • D. Ghi chép, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa.

Câu 10: Ý nào dưới đây là điển tích văn học nổi tiếng có nguồn gốc từ I-li-át, sử thi đầu tiến của Hô-me?

  • A. Xe dành bên tả.
  • B. Ký tự chìm trên bia đá cổ.
  • C. Con ngựa gỗ thành Tơ-roa.
  • D. Nàng Lilith.

Câu 11: Sách thẻ trẻ không giúp người đời sau nhận thức được điều gì về lịch sử?

  • A. Công cụ lưu trữ văn bản phổ biến thời kì trước.
  • B. Cung cấp rất nhiều thông tin lịch sử, từ chính trị của người xưa.
  • C. Cung cấp rất nhiều thông tin quân sự đến đời sống kinh tế, văn hóa của người xưa.
  • D. Cung cấp tư liệu các cuộc chiến tranh trong thế chiến thứ 2.

Câu 12: Sử học là: 

  • A. Khoa học nghiên cứu lịch sử của xã hội loài người nói chung hoặc của một quốc gia, dân tộc, địa phương, con người nói riêng. 
  • B. Khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái đất.
  • C. Khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi.
  • D. Một nhánh của khoa học tự nhiên nhằm nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.

Câu 13: Đối tượng nghiên cứu của Sử học là:  

  • A. Quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người trong quá khứ.
  • B. Những con người trong quá khứ.
  • C. Những di tích lịch sử lâu đời ở các địa phương khác nhau.
  • D. Những phong tục, tập quán, truyền thống của người trong quá khứ.

Câu 14: Ý nào không phải chức năng của Sử học?

  • A. Chức năng khoa học.
  • B. Chức năng phản biện.
  • C. Chức năng giáo dục.
  • D. Chức năng xã hội. 

Câu 15: Ý nào không phải nhiệm vụ của Sử học?

  • A. Rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử phục vụ cuộc sống hiện tại.
  • B. Góp phần bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học, nâng cao trình độ nhận thức con người.
  • C. Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát triển nhân cách con người.
  • D. Dạy người đời sau tiếp tục những giá trị trước dù đúng hay sai.

Câu 16: Loại hình sử liệu không bao gồm:

  • A. Hiện vật.
  • B. Hiện vật và tượng hình.
  • C. Tiên đoán.
  • D. Thành văn.

Câu 17: Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về:

  • A. Tương lai.
  • B. Hiện tại.
  • C. Quá khứ.
  • D. 10 năm trước.

Câu 18: Có mấy phương pháp cơ bản của Sử học?

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 5

Câu 19: Viện sử học là cơ quan: 

  • A. Lưu trữ các tư liệu lịch sử thời hiện đại.
  • B. Lưu trữ các tư liêu quá khứ trong tương lai.
  • C. Nghiên cứu khoa học lịch sử thời hiện đại.
  • D. Nghiên cứu các sách văn học.

Câu 20: Để tìm ra điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mỹ, các chúng ta thường sử dụng phương pháp:

  • A. Phân kì.
  • B. Thống kê.
  • C. So sánh đồng đại.
  • D. So sánh giữa các năm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác