Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo bài 1 Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 1 Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử- sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của Sử học?

  • A. Cung cấp tri thức khoa học cho con người
  • B. Tái hiện lại những sự kiện trong quá khứ
  • C. Truyền bá những giá trị truyền thống tốt đẹp
  • D. Góp phần dự báo về tương lai của nhân loại

Câu 2: Bãi cọc Bạch Đằng ở thị xã Quảng Yên thuộc khu di tích nào?

  • A. Di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng
  • B. Thành Cổ Loa Hà Nội
  • C. Khu di tích Chiến khu Tân Trào Tuyên Quang
  • D. Cố đô Hoa Lư Ninh Bình

Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng và đầy đủ về đối tượng nghiên cứu của Sử học?

  • A. Những hoạt động của con người trên lĩnh vực chính trị và quân sự
  • B. Toàn bộ những hoạt động của con người trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực
  • C. Toàn bộ những hoạt động của con người đã diễn ra từ thời kì cổ đại đến thời kì cận đại
  • D. Những hoạt động của con người từ khi xuất hiện chữ viết đến nay

Câu 4: Nơi phát hiện bãi cọc Bạch Đằng năm 1288 nằm trên trục đường nào?

  • A. Nằm trên đường trục đường giao thông từ Hưng Yên đến thành phố Hạ Long
  • B. Nằm trên đường trục đường giao thông từ Hà Nội về thành phố Hưng Yên
  • C. Nằm trên đường trục đường giao thông từ Thái Bình đến thành phố Hưng Yên
  • D. Nằm trên đường trục đường giao thông từ Hà Nội về thành phố Hạ Long

Câu 5: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chức năng của Sử học?

  • A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ
  • B. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại
  • C. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho con người
  • D. Dự báo về tương lai của con người và xã hội loài người

Câu 6: Có bao nhiêu cách giúp con người nhận thức lịch sử?

  • A. Nhiều cách
  • B. 3 cách
  • C. 1 cách
  • D. 2 cách

Câu 7: Sử liệu nào sau đây không phải là sử liệu gốc?

  • A. Châu bản triều Nguyễn
  • B. Sách Đại cương lịch sử Việt Nam
  • C. Rìu tay núi Đọ (Thanh Hóa
  • D. Trống đồng Đông Sơn

Câu 8: Để phục dựng bức tranh lịch sử một cách chân thực, nhà Sử học không thể tiến hành ở?

  • A. Các đền thờ cổ
  • B. Tư liệu lịch sử
  • C. Khu di tích
  • D. Phòng thí nghiệm

Câu 9: Dựa trên câu chuyệnCon ngựa gỗ thành Tơ-roa, ta thấy con người tìm hiểu về lịch sử về cuộc chiến tranh thành Tơ-roa thể hiện cách thức:

  • A. Nhận thức, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa
  • B. Quan sát, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa
  • C. Truyền miệng, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa
  • D. Ghi chép, phản ánh và phổ biến tri thức lịch sử của người xưa

Câu 10: Phương pháp Sử học nào sau đây nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó (hình thành, phát triển và tiêu vong)?

  • A. Phương pháp lô-gích
  • B. Phương pháp liên ngành
  • C. Phương pháp lịch sử
  • D. Phương pháp đồng đại

Câu 11: Sách thẻ trẻ không giúp người đời sau nhận thức được điều gì về lịch sử?

  • A. Công cụ lưu trữ văn bản phổ biến thời kì trước
  • B. Cung cấp rất nhiều thông tin lịch sử, từ chính trị của người xưa
  • C. Cung cấp rất nhiều thông tin quân sự đến đời sống kinh tế, văn hóa của người xưa
  • D. Cung cấp tư liệu các cuộc chiến tranh trong thế chiến thứ 2

Câu 12: Một trong những chức năng cơ bản của Sử học là

  • A. khôi phục hiện thực lịch sử thông qua miêu tả và tưởng tượng
  • B. tải tạo biến cố lịch sử thông qua thí nghiệm
  • C. khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác, khách quan
  • D. cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên

Câu 13: Đối tượng nghiên cứu của Sử học là:  

  • A. Quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người trong quá khứ
  • B. Những con người trong quá khứ
  • C. Những di tích lịch sử lâu đời ở các địa phương khác nhau
  • D. Những phong tục, tập quán, truyền thống của người trong quá khứ

Câu 14: Ý nào không phải chức năng của Sử học?

  • A. Chức năng khoa học
  • B. Chức năng phản biện
  • C. Chức năng giáo dục
  • D. Chức năng xã hội

Câu 15: Ý nào không phải nhiệm vụ của Sử học?

  • A. Rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử phục vụ cuộc sống hiện tại
  • B. Góp phần bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học, nâng cao trình độ nhận thức con người
  • C. Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát triển nhân cách con người
  • D. Dạy người đời sau tiếp tục những giá trị trước dù đúng hay sai

Câu 16: Loại hình sử liệu không bao gồm:

  • A. Hiện vật
  • B. Hiện vật và tượng hình
  • C. Tiên đoán
  • D. Thành văn

Câu 17: Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?

  • A. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử
  • B. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử
  • C. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử
  • D. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử

Câu 18: Có mấy phương pháp cơ bản của Sử học?

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 5

Câu 19: Viện sử học là cơ quan: 

  • A. Lưu trữ các tư liệu lịch sử thời hiện đại
  • B. Lưu trữ các tư liêu quá khứ trong tương lai
  • C. Nghiên cứu khoa học lịch sử thời hiện đại
  • D. Nghiên cứu các sách văn học

Câu 20:  Nhận thức lịch sử được hiểu là

  • A. những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử
  • B. tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ
  • C. ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người
  • D. một phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác