Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo học kì II (P2)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 chân trời sáng tạo kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguồn năng lượng nào được phát hiện trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, được mệnh danh là “nguồn năng lượng của người nghèo”?

  • A. Nước.              
  • B. Dầu hỏa.              
  • C. Mặt Trời.                  
  • D. Điện.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải ý nghĩa việc phát minh ra máy hơi nước của Giêm Oát (1784)?

  • A. Lao động chân tay dần được thay thế bằng máy móc.
  • B. Làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.
  • C. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
  • D. Khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nước Anh.

Câu 3: Việc sử dụng động cơ đốt trong đã tạo ra khả năng phát triển ngành nào?

  • A. Chế tạo ô tô.                                      
  • B. Chế tạo máy bay.
  • C. Khai thác mỏ.                                    
  • D. Giao thông vận tải.

Câu 4: Hạn chế cơ bản nhất của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là

  • A. Việc đổi mới về cơ cấu dân cư và chất lượng nguồn nhân lực.
  • B. Sự phân công lao động và chuyên môn hóa ngày càng sâu sắc.
  • C. Làm thay đổi lối sống và phương thức làm việc của con người.
  • D. Ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động, dịch bệnh, vũ khí hủy diệt.

Câu 5: Những hậu quả tiêu cực mà Cách mạng khoa học – kĩ thuật mang lại cho nhân loại là

  • A. Làm thay đổi cơ bản các nhân tố sản xuất.
  • B. Đưa nhân loại bước sang một nền văn minh mới.
  • C. Sản xuất vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi trường, bệnh tật, tai nạn giao thông.
  • D. Kinh tế thế giới có tính quốc tế hóa cao, thị trường thế giới đang hình thành.

Câu 6: Trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, phát minh kĩ thuật ra đời dựa trên

  • A. Sự phát triển của khoa học cơ bản.
  • B. Sự phát triển của văn minh nhân loại.
  • C. Việc tìm ra các loại vật liệu mới.
  • D. Việc cải tiến công cụ sản xuất.

Câu 7: Ý nào không phản ánh đúng cơ sở ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á?

  • A. Địa hình bị chia cắt, lại tiếp giáp biển đã tạo điều kiện cho sự ra đời của các thị quốc chuyên làm nghề buôn bán đường biển.
  • B. Công cụ bằng kim loại xuất hiện.
  • C. Sự phát triển của nền kinh tế bản địa.
  • D. Sự tác động về mặt kinh tế của các thương nhân Ấn và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc.

Câu 8: Các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều nhất của văn hóa nước nào?

  • A. Ấn Độ.           
  • B. Triều Tiên.          
  • C. Nhật Bản.                         
  • D. Trung Quốc.

Câu 9: Ý nào không phải là đặc điểm nổi bật của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á?

  • A. Các quốc gia nhỏ, phân tán trên địa bàn hẹp.
  • B. Hình thành nhà nước tương đối sớm.
  • C. Sống riêng rẽ, nhiều khi xảy ra tranh chấp với nhau.
  • D. Sớm đương đầu với làn sóng thiên di từ phương Bắc xuống.

Câu 10: Dòng văn học của các nước ở Đông Nam Á hình thành trên cơ sở dòng văn học nào?

  • A. Văn học dân gian.
  • B. Văn học nước ngoài.
  • C. Sự tích lịch sử và sự tích về tôn giáo.
  • D. Văn học dân gian và văn học nước ngoài.

Câu 11: Văn hóa Đông Nam Á có đặc điểm gì nổi bật?

  • A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo.
  • B. Thống nhất trong đa dạng.
  • C. Bị chi phối bởi văn hóa Ấn Độ.
  • D. Chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc.

Câu 12: Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển của văn minh Đông Nam Á la:

  • A. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ XI.
  • B. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ XV.
  • C. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ IX.
  • D. Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

Câu 13: Ý nào dưới đây không phải đặc điểm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Nhà nước sơ khai, không còn là tổ chức bộ lạc.
  • B. Là tổ chức nhà nước điều hành một quốc gia.
  • C. Bộ máy còn đơn giản sơ khai, chưa hoàn chỉnh.
  • D. Nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á.

Câu 14 Cơ sở hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là văn hóa

  • A. Đông Sơn.                               
  • B. Đồng Nai.
  • C. Sa Huỳnh.                                
  • D. Óc Eo.  

Câu 15: Kinh đô Cổ Loa của Nhà nước Âu Lạc thuộc địa bàn nào dưới đây?

  • A. Đông Anh (Hà Nội).                        
  • B. Phong Châu (Phú Thọ).
  • C. Trà Kiệu (Quảng Nam).                   
  • D. Chà Bàn (Bình Định).

Câu 16: Cư dân Chăm cổ gồm mấy bộ tộc chính?

  • A. 2
  • B. 5
  • C. 3
  • D. 4

Câu 17: Quốc gia Lâm Ấp được hình thành ở khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay?

  • A. Miền Trung và Bắc Trung Bộ.                         
  • B. Miền Trung và Nam Trung Bộ.    
  • C. Tỉnh Quảng Nam.                                            
  • D. Tỉnh Bình Thuận.                    

Câu 18: Hai bộ tộc Dừa (Na-ri-bê-la-lam-sa) và bộ tộc Cau (Kra-mu-ka-lam-sa) được gọi chung là gì?

  • A. Người Dao. 
  • B. Người Tày.
  • C. Người Chăm.
  • D. Người Kinh.

Câu 19: Khu vực nào của Việt Nam ngày nay là địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam?

  • A. Tây Bắc.
  • B. Bắc Bộ.
  • C. Tây Nam.
  • D. Nam Bộ.

Câu 20: Điểm giống nhau về tín ngưỡng của cư dân Chăm-pa và cư dân Phù Nam là

  • A. Theo tôn giáo Hin-đu và Phật giáo.
  • B. Có tập tục ăn trầu và hỏa táng người chết.
  • C. Sùng bái tự nhiên và thờ cúng tổ tiên.
  • D. Có nghệ thuật ca múa độc đáo và phát triển.

Câu 21: Văn minh Phù Nam gắn liền với nền văn hóa nào?

  • A. Văn hóa Trung Quốc.
  • B. Văn hóa Sa Huỳnh.
  • C. Văn hóa Ấn Độ.
  • D. Văn hóa Đông Sơn.

Câu 22: Người đã xuất gia tu tập và lập ra Thiền phái Trúc Lâm Đại Việt là ai?

  • A. Vua Lý Thái Tổ.                                 
  • B. Vua Trần Thái Tông.
  • C. Vua Trần Nhân Tông.                          
  • D. Vua Lý Nhân Tông. 

Câu 23: Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về

  • A. Cổ Loa.            
  • B. Tây Đô.             
  • C. Đại La.                        
  • D. Phong Châu.

Câu 24: Vì sao Nho giáo sớm trở thành hệ tư tưởng của chế độ phong kiến ở Đại Việt?

  • A. Được phổ biến rộng rãi trong nhân dân.
  • B. Góp phần củng cố quyền lực của giai cấp thống trị.
  • C. Chung sống hòa bình với các tín ngưỡng dân gian.
  • D. Nội dung dễ tiếp thu, nhân dân dễ tiếp cận.

Câu 25: Hiện nay, Việt Nam có bao nhiêu ngữ hệ?

  • A. 7
  • B. 5
  • C. 8
  • D. 4

Câu 26: Điền vào chỗ trống: Hiện nay, ở Việt Nam có ... nhóm ngôn ngữ.

  • A. Tám.
  • B. Chín.
  • C. Mười.
  • D. Năm.

Câu 27:  Không gian văn hóa nào được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại?

  • A. Nghệ thuật múa xòe Thái.                                     
  • B. Đờn ca tài tử Nam Bộ.
  • C. Cồng chiêng Tây Nguyên.                                     
  • D. Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ.

Câu 28: Ngôn ngữ chính thức của nhà nước Việt Nam hiện nay và là phương tiện giao tiếp giữa các dân tộc là: 

  • A. Tiếng Nôm.
  • B. Tiếng Việt.
  • C. Tiếng Thái.
  • D. Tiếng Anh.

Câu 29: Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc?

  • A. Củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân.
  • B. Phát huy đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc.
  • C. Đề ra các chính sách phát triển kinh tế toàn dân.
  • D. Củng cố, mở rộng đoàn kết cộng đồng các dân tộc.

Câu 30: Một trong những vai trò của khối đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là: 

  • A. Tạo điều kiện mở rộng quan hệ với các quốc gia trên thế giới.
  • B. Thống nhất đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
  • C. Tạo nên sự phong phú về văn hóa giữa các vùng miền đất nước.
  • D. Tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế, văn hóa.

Câu 31: Chọn cụm từ thích hợp thay thế dấu ba chấm để hoàn chỉnh nội dung sau: “Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa ………………., cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng”.

  • A. Chiến lược.            
  • B. To lớn.          
  • C. Sách lược.                   
  • D. Cơ bản.

Câu 32: Năm 1903, phát minh nào ra đời có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực giao thông vận tải?

  • A. Ô tô.               
  • B. Máy bay.                      
  • C. Tàu thủy.                   
  • D. Tàu hỏa.

Câu 33: Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX vì

  • A. Có điều kiện đủ về vốn, nhân công, cách mạng tư sản nổ ra sớm.
  • B. Có nguồn nhân lực kĩ thuật cao, lực lượng các nhà khoa học đông đảo.
  • C. Có nguồn nhân lực kĩ thuật cao, đủ điều kiện để đẩy mạnh sản xuất.
  • D. Cách mạng tư sản nổ ra sớm, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh.

Câu 34: Nguồn năng lượng nào được phát hiện trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, được mệnh danh là “nguồn năng lượng của người nghèo”?

  • A. Nước.              
  • B. Dầu hỏa.              
  • C. Mặt Trời.                  
  • D. Điện.

Câu 35: Nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là

  • A. Khoa học.            
  • B. Liên kết khu vực.        
  • C. Xu thế toàn cầu.       
  • D. Giáo dục.

Câu 36: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất nên còn được gọi là

  • A. Cách mạng điện tử.                          
  • B. Cách mạng cơ khí hóa.
  • C. Cách mạng số.                                   
  • D. Cách mạng tự động hóa.

Câu 37: Hai yếu tố khoa học và kĩ thuật kết hợp chặt chẽ thành một thể thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp là đặc điểm của cuộc cách mạng nào dưới đây?

  • A. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
  • B. Cách mạng xanh trong nông nghiệp.
  • C. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
  • D. Cách mạng công nghệ “thông minh”.

Câu 38: Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác?

  • A. Mùa khô tương đối lạnh, mát.                     
  • B. Mùa mưa tương đối nóng.
  • C. Gió mùa kèm theo mưa.                             
  • D. Khí hậu mát, ẩm.

Câu 39: Trước khi tiếp xúc với văn minh Trung Hoa - Ấn Độ, nền văn minh nào đã hình thành ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á?

  • A. Văn minh nông nghiệp lúa nước.
  • B. Văn minh Lưỡng Hà.
  • C. Văn minh Peru cổ đại 
  • D. Văn minh Mesoamerica cổ đại.

Câu 40: Loại cây lương thực được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á là

  • A. Lúa nước.          
  • B. Lúa mì.                
  • C. Ngô.                       
  • D. Đậu nành.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác