Trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo học kì I (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 10 chân trời sáng tạo kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là
- A. Thiên tử.
B. pha-ra-ông.
- C. tăng lữ.
- D. quý tộc.
Câu 2: Nhà nước Trung Hoa thời kì cổ - trung đại được tổ chức theo mô hình nào?
- A. Dân chủ tư sản.
- B. Dân chủ chủ nô.
- C. Quân chủ lập hiến.
D. Quân chủ chuyên chế.
Câu 3: Giai cấp đông đảo nhất và giữ vai trò quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc thời kì trung đại là
- A. địa chủ.
- B. thương nhân.
C. nông dân.
- D. thợ thủ công.
Câu 4: Một trong những chữ viết cổ của người Trung Quốc là
- A. chữ Bra-mi.
B. chữ giáp cốt.
- C. chữ Phạn.
- D. chữ La-tinh.
Câu 5: Chế độ phong kiến Ấn Độ phát triển thịnh đạt dưới thời vương triều nào?
- A. Vương triều A-ri-a.
- B. Vương triều Ha-ráp-pa.
- C. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
D. Vương triều Hồi giáo Mô-gôn.
Câu 6: Loại văn tự nào sau đây là chữ viết của người Ấn Độ trong thời kì cổ - trung đại?
- A. Chữ Hán.
- B. Chữ Nôm.
- C. Chữ La-tinh.
D. Chữ Phạn.
Câu 7: Chữ viết chính thức hiện nay của Ấn Độ là
A. chữ Hin-đi.
- B. chữ Nôm.
- C. chữ Bra-mi.
- D. chữ La-tinh.
Câu 8: Hai ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo ở Hy Lạp và La Mã cổ đại là
- A. nông nghiệp và thủ công nghiệp.
B. thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- C. nông nghiệp và thương nghiệp.
- D. thủ công nghiệp và công nghiệp.
Câu 9: Nhà nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại theo chế độ nào sau đây?
- A. Quân chủ lập hiến.
- B. Cộng hòa đại nghị.
C. Dân chủ chủ nô.
- D. Quân chủ chuyên chế.
Câu 10: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp và La Mã cổ đại là
- A. quý tộc và nô lệ.
B. chủ nô và nô lệ.
- C. địa chủ và nông dân.
- D. lãnh chúa và nông nô.
Câu 11: Tôn giáo nào sau đây đã chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu nửa đầu thời kì trung đại?
- A. Phật giáo.
- B. Hồi giáo.
- C. Nho giáo.
D. Cơ Đốc giáo.
Câu 12: Ai là tác giả của tác phẩm Thần khúc?
A. Đan-tê.
- B. Bô-ca-xi ô.
- C. Sếch-xpia.
- D. Xéc-van-téc.
Câu 13: Đôn Ki-hô-tê là tác phẩm văn học nổi tiếng của tác giả nào?
- A. Ra-bơ-le.
B. Xéc-van-téc.
- C. Bô-ca-xi-ô.
- D. Pê-trác-ca.
Câu 14: Yếu tố nào sau đây không giúp Anh trở thành nước khởi đầu cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
- A. Có nguồn khoáng sản dồi dào.
- B. Cách mạng tư sản nổ ra và thành công sớm.
C. Quan hệ sản xuất phong kiến phát triển mạnh.
- D. Có lợi thế về vốn, nhân công và kĩ thuật.
Câu 15: Người chế tạo thành công máy hơi nước là
A. Giêm Oát.
- B. Ét-mơn Các-rai.
- C. Xti-phen-xơn.
- D. Hen-ri Cót.
Câu 16: Người chế tạo thành công tàu thủy chở khách chạy bằng hơi nước đầu tiên (năm 1807) là
- A. Hen-ri Cót.
- B. Xti-phen-xơn.
C. Rô-bớt Phơn-tơn.
- D. Ri-chác Tơ-re-vi-thích.
Câu 17: Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của Sử học?
- A. Rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cho cuộc sống hiện tại.
- B. Bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học.
C. Nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người.
- D. Giáo dục tư tưởng, đạo đức và phát triển nhân cách con người.
Câu 18: Trong nghiên cứu lịch sử, các nhà sử học cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản nào?
- A. Tiến bộ, toàn diện, cụ thể, chủ quan và trung thực.
- B. Trung thực, tiến bộ, phiến diện và khách quan.
- C. Khách quan, chủ quan, tiến bộ, toàn diện và cụ thể.
D. Khách quan, trung thực, tiến bộ, toàn diện và cụ thể.
Câu 19: Sử liệu là gì?
- A. Là tất cả những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
- B. Là khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
C. Là những tài liệu để nghiên cứu và tái hiện lịch sử.
- D. Là những dấu vết của các loài sinh vật trên Trái Đất.
Câu 20: Nội dung nào sau đây là một trong những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?
- A. Tri thức lịch sử ở nhà trường không có ý nghĩa đối với đời sống.
- B. Hiện thực lịch sử của loài người có thể thay đổi theo thời gian.
- C. Nhận thức về lịch sử không bao giờ thay đổi theo thời gian.
D. Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất rộng lớn và đa dạng.
Câu 21: Một trong những lợi ích của việc học tập và khám phá lịch sử suốt đời là
A. giúp con người cập nhật và mở rộng tri thức.
- B. tách rời lịch sử với cuộc sống của con người.
- C. giúp con người phát triển về cả thể chất và trí óc.
- D. làm phong phú và đa dạng quá khứ của loài người.
Câu 22: Nội dung nào sau đây không phải là lí do cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời?
- A. Nhận thức về lịch sử có nhiều chuyển biến mới theo thời gian.
- B. Muốn hiểu đúng và đầy đủ về lịch sử là một quá trình lâu dài.
C. Giúp con người tác động và thay đổi quá khứ xã hội loài người.
- D. Giúp mỗi người cập nhật, mở rộng tri thức, hoàn thiện kĩ năng.
Câu 23: Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác có mối quan hệ như thế nào?
- A. Luôn tách rời và không có quan hệ qua lại.
B. Mối quan hệ gắn bó, tương hỗ lẫn nhau.
- C. Mối quan hệ một chiều, không tác động qua lại.
- D. Chỉ Sử học mới tác động đến các ngành khoa học.
Câu 24: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác?
A. Là đối tượng nghiên cứu duy nhất của các ngành.
- B. Dự báo xu hướng vận động và phát triển của các ngành.
- C. Cung cấp thông tin về bối cảnh hình thành và phát triển.
- D. Xác định nhân tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển.
Câu 25: Nội dung nào sau đây không phải là vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác đối với Sử học?
- A. Giúp tri thức lịch sử trở nên toàn diện và sâu sắc.
- B. Giúp kết quả nghiên cứu lịch sử trở nên chính xác.
- C. Tạo điều kiện giúp khoa học lịch sử đạt kết quả tốt hơn.
D. Là cơ sở hình thành nhận thức về lịch sử xã hội loài người.
Câu 26: Phát minh tiêu biểu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là
A. Điện và động cơ điện.
- B. Động cơ chạy bằng xăng dầu.
- C. Xe hơi.
- D. Xe lửa.
Câu 27: Năm 1779, Crom-tơn cải tiến máy gì?
- A. Máy phát điện.
- B. Máy dệt.
C. Máy kéo sợi.
- D. Máy kéo.
Câu 28: Phát minh máy hơi nước của Giêm Oát (1784) có ý nghĩa, tác động như thế nào về kinh tế?
A. Làm tốc độ sản xuất và năng suất lao động tăng.
- B. Quá trình lao động ngày càng được xã hội hóa cao.
- C. Điều kiện lao động của công nhân được cải thiện.
- D. Phát minh mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp.
Câu 29: Nơi phát hiện bãi cọc Bạch Đằng năm 1288 nằm trên trục đường nào?
- A. Nằm trên đường trục đường giao thông từ Hưng Yên đến thành phố Hạ Long.
- B. Nằm trên đường trục đường giao thông từ Hà Nội về thành phố Hưng Yên.
- C. Nằm trên đường trục đường giao thông từ Thái Bình đến thành phố Hưng Yên.
D. Nằm trên đường trục đường giao thông từ Hà Nội về thành phố Hạ Long.
Câu 30: Khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng thuộc:
A. Thị xã Quảng Yên
- B. Thị xã Châu Sơn.
- C. Bãi Cháy.
- D. Hồng Hà.
Câu 31: Có bao nhiêu cách giúp con người nhận thức lịch sử?
A. Nhiều cách.
- B. 3 cách.
- C. 1 cách
- D. 2 cách.
Câu 32: Tri thức lịch sử có vai trò:
- A. Trang bị những hiểu biết về quá khứ.
- B. Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa.
- C. Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 33: Ý nào là giá trị của những bài học kinh nghiệm trong lịch sử đối với học sinh:
- A. Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh dân tộc.
- B. Giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hóa nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
- C. Giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hóa, văn minh của nhân loại. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ lịch sử giúp mỗi quốc gia, dân tộc tự nhận thức chính mình.
D. Tất cả những ý trên đều đúng.
Câu 34: Điền từ vào "...": Khoa học - kĩ thuật càng phát triển, con người càng ... chính xác, đầy đủ hơn về lịch sử xã hội loài người.
- A. Để ý.
- B. Nắm bắt.
C. Nhận thức.
- D. Theo dõi.
Câu 35: Theo em, vì sao phải lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa giá trị các giá trị di sản?
- A. Vì lịch sử quan trọng.
- B. Vì không muốn thất truyền truyền thống của quê hương, đất nước.
C. Nhăm nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, qua đó hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau.
- D. Truyền lại cho đời sau, tư tưởng, văn hóa của hiện tại.
Câu 36: Ý nào không phải tác động của du lịch đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa:
- A. Tạo nên các hoạt động tương tác, trải nghiệm để hiểu rõ hơn giá trị của các di tích, di sản, thúc đẩy nhu cầu du lịch của con người.
B. Là nguyên nhân chính thúc đẩy nền khoa học công nghiệp và khoa học kỹ thuật phát triển.
- C. Là nguồn thúc đẩy sức tăng cường, bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử văn hóa của địa phương, dân tộc.
- D. Tạo nên kho tàng di sản vật thể và phi vật thể hết sức phong phú, đa dạng, đặc sắc và giàu giá trị
Câu 37: Sử học có mối quan hệ như thế nào với di sản văn hoá?
- A. Bảo tồn và khôi phục các di sản.
B. Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản.
- C. Bảo vệ và lưu giữ các giá trị các di sản.
- D. Bảo vệ khôi phục các di sản.
Câu 38: Ý nào dưới đây là nền văn minh đã xuất hiện lâu đời?
A. Văn minh Ai Cập cổ đại.
- B. Văn minh phương Tây hiện đại.
- C. Văn minh phương Đông hiện đại.
- D. Văn minh sông Cả.
Câu 39: Nhà nước Ấn Độ ra đời khi nào?
- A. Từ khoảng đầu thiên kỉ II TCN
- B. Từ khoảng đầu thiên kỉ I TCN
C. Từ khoảng đầu thiên kỉ III TCN
- D. Từ khoảng đầu thiên kỉ IV TCN
Câu 40: Nền văn minh Ai Cập được thống nhất vào năm:
- A. 3151 TCN
B. 3250 TCN
- C. 3153 TCN
- D. 3155 TCN
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời sáng tạo học kì I
Bình luận