Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo học kì II (P4)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 chân trời sáng tạo kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Điền vào chỗ trống: Cùng với công cuộc xây dựng đất nước, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã .......... trong các cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược và thống trị của ngoại bang.

  • A. Chia năm sẻ bảy. 
  • B. Chung vai sát cánh.
  • C. Đấu đá lẫn nhau.
  • D. Nội chiến.

Câu 2: Hồ Chí Minh từng căn dặn: Đại đoàn kết dân tộc phải luôn luôn được nhận thức là vấn đề …………………. quyết định thành bại của cách mạng.

  • A. Cơ bản.              
  • B. Quan trọng              
  • C. Sống còn.                 
  • D. Then chốt.

Câu 3: Một trong những cơ sở dẫn tới sự hình thành khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt Nam là:

  • A. Tham vọng làm bá chủ thế giới.
  • B. Yêu cầu mở rộng lãnh địa.
  • C. Yêu cầu đấu tranh chống ngoại xâm.
  • D. Nhu cầu phát triển kinh tế.

Câu 4: Điều kiện cần và đủ để nước Anh tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp là

  • A. Vốn tư bản, nhân công, thuộc địa.
  • B. Sự phát triển kĩ thuật, nhân công.
  • C. Vốn, nhân công, sự phát triển kĩ thuật.
  • D. Nhân công, sự phát triển kĩ thuật, thuộc địa.

Câu 5: Một trong những hệ quả xã hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là

  • A. Hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.
  • B. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
  • C. Nhiều thành thị đông dân xuất hiện.
  • D. Đời sống giai cấp công nhân ngày càng cơ cực.

Câu 6: Dân tộc có số lượng đông nhất ở Việt Nam hiện nay là dân tộc

  • A. Dân tộc Kinh.
  • B. Dân tộc Tày.
  • C. Dân tộc Mèo.
  • D. Dân tộc Mường.

Câu 7: Hồ Nguyên Trừng đã chế tạo thành công

  • A. Súng trường.          
  • B. Đại bác.               
  • C. Súng thần cơ.                 
  • D. Tàu chiến.

Câu 8: Hai câu thơ dưới đây nói về sự thịnh vượng của nền nông nghiệp Đại Việt dưới triều đại nào?

“Đời vua Thái tổ, Thái tông.

Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”.

  • A. Triều Lý.                  
  • B. Triều Trần.          
  • C. Triều Hồ.            
  • D. Triều Lê sơ.

Câu 9: Tên bộ luật thành văn đầu tiên của văn minh Đại Việt là

  • A. Hình Luật.               
  • B. Hình thư.              
  • C. Hồng Đức.                 
  • D. Gia Long.

Câu 10:  Lễ hội nào thực hiện các nghi thức thờ cúng Hùng Vương?

  • A. Lễ hội chùa Hương.                                 
  • B. Lễ hội Cầu mùa.
  • C. Lễ hội Cồng chiêng.                                
  • D. Lễ hội Đền Hùng.

Câu 11:  Các dân tộc ở Tây Nguyên, Tây Bắc thường làm nhà ở như thế nào?

  • A. Nhà trệt.                                      
  • B. Nhà sàn.
  • C. Nhà trình tường.                         
  • D. Nhà nền đất.

Câu 12: Cư dân Văn Lang – Âu Lạc không có tập quán

  • A. Ở nhà sàn, nữ mặc áo, váy; nam đóng khố.
  • B. Nhuộm răng đen, ăn trầu.
  • C. Xăm mình, ăn trầu, thích dùng đồ trang sức.
  • D. Làm nhà trên sông nước.

Câu 13: Quốc hiệu nước ta dưới thời Hùng Vương là

  • A. Văn Lang.            
  • B. Âu Lạc.             
  • C. Đại Việt.                
  • D. Đại Cồ Việt.        

Câu 14: Nhân tố nào dưới đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ.
  • B. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm.
  • C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc.
  • D. Kinh tế nông nghiệp có bước chuyển biến rõ nét.

Câu 15: Đánh giá nào dưới đây đúng nhất về nền văn hóa Đông Nam Á thời phong kiến?

  • A. Tiếp thu, chọn lọc văn hóa bên ngoài và xây dựng được nền văn hóa riêng với những giá trị tinh thần độc đáo.
  • B. Tiếp thu phần lớn những giá trị văn hóa bên ngoài, nhất là văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ.
  • C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa một số nước phương Tây được du nhập bởi những thương nhân châu Âu.
  • D. Mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa bên ngoài.

Câu 16: Tôn giáo nào đã du nhập vào nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á từ thời cổ đại?

  • A. Đạo giáo.
  • B. Nho giáo.
  • C. Hồi giáo.
  • D. Hin - đu giáo.

Câu 17: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt, đó là

  • A. Mùa khô và mùa hanh.                            
  • B. Mùa khô và mùa mưa.
  • C. Mùa đông và mùa xuân.                          
  • D. Mùa thu và mùa hạ.

Câu 18: Nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là

  • A. Khoa học.            
  • B. Liên kết khu vực.        
  • C. Xu thế toàn cầu.       
  • D. Giáo dục.

Câu 19: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất nên còn được gọi là

  • A. Cách mạng điện tử.                          
  • B. Cách mạng cơ khí hóa.
  • C. Cách mạng số.                                   
  • D. Cách mạng tự động hóa.

Câu 20: Hai yếu tố khoa học và kĩ thuật kết hợp chặt chẽ thành một thể thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp là đặc điểm của cuộc cách mạng nào dưới đây?

  • A. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
  • B. Cách mạng xanh trong nông nghiệp.
  • C. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
  • D. Cách mạng công nghệ “thông minh”.

Câu 21: Điền vào chỗ chống: Cộng đồng người Chăm bảo lưu lâu dài chế độ mẫu hệ với vai trò chủ đạo của ... trong quan hệ gia đình và hôn nhân.

  • A. Bô lão.
  • B. Trưởng tử.
  • C. Đàn ông.
  • D. Phụ nữ.

Câu 22: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là

  • A. Nông nghiệp, thủ công nghiệp.                           
  • B. Nông nghiệp trồng lúa nước.
  • C. Chăn nuôi, trồng lúa nước.                                  
  • D. Buôn bán bằng đường biển.    

Câu 23: Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình:

  • A. Hai trục.
  • B. Ba trục.
  • C. Năm trục.
  • D. Một trục.

Câu 24: Văn minh Ấn Độ du nhập vào Phù Nam qua:

  • A. Các nhà sư.
  • B. Thương nhân và các nhà truyền giáo
  • C. Các cuộc chiến tranh xâm lược.
  • D. Các đoàn người di cư.

Câu 25: Trên cơ sở của văn hóa Óc Eo, một quốc gia cổ đã được hình thành với tên gọi là Vương quốc

  • A. Óc Eo.              
  • B. Chăm-pa.                 
  • C. Phù Nam.                     
  • D. Lan Xang.

Câu 26: Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  • A. Nửa đầu thế kỉ XIX
  • B. Nửa sau thế kỉ XIX
  • C. Nửa đầu thế kỉ XX
  • D. Nửa sau thế kỉ XX

Câu 27: Những hậu quả tiêu cực mà Cách mạng khoa học – kĩ thuật mang lại cho nhân loại là

  • A. Làm thay đổi cơ bản các nhân tố sản xuất
  • B. Đưa nhân loại bước sang một nền văn minh mới
  • C. Sản xuất vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi trường, bệnh tật, tai nạn giao thông
  • D. Kinh tế thế giới có tính quốc tế hóa cao, thị trường thế giới đang hình thành

Câu 28: Quốc gia đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng là

  • A. Anh
  • B. Pháp
  • C. Đức
  • D. Mĩ

Câu 29: Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

  • A. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại
  • B. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á
  • C. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á
  • D. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa

Câu 30: Các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều nhất của văn hóa nước nào?

  • A. Ấn Độ          
  • B. Triều Tiên       
  • C. Nhật Bản                       
  • D. Trung Quốc

Câu 31: Tôn giáo nào sau đây của Trung Quốc được du nhập vào Đông Nam Á từ thời cổ đại?

  • A. Hin-đu giáo
  • B. Nho giáo
  • C. Hồi giáo
  • D. Cơ Đốc giáo

Câu 32: Đầu thế kỉ XVI, Công giáo được truyền bá vào Phi-líp-pin thông qua các linh mục người nước nào?

  • A. Bồ Đào Nha
  • B. Anh
  • C. Tây Ban Nha
  • D. Hà Lan

Câu 33:  Nhiều nước Đông Nam Á bước vào thời kì khủng hoảng, suy thoái và phải đối diện với sự xâm nhập của các nước phương Tây từ khi nào?

  • A. Từ thế kỉ XVI
  • B. Từ thế kỉ XV
  • C. Từ thế kỉ XVII
  • D. Từ thế kỉ XI

Câu 34: Sự đa dạng về sắc tộc tác động như thế nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

  • A. Giúp văn minh Đông Nam Á phát triển thống nhất
  • B. Tạo nên sự tương đồng trong văn hóa các nước
  • C. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á
  • D. Gây nên sự chia rẽ trong văn hóa Đông Nam Á

Câu 35: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là

  • A. Nông nghiệp, thủ công nghiệp                         
  • B. Nông nghiệp trồng lúa nước
  • C. Chăn nuôi, trồng lúa nước                                  
  • D. Buôn bán bằng đường biển   

Câu 36:Công trình kiến trúc nào sau đây của cư dân Chăm-pa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới?

  • A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam)
  • B. Tháp Mỹ Khánh (Huế)
  • C. Tháp Bà Pô Na-ga (Khánh Hòa)
  • D. Tháp Cánh Tiên (Bình Định)

Câu 37: Thể chế chính trị tồn tại ở vương quốc Chăm-pa là

  • A. Chiếm hữu nô lệ                                              
  • B. Dân chủ chủ nô
  • C. Chuyên chế cổ đại phương Đông                    
  • D. Quân chủ lập hiến phương Đông

Câu 38: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của các nghề thủ công đối với đời sống kinh tế - xã hội của người Việt?

  • A. Đáp ứng nhu cầu của người dân
  • B. Tạo ra nguồn hàng hóa xuất khẩu
  • C. Đem lại việc làm cho người dân
  • D. Là động lực chính phát triển kinh tế

Câu 39: Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường thuộc ngữ hệ nào sau đây?

  • A. Nam Á
  • B. Nam Đảo
  • C. Thái - Ka-đai
  • D. Hán - Tạng

Câu 40: Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu vận chuyển đồ bằng

  • A. gùi
  • B. ô tô
  • C. địu
  • D. tàu hỏa

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác