Tắt QC

Trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo học kì I (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 chân trời sáng tạo kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?

  • A. Cung cấp mọi kiến thức chuyên môn của ngành.
  • B. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo.
  • C. Bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa.
  • D. Lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa, thiên nhiên.

Câu 2: Nội dung nào sau đây là vai trò của các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học?

  • A. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho sự phát triển của ngành Sử học.
  • B. Cung cấp tư liệu giúp Sử học khôi phục bức tranh quá khứ một cách đầy đủ, chính xác.
  • C. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất phục vụ công tác nghiên cứu và phục dựng lịch sử.
  • D. Cung cấp toàn bộ tri thức về quá trình hình thành và phát triển của ngành Sử học.

Câu 3: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?

  • A. Quan hệ gắn bó, tác động qua lại.
  • B. Tách rời, không liên quan đến nhau.
  • C. Chỉ Sử học tác động đến công nghiệp văn hóa.
  • D. Chỉ công nghiệp văn hóa tác động đến Sử học.

Câu 4: Bốn trung tâm văn minh lớn ở phương Đông thời kì cổ đại là

  • A. Ấn Độ, Trung Hoa, A-rập và Ai Cập.
  • B. Trung Hoa, Ai Cập, Lưỡng Hà và La Mã.
  • C. Hy Lạp, La Mã, Lưỡng Hà và Ấn Độ.
  • D. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa.

Câu 5: Hai nền văn minh lớn ở phương Tây thời kì cổ đại là

  • A. Ấn Độ và Trung Hoa.
  • B. Hy Lạp và La Mã.
  • C. Ai Cập và Lưỡng Hà.
  • D. Ấn Độ và La Mã.

Câu 6: Các nền văn minh cổ đại phương Đông đều được hình thành ở

  • A. những vùng cao nguyên.
  • B. các vũng vịnh ven biển.
  • C. lưu vực các con sông lớn.
  • D. vùng đồng bằng ven biển.

Câu 7: Vào thiên niên kỉ IV TCN, nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời do nhu cầu nào sau đây?

  • A. Trị thủy, làm thủy lợi.
  • B. Thống nhất lãnh thổ.
  • C. Chống giặc ngoại xâm.
  • D. Mở rộng buôn bán.

Câu 8: Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là

  • A. chữ Hán.
  • B. chữ La-tinh.
  • C. chữ hình nêm.
  • D. chữ tượng hình.

Câu 9: Nguyên liệu làm giấy viết của người Ai Cập cổ đại chủ yếu được làm từ

  • A. mai rùa.
  • B. đất sét ướt.
  • C. vỏ cây pa-pi-rút.
  • D. vỏ cây tre.

Câu 10: Loại hình văn học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc dưới thời Đường là

  • A. sử thi.
  • B. thơ.
  • C. kinh kịch.
  • D. tiểu thuyết.

Câu 11: Cơ quan biên soạn lịch sử của nhà nước ở Trung Quốc dưới thời Đường có tên gọi là

  • A. Nội các.
  • B. Sử quán.
  • C. Hàn lâm viện.
  • D. Quốc tử giám.

Câu 12: Một trong những nhà toán học nổi tiếng của Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là

  • A. Hoa Đà.
  • B. Tư Mã Thiên.
  • C. Tổ Xung Chi.
  • D. Tư Mã Quang.

Câu 13: Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời kì cổ đại là

  • A. Sa-ki-a Mu-ni và Vê-đa.
  • B. Tai-giơ Ma-han và La Ki-la.
  • C. Ra-ma-y-a-na và Kha-giu-ra-hô.
  • D. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.

Câu 14: Những tôn giáo nào sau đây có nguồn gốc từ Ấn Độ?

  • A. Đạo giáo và Hồi giáo.
  • B. Hồi giáo và Ki-tô giáo.
  • C. Phật giáo và Hin-đu giáo.
  • D. Nho giáo và Phật giáo.

Câu 15: Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là

  • A. Bà La Môn giáo.
  • B. Hin-đu giáo.
  • C. Phật giáo.
  • D. Hồi giáo.

Câu 16: Một trong những cơ sở dẫn tới sự hình thành của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại là

  • A. sự kế thừa những thành tựu văn minh phương Đông.
  • B. sự tồn tại của thể chế nhà nước quân chủ chuyên chế.
  • C. sự phát triển của kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước.
  • D. sự tồn tại của hai giai cấp lãnh chúa và nông nô.

Câu 17: Hệ thống chữ La-tinh là thành tựu sáng tạo của cư dân quốc gia cổ đại nào?

  • A. Cư dân La Mã cổ đại.
  • B. Cư dân Ấn Độ cổ đại.
  • C. Cư dân Hy Lạp cổ đại.
  • D. Cư dân A-rập cổ đại.

Câu 18: Hệ thống chữ số La Mã ngày nay chúng ta vẫn đang sử dụng là cống hiến lớn của cư dân quốc gia cổ đại nào?

  • A. Cư dân Hy Lạp cổ đại.
  • B. Cư dân La Mã cổ đại.
  • C. Cư dân Ai Cập cổ đại.
  • D. Cư dân Trung Quốc cổ đại.

Câu 19: Ai là tác giả của tác phẩm kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét?

  • A. Đan-tê A-li-ghê-ri.
  • B. Uy-li-am Sếch-xpia.
  • C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.
  • D. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.

Câu 20: Một trong những danh hoạ kiệt xuất của thời kì Phục hưng ở Tây Âu là

  • A. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.
  • B. Ga-li-lê-ô Ga-li-lê.
  • C. Ni-cô-lai Cô-péc-ních.
  • D. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.

Câu 21: Nhà Thiên văn học thời kì Phục hưng nổi tiếng với thuyết Nhật tâm là

  • A. G. Bô-ca-xi-ô.
  • B. Ph. Ra-bơ-le.
  • C. Ph. Pê-trác-ca.
  • D. N. Cô-péc-ních.

Câu 22: Nội dung nào sau đây là bối cảnh dẫn tới cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai?

  • A. Chế độ phong kiến đang thống trị ở các nước châu Âu.
  • B. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn tự do cạnh tranh.
  • C. Các nước Âu - Mĩ hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản.
  • D. Giai cấp tư sản mới được hình thành ở châu Âu và Bắc Mỹ.

Câu 23: Đặc trưng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là việc sử dụng loại năng lượng nào sau đây?

  • A. Năng lượng nước.
  • B. Năng lượng điện.
  • C. Năng lượng hơi nước.
  • D. Năng lượng hóa thạch.

Câu 24: Cách mạng công nghiệp lần thứ hai được khởi đầu bằng các phát minh về

  • A. cơ học.
  • B. hơi nước.
  • C. năng lượng.
  • D. điện.

Câu 25: Người phát minh ra điện thoại là

  • A. Ni-cô-lai Tét-la.
  • B. A-lếch-xan-đơ G. Beo.
  • C. Ghê-oóc Xi-môn Ôm.
  • D. Giêm Pre-xcốt Giun.

Câu 26:  Ý nào dưới đây là hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại?

  • A. Trồng các cây nho, ô liu cung cấp nguồn nguyên liệu cho các xưởng thủ công sản xuất rượu nho và ép dầu. 
  • B. Trồng các cây công nghiệp như Cao su.
  • C. Phát triển của ngành khai khoáng đã thúc đẩy các ngành nghề thủ công nghiệp ra đời
  • D. Buôn bán với các nước láng giềng, trao đổi sản phẩm nông nghiệp và đồ thủ công; tiền tệ xuất hiện dưới dạng những mảnh kim loại.

Câu 27: Đứng đầu Ai cập là:

  • A. Pha-ra-ông.
  • B. Nô lệ.
  • C. Quý tộc và tăng lữ.
  • D. Thương nhân.

Câu 28: Tầng lớp thấp nhất trong xã hội Ai Cập là:

  • A. Pha-ra-ông.
  • B. Quý tộc và tăng lữ.
  • C. Nông dân.
  • D. Nô lệ.

Câu 29: Quan hệ sản xuất phong kiến là quan hệ địa chỉ giao ruộng đất cho

  • A. Nông dân tự canh để thu tố thuế.
  • B. Nông dân công xã để thu tố thuế.
  • C. Nông dân lĩnh canh để thu tố thuế.
  • D. Nông nô lĩnh canh để thu tố thuế.

Câu 30: Tính chất của nhà nước Trung Quốc cổ - trung đại là

  • A. Nhà nước chuyên chế tập quyền.
  • B. Nhà nước chuyên chế tản quyền.
  • C. Nhà nước chiếm hữu nô lệ.
  • D. Nhà nước dân chủ cổ đại.

Câu 31: Tác giả và tác phẩm đặt nền móng cho sử học Trung Quốc là

  • A. Tư Mã Thiên và Sử ký.
  • B. Tư Mã Thiên và Hồi kí.
  • C. Lưu Trị Cơ và Sử thông.
  • D. Tư Mã Quang và Tư trị thông giám.

Câu 32: Phật giáo phát triển rực rỡ và trở thành quốc giáo ở Ấn Độ dưới triều vua

  • A. A-sô-ca.
  • B. A-co-ba (Akabar).
  • C. Sha Gia-han (Shah Jahan).
  • D. Ba-bơ (Babur).

Câu 33: Loại hình kiến trúc tiêu biểu cho kiến trúc Hin-đu (Hindu) giáo ở Ấn Độ là

  • A. Chùa hang.
  • B. Stu-pa (stupa).
  • C. Đền kiểu tháp núi.
  • D. Mái vòm, chóp nhọn.

Câu 34: Tư tưởng tôn giáo nào là cơ sở cho sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại?

  • A. Phật giáo.
  • B. Bà La Môn giáo.
  • C. Thiên Chúa giáo.
  • D. Ấn Độ giáo.

Câu 35: Phần lớn lãnh thổ của nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại có địa hình

  • A. Đồng bằng.
  • B. Cao nguyên.
  • C. Núi và cao nguyên.
  • D. Núi và đồng bằng.

Câu 36: Hội Hy Lạp - La Mã cổ đại có hai giai cấp cơ bản là

  • A. Địa chủ và nông dân.
  • B. Quý tộc và nông dân.
  • C. Chủ nô và nô lệ.
  • D. Chủ nô và nông dân công xã.

Câu 37: Người Hy Lạp - La Mã cổ đại thường mua lúa mì, súc vật, lông thú từ khu vực nào?

  • A. Châu Phi.
  • B. Hắc Hải, Ai Cập.
  • C. Ấn Độ, Trung Quốc.
  • D. Bắc Phi.

Câu 38: Phong trào Văn hoá Phục hưng (thế kỉ XIV - XVII) đã đạt được những thành tựu rực rỡ về mọi mặt, đặc biệt là lĩnh vực

  • A. Khoa học tự nhiên.
  • B. Kinh tế và văn hoá.
  • C. Văn học, nghệ thuật.
  • D. Chính trị và lịch sử.

Câu 39: Văn hoá Phục hưng (thế kỉ XIV - XVII) có nghĩa là khôi phục lại

  • A. Toàn bộ nền văn hoá cổ đại, sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản.
  • B. Văn hoá Hy Lạp - La Mã và sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản.
  • C. Nền văn hoá phong kiến và sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản.
  • D. Đặc trưng văn hoá châu Âu, sáng tạo nền văn hoá mới của giai cấp tư sản.

Câu 40: Trong phong trào Văn hoá Phục hưng, giai cấp tư sản chủ trương

  • A. Khôi phục tinh hoa văn hoá phương Tây và xây dựng nền văn hoá mới.
  • B. Khôi phục tinh hoa văn hoá Hy Lạp, La Mã, xây dựng nền văn hoá mới.
  • C. Phục hưng nền văn hoá phong kiến, xây dựng nền văn hoá mới.
  • D. Phục hưng văn hoá phương Đông, xây dựng nền văn hoá mới.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác