Dễ hiểu giải HĐTN 9 bản 1 Chủ đề 2: Giao tiếp, ứng xử tích cực

Giải dễ hiểu Chủ đề 2: Giao tiếp, ứng xử tích cực. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu HĐTN 9 bản 1 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

CHỦ ĐỀ 2: GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TÍCH CỰC

NHIỆM VỤ 1: Tìm hiểu về hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực.

Chia sẻ những hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực hoặc chưa tích cực.

Giải nhanh:

Hành vi giao tiếp, ứng xử

Tích cực

Chưa tích cực

Sử dụng ngôn ngữ

- Ngôn ngữ chuẩn mực, lịch sự.

- Ngữ điệu, âm lượng phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp

- Ngôn ngữ cục cằn, thô lỗ

 

- Cười nói quá to nơi công cộng.

Sử dụng phi ngôn ngữ

- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể phù hợp, cử chỉ niềm nở, thân thiện.

- Biểu cảm gương mặt thái quá, cử chỉ không phù hợp như: vung tay, chỉ tay, chống nạnh,…khi nói.

Thái độ trong giao tiếp, ứng xử

- Bình tĩnh, phản hồi kịp thời hợp lí các vấn đề nảy sinh trong giao tiếp.

- Thận trọng khi bình luận, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.

- Không làm chủ được cảm xúc nên đôi khi thể hiện không tôn trượng đối tượng giao tiếp.

- Mất kiểm soát khi bình luận và chia sẻ các thông tin trên mạng xã hội.

NHIỆM VỤ 2: Xác định điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.

1. Chia sẻ những điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của em.

Giải nhanh:

- Những điểm tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của em:

+ Ăn nói lịch sự, nhã nhặn, lễ phép.

+ Trò chuyện vui vẻ và thân thiện.

+ Điềm tĩnh, nhẹ nhàng, không nóng nảy….

- Những điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của em:

+ Đôi khi chưa làm chủ được cảm xúc nên chưa tôn trọng người đối diện.

+ Đôi khi nói chuyện hơi to, gây ồn ào nơi công cộng.

2. Chỉ ra những hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực của em được những người xung quanh yêu mến.

Giải nhanh:

+ Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp, ứng xử.

+ Hài hước, vui nhộn khi trò chuyện cùng bạn bè.

+ Luôn sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực khi tham gia mạng xã hội.

=> Chính những hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực được mọi người xung quanh yêu mến sẽ là động lực cho bản thân tiếp tục thực hiện các hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực, văn minh.

3. Thảo luận một số biện pháp khắc phục hành vi giao tiếp, ứng xử chưa tích cực.

Giải nhanh:

- Mỉm cười thân thiện: Miệng mỉm cười một cách tự nhiên (có thể cười tươi hoặc cười mìm); ánh mắt vui tươi, thân thiện.

- Sử dụng ánh mắt trong giao tiếp:

+ Hướng ánh mắt đến người trò chuyện.

+ Sử dụng quy tắc 50/70: duy trì ánh mắt trong 50% thời gian khi nói và trong 70% thời gian khi nghe.

+ Duy trì nhìn vào mắt từ 4 - 5 giây. Nhìn vào khu vục gẩn mắt (mũi, miệng, cằm) tránh nhìn chầm chằm vào mắt quá lâu.

- Bắt tay chào hỏi:

+ Giữ khoảng cách bắt tay trong giao tiếp bằng một sải lay hay ước lượng một bước chân và hơi nghiêng mình về phía trước.

+ Đưa tay phải ra, ngón cái xoè và 4 ngón còn lại khóp lại, nắm lấy bàn tay của đối tượng giao tiếp.

+ Khi bắt tay không niên quá chặt, cũng không nên quá lỏng.

- Ngôn ngữ nói mạch lạc, rõ rằng:

+ Chuẩn bị trước nội dung giao tiếp.

+ Lựa chọn nội dung trọng lâm cẩn trao đổi.

+ Sử dụng từ ngữ lịch sự, đúng mục.

+ Âm lượng giọng nói đủ nghe, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

+ Nói rõ ràng, mạch lạc.

- Ngôn ngữ cơ thể phù hợp:

+ Gật đầu, giơ ngón lay theo biểu tượng thích để biểu thị đồng ý.

+ Nhún vai để biểu thị có vẻ nghỉ ngồ,

+ Sử dụng biểu cảm của ánh mắt, gương mặt, khuôn miệng để thể hiện cảm xúc phù hợp với nội dung giao tiếp như vui, buồn, ngạc nhiên,...

+ Cử chỉ của đôi lay phù hợp, tránh vung tay chân, cựa quậu, đung đưa...

NHIỆM VỤ 3: Lập kế hoạch thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội

1. Trao đổi về cách thực hiện đề tài khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

Giải nhanh:

  • Xác định mục đích, đối tượng khảo sát:

    • Mục đích: khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

    • Đối tượng khảo sát: học sinh Trung học cơ sở. 

  • Xác định nội dung khảo sát:

    • Mục đích giao tiếp trên mạng xã hội.

    • Các mạng xã hội thường sử dụng.

    • Thời gian giao tiếp trên mạng xã hội.

    • Ngôn ngữ thường sử dụng khi giao tiếp trên mạng xã hội.

    • Thái độ khi giao tiếp trên mạng xã hội.

  • Lựa chọn phương pháp khảo sát và xây dựng phiếu khảo sát:

    • Phương pháp khảo sát: bảng hỏi, phỏng vấn,… 

    • Các câu hỏi khảo sát: câu hỏi nhiều lựa chọn, câu hỏi điền khuyết,…

  • Lựa chọn hình thức khảo sát: trực tiếp, trực tuyến.

  • Tiến hành khảo sát:

    • Thực hiện khảo sát trên đối tượng và hình thức đã lựa chọn.

    • Trao đổi về mục đích và cách thực hiện phiếu khảo sát.

    • Giải thích về các câu hỏi,… nếu cần.

  • Xử lí, phân tích và báo cáo kết quả khảo sát: 

    • Xử lí kết quả khảo sát: tính tỉ lệ phần trăm, lập bảng số liệu thông kê kế quả khảo sát,…

    • Phân tích kết quả: dựa trên bảng số liệu thống kê, đưa ra nhận xét, đánh giá về thực trạng giao tiếp, ứng xử của học sinh trên mạng xã hội.

    • Báo cáo: trình bày kết quả khảo sát trước lớp.

2. Xây dựng kế hoạch khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

Giải nhanh:

KẾ HOẠCH KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH TRÊN MẠNG XÃ HỘI

1. Mục tiêu: Khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội. 

2. Kế hoạch chi tiết: 

Nội dung

Thời gian

thực hiện

Người thực hiện

Đối tượng khảo sát

Chuẩn bị nội dung khảo sát:

  • Lựa chọn phương pháp, hình thức khảo sát.

  • Xây dựng công cụ khảo sát

Tuần 1 tháng…

Tổ 1

Lớp 9A

Lớp 9B

Lớp 9C

Lớp 9D

Tiến hành khảo sát

Tuần 2 tháng…

Tổ 2

Xử lí, phân tích kết quả khảo sát

Tuần 3 tháng…

Tổ 3

Báo cáo kết quả khảo sát

Tuần 4 tháng…

Tổ 4

NHIỆM VỤ 4: Khảo sát và báo cáo kết quả khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội

1. Thực hiện khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

Giải nhanh:

Học sinh chia theo nhóm và tiến hành khảo sát thực trạng giao tiếp của HS trên mạng xã hội với các lớp khối 9 theo kế hoạch đã xây dựng. Khi thực hiện khảo sát, cân chú ý một số điều sau đây:

  • Chào hỏi cởi mở, thân thiện và giới thiệu về mục đích khảo sát.

  • Trao đổi về tính bảo mật các thông tin mà bạn chia sẻ. 

  • Thể hiện mong muốn sự hợp tác của các bạn khi nhận và làm phiếu khảo sát.

  • Hướng dẫn cách trả lời các dạng câu hỏi trong phiếu khảo sát.

  • Giải thích những câu hỏi mà các bạn chưa rõ.

  • Cảm ơn khi nhận lại phiếu khảo sát.

2. Viết báo cáo kết quả khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

Giải nhanh:

+ Mục đích khảo sát: Biết được thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội hiện nay (facebook, zalo, tiktok, istagram…).

+ Khái quát về quá trình khảo sát:

  • Lên nội dung phiếu khảo sát

  • Tiến hành khảo sát HS lớp 9 trong trường.

+ Phân tích, bàn luận kết quả khảo sát: Tổng hợp lại kết quả đã thu thập được sau khi tiến hành khảo sát để phân tích và bàn luận.

+ Kết luận và đề xuất khuyến nghị: Thái độ và cách giao tiếp trên mạng xã hội của học sinh.

3. Báo cáo kết quả khảo sát thực trạng trước lớp.

 

NHIỆM VỤ 5: Tuyền truyền về hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực trong cuộc sống

1. Xây dựng kịch bản và đóng vai thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực trong cuộc sống. 

A person standing next to a child

Description automatically generated

Giải nhanh:

Tuấn thấy một bài đăng chế giễu bạn trong lớp ở trên Facebook nên Tuấn cũng vào chế giễu cùng. Mẹ Tuấn thấy vậy liền nói chuyện với Tuấn và mong muốn Tuấn gỡ bỏ những bình luận không hay về bạn, tự kiểm điểm lại bản thân và sửa chữa về cách ứng xử trên mạng xã hội cho phù hợp.

2. Sưu tầm và lan tỏa đến bạn bè các câu ca dao, tục ngữ thể hiện hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực.

“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.

“Lời nói không mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Giải nhanh:

1. Ăn nên đọi, nói nên lời

2. Lời hay, lẽ phải.

3. Một sự nhịn, chín sự lành.

4. Tu thân rồi mới tề gia/ Lòng ngay nói thật, gian tà mặc ai.

5. Rượu nhạt uống lắm cũng say/ Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm.

NHIỆM VỤ 6: Tự đánh giá

1. Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề này. 

Giải nhanh:

- Thuận lợi: Đây là chủ đề gần gũi với cuộc sống liên quan đến ứng xử nên dễ tiếp cận và tiếp thu trong quá trình học tập.

- Khó khăn: Chưa biết cách lập kế hoạch cụ thể, khó khăn trong việc lên nội dung phiếu khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

2. Với mỗi nội dung đánh giá sau đây, hãy xác định mức độ phù hợp nhất với em. 

A. Tốt

B. Đạt

C. Chưa đạt

TT

Nội dung đánh giá

1

Em xác định được điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.

2

Em lập được kế hoạch thực hiện đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

3

Em thực hiện được khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

4

Em báo cáo được kết quả thực hiện đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

5

Em tham gia tuyên truyền về hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực trong cuộc sống.

Giải nhanh:

TT

Nội dung đánh giá

Đánh giá

1

Em xác định được điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân.

Tốt

2

Em lập được kế hoạch thực hiện đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

Đạt

3

Em thực hiện được khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

Đạt

4

Em báo cáo được kết quả thực hiện đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

Đạt

5

Em tham gia tuyên truyền về hành vi giao tiếp, ứng xử tích cực trong cuộc sống.

Tốt

 

 

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác