Tắt QC

Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức bài 3 Thị trường (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 3 Thị trường - sách kết nối. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá được gọi là

  • A. thị trường.
  • B. doanh nghiệp.
  • C. bất động sản.
  • D. kinh tế.

Câu 2: Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán

  • A. vật phẩm.
  • B. sản phẩm nông nghiệp.
  • C. hàng hoá.
  • D. lương thực.
 

Câu 3: Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ là nội dung khái niệm thị trường theo nghĩa nào sau đây?

  • A. Nghĩa rộng.
  • B. Nghĩa hẹp.
  • C. Nghĩa chủ quan.
  • D. Nghĩa khách quan.

Câu 4: Thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá là nội dung khái niệm thị trường theo nghĩa nào sau đây?

  • A. Nghĩa rộng.
  • B. Nghĩa hẹp.
  • C. Nghĩa chủ quan.
  • D. Nghĩa khách quan.

Câu 5: Các yếu tố cấu thành thị trường không bao gồm

  • A. người mua – người bán.
  • B. hàng hoá – tiền tệ.
  • C. quan hệ mua – bán.
  • D. hàng hóa – người bán.

Câu 6: Phương án nào sau đây là một trong những yếu tố cấu thành thị trường?

  • A. Giá cả – giá trị.
  • B. Người sản xuất.
  • C. Người tiêu dùng.
  • D. Nhà nước.

Câu 7:Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề thị trường?

  • A. Thị trường là nơi con người sản xuất hàng hàng hóa.
  • B. Thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá.
  • C. Giá cả – giá trị không thuộc những yếu tố cấu thành thị trường.
  • D. Chỉ người sản xuất mới tham gia vào quá trình mua bán hàng hóa.

Câu 8: Thị trường ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển của

  • A. kinh tế hàng hóa.
  • B. kinh tế tự cấp tự túc.
  • C. kinh tế bộ lạc.
  • D. kinh tế thời nguyên thủy.

Câu 9: Thị trường ra đời từ khi nào sau đây?

  • A. Kinh tế tự cấp tự túc ra đời.
  • B. Khi con người tạo ra công cụ lao động.
  • C. Khi nền kinh tế hàng hóa ra đời.
  • D. Khi con người ra đời.

Câu 10: Việt Nam đang phát triển dưới mô hình kinh tế nào sau đây?

  • A. Kinh tế chỉ huy.
  • B. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
  • C. Kinh tế hỗn hợp.
  • D. Kinh tế thị trường tự do.

Câu 11: Thị trường có bao nhiêu chức năng cơ bản?

  • A. Hai chức năng.
  • B. Ba chức năng.
  • C. Bốn chức năng.
  • D. Năm chức năng.

Câu 12: Phương án nào sau đây không thuộc một trong những chức năng của thị trường?

  • A. Chức năng thừa nhận.
  • B. Chức năng thông tin.
  • C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.
  • D. Chức năng điều khiển.

Câu 13: Thị trường thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá có bán được hay không và bán với giá như thế nào là nội dung thể hiện chức năng nào của thị trường?

  • A. Chức năng thừa nhận.
  • B. Chức năng thông tin.
  • C. Chức năng điều tiết.
  • D. Chức năng kích thích.

Câu 14: Do nhu cầu khẩu trang ngày càng cao vì dịch bệnh covid diễn biến phức tạp trong khi cung ứng không kịp đáp ứng nên giá khẩu trang trên thị trường ngày càng tăng, giao động từ 60 000 đến 100 000 đồng một hộp. Trong thông tin trên, chức năng nào của thị trường đã được thực hiện?

  • A. Chức năng thừa nhận.
  • B. Chức năng thông tin.
  • C. Chức năng điều tiết.
  • D. Chức năng kích thích.

Câu 15: Địa điểm nào sau đây không thuộc cơ sở của thị trường?

  • A. Chợ.
  • B. Siêu thị.
  • C. Cửa hàng.
  • D. Lớp học.

Câu 16: Các lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ được gọi là gì?

  • A. Thị trường.
  • B. Cơ chế thị trường.
  • C. Kinh tế.
  • D. Hoạt động mua bán.

Câu 17: Thị trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản,..thuộc loại thị trường nào?

  • A. Thị trường theo vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch.
  • B. Thị trường theo phạm vi của quan hệ mua bán, giao dịch.
  • C. Thị trường theo chức năng.
  • D. Thị trường theo đối tượng giao dịch, mua bán.

Câu 18: Thị trường có những chức năng cơ bản nào?

  • A. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế
  • B. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế, chức năng thừa nhận
  • C. Chức năng thừa nhận, chức năng thông tin, chức năng điều tiết, kích thích/hạn chế
  • D. Chức năng thông tin, chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế

Câu 19: Đâu là nhận định sai khi nói về thị trường?

  • A. Thị trường là nơi thực hiện hoạt động mua và bán.
  • B. Người mua, người bán là một trong những yếu tố cơ bản của thị trường.
  • C. Chỉ có thể tìm đến thị trường thì con người mới thoả mãn được nhu cầu.
  • D. Mua - bán không phải là quan hệ của thị trường.

Câu 20: Xét theo phạm vi không gian, cà phê Việt Nam được bán ở những thị trường nào?

  • A. Thị trường nước ngoài.
  • B. Thị trường trong nước.
  • C. Thị trường trong nước và nước ngoài.
  • D. Thị trường một số vùng miền trong nước.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác