Tắt QC

Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 kết nối Ôn tập chủ đề 4-6

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức Ôn tập chủ đề 4-6 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nhận định nào dưới đây là không đúng khi nói về ý nghĩa của việc lập kế hoạch kinh doanh?

  • A. Giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.
  • B. Duy trì thị trường và xây dựng quan hệ tốt với khách hàng.
  • C. Tăng lợi nhuận kinh doanh ngay lập tức.
  • D. Tăng khả năng huy động vốn cho doanh nghiệp.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không thể hiện trong kế hoạch kinh doanh?

  • A. Kế hoạch hoạt động kinh doanh.
  • B. Mục tiêu và chiến lược kinh doanh.
  • C. Thông số kĩ thuật, công thức sản xuất sản phẩm.
  • D. Các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh.

Câu 3: Ý nào sau đây không phải điều lưu ý khi lập kế hoạch tài chính?

  • A. Chỉ ra nhu cầu về vốn, khả năng bảo đảm vốn từ nguồn cung ứng.
  • B. Lập báo cáo tài chính dự kiến.
  • C. Phân tích điểm hòa vốn của hoạt động đầu tư.
  • D. Phân tích điểm mạnh so với đối thủ cạnh tranh.

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về sự cần thiết của việc kế hoạch kinh doanh?

  • A. Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh nắm bắt tình hình thưucj tế và đưa ra những định hướng trong tương lai.
  • B. Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh xác định được mục tiêu và chiến lược kinh doanh.
  • C. Lập kế hoạch kinh doanh giúp chủ thể kinh doanh chủ động thực hiện và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh.
  • D. Lập kế hoạch kinh donah chỉ cần thiết với các chủ thể bắt đầu khởi nghiệp.

Câu 5: Yếu tố nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản của kế hoạch kinh doanh?

  • A. Ý tưởng kinh doanh.
  • B. Mục tiêu kinh doanh.
  • C. Văn hóa kinh doanh.
  • D. Chiến lược kinh doanh.

Câu 6: Bản kế hoạch kinh doanh được lập không bao gồm bước nào dưới đây?

  • A. Xác định ý tưởng kinh doanh.
  • B. Xác định mục tiêu kinh doanh.
  • C. Xác định chiến lược kinh doanh.
  • D. Xác định đơn vị kinh doanh.

Câu 7: Xác định chiến lược kinh doanh không bao hàm kế hoạch nào dưới đây?

  • A. Kế hoạch sản xuất/cung cấp sản phẩm.
  • B. Kế hoạch tiếp thị và quảng cáo.
  • C. Kế hoạch tiêu dùng cá nhân.
  • D. Kế hoạch tài chính.

Câu 8: Đọc và cho biết ý nào không đúng với thông tin được cho.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực môi trường hoặc đổi mới công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất, phương thức quản lí để đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho môi trường và xã hội.

  • A.  Thông tin đề cập đến việc thực hiện trách nhiệm từ thiện, tình nguyện của doanh nghiệp.
  • B. Thông tin trên đề cập đến việc thực hiện trách nhiệm pháp lí của doanh nghiệp.
  • C. Thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
  • D. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên làm giảm sút hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 9: Năm 2022, doanh nghiệp tư nhân đóng góp bao nhiêu % GDP?

  • A. 50,27 %
  • B. 51,27 %
  • C. 52,27 %
  • D. 53,27 %

Câu 10: Khi thực hiện nhiệm vụ điều hành doanh nghiệp mỗi công dân không được thực hiện hành vi nào dưới đay?

  • A.Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thuế và các quy định khác của pháp luật và có liên quan.
  • B. Xây dựng môi trường làm việc an toàn trong doanh nghiệp; đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động.
  • C. Duy trì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi, niềm tin của người tiêu dùng.
  • D. Đặt lợi ích của doanh nghiệp lên trên lợi ích của người tiêu dùng nhằm thực hiện tối đa hóa lợi nhuận.

Câu 11: Cân đối thu, chi là:

  • A. việc tích lũy, tiết kiệm chi tiêu trong gia đình.
  • B. đảm bảo sao cho tổng thu nhập của gia đình lớn hơn tổng chi tiêu, dể có thể dành được một phần tích lũy cho gia đình.
  • C. là các chi phí để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần.
  • D. là tiền để dành được trong 1 năm.

Câu 12: Nhu cầu văn hóa tinh thần là những nhóm nhu cầu nào?

  • A. Ăn uống, may mặc, xem phim, khám bệnh. 
  • B. Ăn uống, may mặc, mua nhà, khám bệnh . 
  • C. Thăm viếng bạn bè, du lịch, xem phim. 
  • D. Thăm viếng bạn bè, mua nhà, du lịch.

Câu 13: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?

  • A. Của thiên trả địa.
  • B. Thắt lưng buộc bụng.
  • C. Của chợ trả chợ.
  • D. Còn người thì còn của. 

Câu 14: Câu tục ngữ nào sau đây khuyên con người phải quản lí tiền hiệu quả?

  • A. Hay đi chợ để nợ cho con.
  • B. Tốt vay dày nợ.
  • C. Ăn phải dành, có phải kiệm.
  • D. Của đi thay người.

Câu 15: Quản lí tiền hiệu quả sẽ giúp chúng ta rèn luyện thói quen

  • A. ứng phó với bạo lực học đường.
  • B. học tập tự giác, tích cực.
  • C. chi tiêu hợp lí, tiết kiệm.
  • D. ứng phó với tâm lí căng thẳng.

Câu 16: Mẹ cho em 150.000 đồng để tổ chức sinh nhật cùng ba người bạn thân. Em nên lựa chọn phương án nào dưới đây chứng tỏ biết sử dụng số tiền đó hiệu quả để có buổi sinh nhật thật vui vẻ và tiết kiệm?

  • A. Nói các bạn góp tiền thêm để tổ chức sinh nhật cho mình. 
  • B. Không tổ chức sinh nhật nữa, lấy tiền đó chơi điện tử. 
  • C. Không lấy tiền nữa vì mẹ cho ít quá. 
  • D. Rủ các bạn mua đồ về làm bánh, nước ép trái cây.

Câu 17: Bước cuối cùng trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, chủ thể cần làm gì?

  • A. Lập báo cáo taì chính.
  • B. Xây dựng nhân sự.
  • C. Đánh giá cơ hội, rủi ro và biện pháp xử lí.
  • D. Tính toán và xây dựng các phương án thu.

Câu 18: Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, để khắc phục rủi ro về cung ứng các yếu tố đầu vào, chủ thể sản xất kinh doanh cần thực hiện việc làm nào dưới đây?

  • A. Thực hiện nghiên cứu thị trường định kì và theo dõi xu hướng công nghệ để điều chỉnh sản phẩm và duy trì sự cạnh tranh.
  • B. Thực hiện đa dạng hóa nhà cung cấp và xây dựng một mạng lưới cung ứng dự phòng.
  • C. Tăng cường tuyển dụng người lao động có trình độ, kĩ năng và kinh nghiệm trong quá trình sản xuất kinh doanh.
  • D. Tích trữ các nguồn nguyên liệu đầu vào để tránh gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh.

Câu 19: Chủ thể kinh doanh chủ động thực hiện, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh để làm gì?

  • A. Để phát huy tối đa được nguồn lực.
  • B. Để phù hợp hơn với thị trường.
  • C. Để có tầm nhìn tốt hơn cho việc kinh doanh trong tương lai.
  • D. Để đảm bảo tính khả thi của phương án kinh doanh.

Câu 20: Chị Q mở một cửa hàng quần áo và cho rằng phong cách thời trang mà chị Q yêu thích thì khách hàng cũng sẽ thích. Việc làm của chị Q đã bỏ qua bước nào trong lập kế hoạch kinh doanh?

  • A. Phân tích điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh.
  • B. Xác định ý tưởng kinh doanh.
  • C. Xác định kế hoạch tài chính.
  • D. Phân tích rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lí.

Câu 21. Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

  • A. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mang tính bắt buộc thực hiện bằng những việc làm cụ thể.
  • B. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm trách nhiệm bắt buộc và trách nhiệm tự nguyện.
  • C. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội.
  • D. Thông qua các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển.

Câu 22: Quá trình xác định, theo dõi và tối ưu hóa các nguồn thu nhập để đảm bảo tài chính gia đình được gọi là:

  • A. quản lí chi tiêu trong gia đình.
  • B. quản lí hoạt động kinh tế.
  • C. quản lí thu nhập trong gia đình.
  • D. quản lí hoạt động tiêu dùng.

Câu 23: Sự cần thiết phải tiết kiệm và đầu tư khi quản lí thu chi trong gia đình thể hiện ở việc:

  • A. dự phòng cho tương lai.
  • B. tăng quỹ tiền mặt cho hoạt động mua sắm.
  • C. quản lí và phân bổ thu nhập gia đình.
  • D. tối ưu hóa sử dụng thu nhập của gia đình.

Câu 24: Thói quen chi tiêu hợp lí trong gia đình là

  • A. chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với tình hình tài chính của gia đình.
  • B. chi tiêu quá mức so với khả năng tài chính của gia đình.
  • C. mua sắm theo cảm xúc, lãng phí tiền bạc cho những khoản chi không cần thiết.
  • D. chi tiêu không có kế hoạch, không có mục tiêu tài chính rõ ràng.

Câu 25: Để lập kế hoạch kinh doanh, chúng ta cần mấy bước?

  • A. Bốn bước.
  • B. Năm bước.
  • C. Sáu bước.
  • D. Bảy bước.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác