Tắt QC

Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 1 chủ đề 5: Xây dựng ngân sách cá nhân và góp phần phát triển kinh tế gia đình (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 bản 1 chân trời sáng tạo chủ đề 5: Xây dựng ngân sách cá nhân và góp phần phát triển kinh tế gia đình (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hoạt động nào sau đây nhằm phát triển kinh tế gia đình trong lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản?

  • A. làm đất, làm cỏ, làm cây giống, thu hoạch, bảo quản,...
  • B. tìm kiếm thức ăn, cho ăn, vệ sinh chuồng trại,...
  • C. dệt vải, cắt chỉ, đóng gói,...
  • D. dọn phòng, tiếp tân, giặt giũ,...

Câu 2: Anh Phúc đi làm công ăn lương, anh muốn việc chi tiêu tiền của bản thân được hợp lí, đồng thời có thêm khoản tiết kiệm cho tương lai. Trong trường hợp này, anh Phúc cần phải làm gì sau đây?

  • A. Lập kế hoạch chi tiêu tài chính.
  • B. Nhờ người giữ hộ tiền lương.
  • C. Chi tiêu thoải mái số tiền kiếm được.
  • D. Lên kế hoạch gửi tiết kiệm ngân hàng.

Câu 3: Những vấn đề về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm,... của mỗi người được gọi là gì?

  • A. tiền sinh hoạt.
  • B. tài chính cá nhân.
  • C. tài chính nhà nước.
  • D. tiền tiết kiệm.

Câu 4: Bước thứ hai trong lập ngân sách cá nhân là gì?

  • A. Xác định khoản chi thường xuyên, phát sinh.
  • B. Xác định các khoản thu.
  • C. Xác định mục tiêu cần tiết kiệm.
  • D. Cân đối thu, chi bằng cách chia tỉ lệ.

Câu 5: Mục tiêu tài chính nên xây dựng dựa trên:

  • A. Bảo đảm hoàn thành các công việc được giao.
  • B. Nhu cầu và khả năng số tiền có thể thu được.
  • C. Tất cả nội dung trong kế hoạch cần cụ thể, phù hợp với từng cá nhân.
  • D. Lập kế hoạch cho mọi thứ.

Câu 6: Đâu là lợi ích của xây dựng ngân sách cá nhân?

  • A. Gò bó, ép buộc trong mua sắm, chi tiêu hằng ngày.
  • B. Thụ động trong việc chi tiêu cá nhân.
  • C. Có nguồn tài chính ổn định.
  • D. Tiết kiệm được nhiều tiền để mua sắm.

Câu 7: Bước thứ ba trong lập ngân sách cá nhân là gì?

  • A. Xác định các khoản thu.
  • B. Xác định khoản chi thường xuyên, phát sinh.
  • C. Cân đối thu, chi bằng cách chia tỉ lệ.
  • D. Xác định mục tiêu cần tiết kiệm.

Câu 8: Khi cân đối các khoản chi trong ngân sách có khó khăn gì?

  • A. Tài chính ổn định.
  • B. Phát sinh nhiều khoản chi.
  • C. Không có kế hoạch rõ ràng.
  • D. Thực hiện theo kế hoạch đặt ra.

Câu 9: Bước thứ tư trong lập ngân sách cá nhân là gì?

  • A. Xác định khoản chi thường xuyên, phát sinh.
  • B. Xác định các khoản thu.
  • C. Xác định mục tiêu cần tiết kiệm.
  • D. Cân đối thu, chi bằng cách chia tỉ lệ.

Câu 10: Làm thế nào để giảm thiểu chi tiêu không cần thiết?

  • A. Mua sắm dựa trên cảm xúc.
  • B. Xác định ưu tiên và ưu tiên những nhu cầu thực sự.
  • C. Không cần quản lý chi tiêu.
  • D. Mua những thứ mình mong muốn.

Câu 11: Phương án nào sau đây không thuộc một trong những quy tắc của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân?

  • A. Chi tiêu không vượt mức thu cho phép.
  • B. Tăng thu nhập đồng nghĩa với việc tăng chi tiêu hàng tháng.
  • C. Phân bổ thu nhập hợp lí sao cho không ảnh hưởng đến các khoản chi thiết yếu.
  • D. Tăng thu nhập nhưng không được ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Câu 12: Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư nhằm mục đích nào sau đây?

  • A. Lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu hợp lí.
  • B. Phân tích tài chính cá nhân chi tiết.
  • C. Thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân.
  • D. Phân chia sử dụng tài chính để thỏa mãn nhu cầu.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác