Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 chân trời bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 10 chân trời bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. THUẬT NGỮ “LỊCH SỬ”

- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ gắn với con người và xã hội loài người.

II. HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ 

a) Hiện thực lịch sử

- Hiện thực lịch sử : là những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người.

=> Lịch sử còn là hiện thực khách quan có thể nhận thức được.

b) Nhận thức lịch sử

- Nhận thức lịch sử: là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử, được trình bày, tái hiện theo nhiều cách thức khác nhau.

III. SỬ HỌC – KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

a) Khái niệm Sử học

- Sử học: là khoa học nghiên cứu về lịch sử nhằm khôi phục lại bức tranh chân thực của lịch sử, tái hiện lại quá trình lịch sử, làm sống lại quá khứ.

=> Khám phá ra bản chất, quy luật của quá trình lịch sử, rút ra những kinh nghiệm và bài học lịch sử.

b) Đối tượng nghiên cứu của Sử học

- Đối tượng nghiên cứu: là quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài  người trong quá khứ => mang tính toàn diện.  

=> Việc nghiên cứu những quy luật phát triển và mối quan hệ lịch sử trong quá khứ cực kì cần thiết cho hiện tại và tương lai, là cơ sở cho sự phát triển khách quan, đúng quy luật, tránh phải những sai lầm của quá khứ.

c) Chức năng, nhiệm vụ của Sử học

- Chức năng:

+ Chức năng khoa học:  cung cấp tri thức khoa học nhằm khôi phục, miêu tả giải thích hiện tượng lịch sử một cách chính xác, khách quan.

+ Chức năng xã hội: giúp con người tìm hiểu các quy luật phát triển của xã hội loài người trong quá khứ, từ đó nhận thức hiện tại và dự đoán được tương lai.

+ Chức năng giáo dục: thông qua những tấm gương lịch sử, bài học lịch sử.

- Nhiệm vụ:

+ Rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử phục vụ cuộc sống hiện tại.

+ Góp phần bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học.

+ Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát triển nhân cách con người.

d) Nguyên tắc cơ bản của Sử học

- Khách quan: phải khách quan khi nghiên cứu dựa trên các sử liệu gốc, nghiên cứu về mọi mặt và mọi khía cạnh, đảm bảo tính liên tục trong quá trình vận động, phát triển.

- Trung thực: tôn trọng sự thật lịch sử, tránh xuyên tạc, bóp méo.

- Tiến bộ: lịch sử là một khoa học, góp phần xây dựng giá trị tốt đẹp.

- Toàn diện: Khi nghiên cứu dựa trên các sử liệu gốc, nghiên cứu về mọi mặt và mọi khía cạnh, đảm bảo:

+ Tính liên tục.

+ Tính toàn diện.

+ Tính chi tiết.

e) Khái quát về các nguồn sử liệu

- Sử liệu: là những tài liệu để nghiên cứu và tái hiện lịch sử.

- Có hai loại sử liệu cơ bản: 

+ Sử liệu trực tiếp: nguồn sử liệu ra đời cùng thời điểm diễn ra sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu - sử liệu gốc. 

+ Sử liệu gián tiếp: nguồn sử liệu phản ánh sự kiện, hiện tượng lịch sử thông qua thông tin gián tiếp như hồi kí, kể chuyện lịch sử,....

=> Sự phân loại sử liệu dù theo quan điểm nào thì cũng chỉ mang tính tương đối.

IV. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN CỦA SỬ HỌC

- Phương pháp lịch sử: là xem xét các hiện tượng, sự vật qua các giai đoạn phát triển lịch sử cụ thể (ra đời, phát triển, kết thúc). 

- Phương pháp logic: nghiên cứu các sự vật, hiện tượng trong hình thức tổng quát nhằm vạch ra bản chất, quy luật, khuynh hướng vận động của lịch sử.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử, kiến thức trọng tâm lịch sử 10 chân trời bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử, nội dung chính bài Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

Bình luận

Giải bài tập những môn khác