Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo bài 2 Tri thức lịch sử và cuộc sống

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 bài 2 Tri thức lịch sử và cuộc sống- sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Theo em ý nào là vai trò của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội? 

  • A. Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc. 
  • B. Giúp cho con người đời sau phá triển khoa học kĩ thuật vượt trội.
  • C. Thúc đẩy thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước.
  • D. Thúc đẩy con người tiến đến nền văn minh mới phát triển hơn, hiện đại hơn.

Câu 2: Theo em, quá khứ không có mối quan hệ như thế nào với hiện tại và tương lai?

  • A. Mật thiết với nhau.
  • B. Không liên quan đến nhau.
  • C. Khác biệt.
  • D. Gần nhau.

Câu 3: Ý nào không phải là giá trị của những bài học kinh nghiệm trong lịch sử đối với học sinh:

  • A. Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh dân tộc.
  • B. Học tập lịch sử giúp hiểu rõ quá khứ, là cơ sở để nhận thức hiện tại và tương lai. 
  • C. Giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hóa nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế. 
  • D. Giúp học sinh định hướng nghề nghiệp tương lai hướng đến, thúc đẩy học sinh chăm chỉ học tập, theo đuổi ước mơ. 

Câu 4: Tri thức lịch sử có vai trò:

  • A. Trang bị những hiểu biết về quá khứ.
  • B. Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa.
  • C. Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 5: Ý nào là giá trị của những bài học kinh nghiệm trong lịch sử đối với học sinh:

  • A. Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh dân tộc. 
  • B. Giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hóa nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế. 
  • C. Giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hóa, văn minh của nhân loại. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ lịch sử giúp mỗi quốc gia, dân tộc tự nhận thức chính mình. 
  • D. Tất cả những ý trên đều đúng.

Câu 6: Điền từ vào "...": Khoa học - kĩ thuật càng phát triển, con người càng ... chính xác, đầy đủ hơn về lịch sử xã hội loài người.

  • A. Để ý.
  • B. Nắm bắt.
  • C. Nhận thức.
  • D. Theo dõi.

Câu 7: Trong các ý dướ đây, ý nào giả thích vì sao con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời?

  • A. Học tập, tìm hiểu, khám phá lịch sử suốt đời là điều kiện quan trọng giúp mỗi người cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và hoàn thiện kĩ năng.
  • B. Vì lịch sử cần thiết để phát triển khoa học kĩ thuật, khoa học công nghệ
  • C. Vì nghiên cứu lịch sử giúp chúng ta biết về quá khứ con người chưa từng tồn tại.
  • D. Vì quá khứ luôn để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá.

Câu 8: Tri thức lịch sử:

  • A.  Cơ sở để minh hoạ, dẫn chứng và khái quát các kiến thức địa lí lí thuyết.
  • B.  Là một thuật ngữ thường dùng để chỉ tất cả các sự kiện xảy ra trước một mốc thời gian cho trước. 
  • C. Gắn liền với các nguồn sử liệu, các môn khoa học liên ngành, phương pháp nghiên cứu, năng lực nhận thức, bài học kinh nghiệm,...
  • D. Một môn khoa học nghiên cứu về quá khứ cách đây ít nhất 200 năm.

Câu 9: Điền từ vào "...": Lịch sử là cái đã qua, quá khứ, hiện tại và tương lai ... với nhau.

  • A. Gắn bó chặt chẽ.
  • B. Không liên kết.
  • C. Khác nhau.
  • D. Giống nhau.

Câu 10: Tri thức lịch sử có mấy dạng?

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 6
  • D. 3

Câu 11: Tri thức lịch sử gồm: 

  • A. Những tri thức đã được hiểu biết, nhận thức và những tri thức thu được từ sự trải nghiệm thực tế.
  • B. Những tri thức thu được từ sự trải nghiệm thực tế.
  • C. Những tri thức đã được hiểu biết, nhận thức.
  • D. Tất cả các ý trên đều sai.

Câu 12: Tri thức lịch sử có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội?

  • A. Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc
  • B. Là điều kiện cơ bản, kiên quyết để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa
  • C. Cả A, B đều đúng.
  • D. Cả A, B đều sai.

Câu 13: Điền từ vào "...": Với mỗi cộng đồng, dân tộc, hiểu biết về…… chính là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó

  • A. Văn hóa
  • B. Nghệ thuật
  • C. Lịch sử
  • D. Xã hội

Câu 14: Điền từ vào "...":  Lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu ích………..về chính con người và xã hội loài người đó. Nhờ đó con người biết được nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại

  • A. Quá khứ
  • B. Hiện tại
  • C. Tương lai
  • D. Ngày mai

Câu 15: Điền từ vào "...": Hiểu biết quá khứ giúp ta hiểu biết sâu sắc hiện tại để hành động... hơn, từ đó tiền đoán sự vận động, phát triển sắp tới để tác động cho thắng lợi của tương lai.

  • A. Tiêu cực
  • B. Tốt.
  • C. Tích cực
  • D. Xấu.

Câu 16:Nội dung nào sau đây không phải là cách mà con người lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, truyền thống và tri thức?

  • A. Gửi gắm trong sử thi.
  • B. Khắc họa trên vách đá.
  • C. Thực hành nghi lễ truyền thống.
  • D. Dựng các bộ phim khoa học viễn tưởng.

Câu 17: Bộ phim nào sau đây sử dụng chất liệu là tri thức lịch sử?

  • A. Thương ngày nắng về.
  • B. Hương vị tình thân.
  • C. Hoa hồng trên ngực trái.
  • D. Lý Công Uẩn: Đường tới Thăng Long.

Câu 18:  Điền từ vào "...": Những thay đổi, phát hiện mới trong khoa học lịch sử ngày càng nhiều trong thời đại ngày nay, quan điểm, nhận thức về lịch sử cũng có nhiều ... 

  • A. Chuyển biến mới. 
  • B. Thay đổi.
  • C. Điểm giống nhau.
  • D. Không có sự khác biệt.

Câu 19:Nội dung nào sau đây là một trong những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?

  • A. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử hiện nay còn là bí ẩn.
  • B. Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thay đổi.
  • C. Lịch sử chỉ xuất hiện một lần và không lặp lại.
  • D. Nhận thức lịch sử luôn trùng khớp hiện thực lịch sử.

Câu 20: Việc học tập lịch sử suốt đời đem lại lợi ích nào sau đây?

  • A. Giúp con người phát triển toàn diện về mặt thể chất.
  • B. Giúp con người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức.
  • C. Làm phong phú và đa dạng hiện thực lịch sử.
  • D. Tách rời lịch sử với cuộc sống của con người.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác