Tắt QC

Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 1 chủ đề 2: Giao tiếp, ứng xử tích cực (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 bản 1 chân trời sáng tạo chủ đề 2: Giao tiếp, ứng xử tích cực (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Khi tham gia cuộc họp, H nhận thấy một đồng nghiệp không hài lòng với quyết định của nhóm. H sẽ đối phó với tình huống này như thế nào?

  • A. Bỏ qua ý kiến của đồng nghiệp đó.
  • B. Hỏi ý kiến chi tiết của bạn ấy để đưa ra quyết định thống nhất.
  • C. Nói rằng quyết định đã được đưa ra và không thể thay đổi.
  • D. Đề xuất thêm thời gian để thảo luận và đưa ra quyết định.

Câu 2: G nhận thấy một đồng nghiệp gặp khó khăn trong công việc và có vẻ căng thẳng. Trong trường hợp này, G sẽ làm gì?

  • A. Bỏ qua vì đó không phải là trách nhiệm của mình.
  • B. Nói với quản lí về vấn đề để tìm cách giải quyết.
  • C. Chế ngự mọi liên lạc với đồng nghiệp đó.
  • D. Hỏi xem bạn có vấn đề gì và tìm cách giúp đỡ.

Câu 3: Trong một lần đi học về, H bị hai người đàn ông lạ mặt rủ rê, quấy rối, bắt hút thuốc lá nhưng H không chịu. Ngay lúc đó, có chú bảo vệ cổng trường đi ngang, hai người đó mới phóng xe đi. Nếu em là H, em sẽ xử lí như thế nào?

  • A. Tìm cách trả đũa và quấy rối lại hai người đó.
  • B. Nói về tình huống này với bố mẹ hoặc thầy cô để tìm cách giải quyết và bảo vệ bản thân.
  • C. Giữ im lặng và không nói cho ai biết về chuyện này.
  • D. Tự tìm cách giải quyết vấn đề, khi nào có việc xảy ra ngoài khả năng mới báo cáo cho công an.

Câu 4: Người giao tiếp, ứng xử tích cực sẽ nhận được điều gì?

  • A. Sự tôn trọng, quý mến của mọi người xung quanh.
  • B. Sự dè bỉu, xa lánh của mọi người.
  • C. Sự khó chịu của mọi người.
  • D. Sự khinh bỉ của mọi người xung quanh.

Câu 5: Đâu là việc không nên làm khi tham gia các hoạt động cộng đồng để thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực?

  • A. Tuân thủ quy định chung khi diễn ra hoạt động.
  • B. Làm những công việc được giao một cách hời hợt, không chú tâm.
  • C. Chủ động giúp đỡ người khác.
  • D. Hòa đồng, thân thiện với mọi người.

Câu 6: Đâu là được coi là những điểm yếu của một cá nhân trong giao tiếp?

  • A. Cởi mở, tự tin, nhút nhát, ít nói.
  • B. Vui vẻ, hài hước, ít nói, ích kỉ.
  • C. Bộc trực, nhút nhát, ít nói, ích kỉ.
  • D. Cởi mở, tự tin, kiên định, dịu dàng.

Câu 7: Đâu là hành động thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt trong môi trường lớp học?

  • A. Kì thị màu da của bạn bè.
  • B. Không tôn trọng đam mê, sở thích của bạn.
  • C. Không chia bè, kết phái.
  • D. Tích cực giúp đỡ bạn bè khi bạn có khó khăn.

Câu 8: Ý nào dưới đây là giao tiếp, ứng xử tiêu cực?

  • A. Ghét cô giáo khi bị điểm kém.
  • B. Hòa đồng với mọi người xung quanh.
  • C. Động viên khi bạn gặp khó khăn.
  • D. Biết cảm thông chia sẻ với trẻ em xấu số.

Câu 9: Nội dung nào sau đây nên làm khi giao tiếp, ứng xử với mọi người?

  • A. Ăn mặc thiếu lịch sự, đua đòi.
  • B. Nói năng nhẹ nhàng, lễ phép với người lớn tuổi hơn.
  • C. Thiếu ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản công cộng.
  • D. Không chú ý lời nói của người khác khi mình không thích nghe.

Câu 10: Đâu là được coi là những điểm mạnh của một cá nhân trong giao tiếp?

  • A. Cởi mở, tự tin, nhút nhát, ít nói.
  • B. Vui vẻ, hài hước, ít nói, ích kỉ.
  • C. Bộc trực, nhút nhát, ít nói, ích kỉ.
  • D. Cởi mở, tự tin, kiên định, dịu dàng.

Câu 11: Những việc nào sau đây, em nên thực hiện việc làm nào khi giao tiếp qua mạng?

  • A. Viết tất cả các ý kiến của mình bằng chữ hoa để gây ấn tượng.
  • B. Tôn trọng người đang trò chuyện với mình.
  • C. Sử dụng các từ viết tắt khi trò chuyện trực tuyến để tiết kiệm thời gian.
  • D. Đối xử với người khác theo cách em muốn được đối xử trực tuyến.

Câu 12: Nội dung nào dưới đây thể hiện tư duy tích cực?

  • A. Ghét bạn vì trong giờ kiểm tra không nhắc bài mình.
  • B. Ghét thầy cô vì hay báo cáo tình hình học tập của mình với bố mẹ.
  • C. Cố gắng học bài để cải thiện điểm kém.
  • D. Xa lánh, hắt hủi người khác vì cảm thấy họ không bằng mình.

Câu 13: Để điều chỉnh tư duy theo hướng tích cực, chúng ta không nên làm gì?

  • A. Đặt mình vào vị trí người khác để thấu hiểu.
  • B. Bình tĩnh, không nóng vội.
  • C. Nhìn nhận, đánh giá sự việc của người khác một cách trung thực.
  • D. Phán xét tội lỗi của ai đó.

Câu 14: Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Nhóm của Mai hẹn đi chơi nhưng Chi không đi được.

  • A. Các bạn trong nhóm nghĩ Chi không thích mọi người nên không đi
  • B. Các bạn nên nghĩ nhà Chi có việc bận nên không đi được.
  • C. Lần sau không rủ Mai đi chơi cùng nữa.
  • D. Nghỉ chơi với Mai vì đã không đi chơi cùng nhóm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác