Tắt QC

Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 Kết nối bài 6: Trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức bài 6: Trách nghiệm xã hội của doanh nghiệp (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

  • A. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mang tính bắt buộc thực hiện bằng những việc làm cụ thể.
  • B. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm trách nhiệm bắt buộc và trách nhiệm tự nguyện.
  • C. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội.
  • D. Thông qua các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển.

Câu 2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không bao gồm hình thức nào dưới đây?

  • A. Trách nhiệm kinh tế
  • B. Trách nhiệm pháp lí.
  • C. Trách nhiệm đạo đức.
  • D. Trách nhiệm tự chủ.

Câu 3: Toàn bộ trách nhiệm mà một doanh nghiệp thực hiện đối với xã hội nhằm mang lại ảnh hưởng tích cực đến xã hội, đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự đóng góp cho các mục tiêu xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  • A. Tư cách pháp lí của doanh nghiệp.
  • B. Hoạt động kinh tế của donah nghiệp.
  • C. Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp.
  • D. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Câu 4: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm các hình thức nào dưới đây?

  • A. Trách nhiệm kinh tế; trách nhiệm pháp lí; trách nhiệm đạo đức; trách nhiệm từ thiện, tình nguyện.
  • B. Trách nhiệm bắt buộc; trách nhiệm không bắt buộc; trách nhiệm kinh doanh; trách nhiệm đạo đức.
  • C. Trách nhiệm kinh doanh; trách nhiệm bắt buộc; trách nhiệm tự nguyện; trách nhiệm vì cộng đồng.
  • D. Trách nhiệm xã hội; trách nhiệm đạo đức; trách nhiệm vì cộng đồng; trách nhiệm không bắt buộc.

Câu 5. Hành vi, việc làm nào dưới đây không thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

  • A. Ủng hộ tiền cho các vùng kinh tế khó khăn.
  • B. Sản xuất hàng hóa thân thiện với môi trường.
  • C. Đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng.
  • D. Cạnh tranh không lành mạnh với đối thủ trên thị trường.

Câu 6: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không thể hiện ở yếu tố nào dưới đây?

  • A. Thực hiện đạo đức kinh doanh.
  • B. Đối xử công bằng với người lao động.
  • C. Sản xuất sản phẩm vì mục tiêu lợi nhuận là trên hết.
  • D. Sản xuất sản phẩm không gây hại cho xã hội và môi trường. 

Câu 7: Phương án nào đúng khi nói về hình thức thực hiện trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp?

  • A. Tuân thủ pháp luật về thuế, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • B. Thực hiện sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận bằng mọi giá.
  • C. Thực hiện đạo đức kinh doanh; sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho xã hội và môi trường; đối xử công bằng, khách quan với người lao động.
  • D. Không ngừng mở rộng quy mô sản xuất để độc chiếm thị trường nhằm quyết định giá bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Câu 8: Việc doanh nghiệp tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo giúp đỡ những người trong cộng đồng có hoàn cảnh khó kahưn; tham gia các hoạt động công ích xã hội, đóng góp phát triển cộng đồng đề cập đến hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp?

  • A. Trách nhiệm kinh tế.
  • B. Trách nhiệm pháp lí.
  • C. Trách nhiệm đạo đức.
  • D. Trách nhiệm tự nguyện, từ thiện.

Câu 9: Việc doanh nghiệp thực hiện đạo đức kinh doanh; sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho xã hội và môi trường; đối xử công bằng, khách quan với người lao động đề cập đến hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp?

  • A. Trách nhiệm kinh tế
  • B. Trách nhiệm pháp lí.
  • C. Trách nhiệm đạo đức.
  • D. Trách nhiệm tự nguyện.

Câu 10: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mang lại ý nghĩa gì đối với xã hội?

  • A. Góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
  • B. Tăng giá trị thương hiệu.
  • C. Tạo dựng niềm tin đối với công chúng, người lao động.
  • D. Tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Câu 11: Năm 2022, doanh nghiệp tư nhân đóng góp bao nhiêu % GDP?

  • A. 50,27 %
  • B. 51,27 %
  • C. 52,27 %
  • D. 53,27 %

Câu 12: Khi thực hiện nhiệm vụ điều hành doanh nghiệp mỗi công dân không được thực hiện hành vi nào dưới đay?

  • A.Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thuế và các quy định khác của pháp luật và có liên quan.
  • B. Xây dựng môi trường làm việc an toàn trong doanh nghiệp; đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động.
  • C. Duy trì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi, niềm tin của người tiêu dùng.
  • D. Đặt lợi ích của doanh nghiệp lên trên lợi ích của người tiêu dùng nhằm thực hiện tối đa hóa lợi nhuận.

Câu 13: Đọc và cho biết ý nào không đúng với thông tin được cho.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực môi trường hoặc đổi mới công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất, phương thức quản lí để đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, sản xuất sản phẩm, dịch vụ không gây hại cho môi trường và xã hội.

  • A.  Thông tin đề cập đến việc thực hiện trách nhiệm từ thiện, tình nguyện của doanh nghiệp.
  • B. Thông tin trên đề cập đến việc thực hiện trách nhiệm pháp lí của doanh nghiệp.
  • C. Thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
  • D. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên làm giảm sút hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác