Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 1 chủ đề 3: Góp phần xây dựng văn hoá nhà trường
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Hoạt động trải nghiệm 9 bản 1 Chân trời sáng tạo chủ đề 3: Góp phần xây dựng văn hoá nhà trường có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường?
- A. Những người gây ra bạo lực học đường sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
- B. Bạo lực học đường chỉ diễn ra trong môi trường lớp học, không gây hậu quả.
C. Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an.
- D. Người gây ra bạo lực học đường chỉ có thể bị tổn thương về thể chất.
Câu 2: Đâu không phải là một trong những sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường?
- A. Đoạn phim ngắn giới thiệu về truyền thống nhà trường.
- B. Sổ tay giới thiệu về truyền thống nhà trường.
- C. Tạo kho dữ liệu ảnh về các hoạt động của nhà trường.
D. Tranh vẽ về các danh lam, thắng cảnh tại địa phương.
Câu 3: Phương án nào sau đây không thuộc nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường?
A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình.
- B. Thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm.
- C. Thích thể hiện bản thân thái quá.
- D. Tính cách nông nổi, bồng bột của tuổi trẻ.
Câu 4: Hình thức phù hợp để tổ chức hoạt động tuyên truyền về các biện pháp phòng chống bắt nạt học đường là gì?
A. Truyền thông đa phương tiện.
- B. Tổ chức tọa đàm.
- C. Đóng vai giải quyết tình huống.
- D. Vẽ tranh về bắt nạt học đường.
Câu 5: Đâu không phải là cách ứng xử thể hiện tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với các bạn, thầy cô?
- A. Vui vẻ trò chuyện với thầy cô và các bạn.
- B. Hỗ trợ và giúp đỡ thầy cô, bạn bè trong khả năng của mình.
C. So sánh, đánh giá, chỉ trích và phán xét về sự khác biệt của thầy cô, bạn bè.
- D. Sẵn sàng cùng bạn thực hiện nhiệm vụ được thầy cô giao.
Câu 6: Trong bạo lực học đường không bao gồm hình thức nào sau đây?
- A. Các hành vi bạo lực thể chất.
- B. Các hành vi bạo lực tinh thần.
- C. Các hành vi bạo lực trực tuyến.
D. Các hành vi bạo lực vật chất.
Câu 7: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về vấn đề bạo lực học đường?
- A. Thiếu hụt kĩ năng sống là một nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.
- B. Bạo lực học đường gây tổn thương về thể chất và tinh thần đối với nạn nhân.
C. Người gây ra bạo lực học đường không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- D. Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an.
Câu 8: Đâu không phải là một hoạt động lao động công ích ở trường học?
- A. Tổng vệ sinh lớp học.
- B. Trồng cây xanh trong khuôn viên nhà trường.
C. Vệ sinh đường làng.
- D. Chăm sóc hoa ở vườn trường.
Câu 9: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của bạo lực học đường?
- A. Bạn Q nhắc nhở bạn A không nên nói chuyện trong giờ học.
B. Bạn P đe dọa sẽ đánh bạn M vì không cho mình chép bài.
- C. Cô giáo phê bình A vì thường xuyên đi học muộn.
- D. Ông T đánh con vì trốn học để đi chơi game.
Câu 10: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của bạo lực học đường?
- A. Tẩy chay, xa lánh bạn cùng lớp.
- B. Gây gổ, đánh nhau với các bạn cùng lớp.
- C. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn học.
D. Tâm sự, chia sẻ khi bạn cùng lớp có chuyện buồn.
Câu 11: Để phòng ngừa bạo lực học đường, mỗi học sinh cần làm gì?
- A. Đua đòi tham gia vào các trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
- B. Sử dụng bạo lực để giải quyết những khúc mắc, xích mích trong nhà trường.
C. Có lối sống lành mạnh tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
- D. Sử dụng hình thức răn đe, bạo lực đối với những hành vi sai trái trên ghế nhà trường.
Câu 12: Thực hành thể hiện tôn trọng sự khác biệt trong tình huống sau: “Thầy M dạy Ngữ văn ở lớp của K rất hay làm các bài thơ ngắn và đọc cho cả lớp nghe vào đầu tiết học. K thường tỏ ra khó chịu và quay sang nói chuyện riêng với bạn mỗi khi thầy đọc thơ”.
- A. Trong giờ học Ngữ văn chỉ nên tập trung vào nội dung của bài học, thầy K không nên đọc thơ do thầy tự làm. K có thể làm việc riêng của mình.
B. Việc thầy M đọc các bài thơ ngắn cho cả lớp nghe vào đầu tiết học với mục đích để tạo không khí hứng thú cho cả lớp trước khi bắt đầu bài học. K cần giữ trật tự và lắng nghe thầy M.
- C. Bài thơ của thầy M không liên quan đến nội dung bài học nên K có thể không lắng nghe nhưng vẫn cần giữ trật tự trong lớp học.
- D. K nên phản ánh và báo cáo sự việc thầy M dạy Ngữ văn rất hay làm các bài thơ ngắn và đọc cho cả lớp nghe vào đầu tiết học với giáo viên chủ nhiệm.
Câu 13: Trong giờ học em vô tình nghe thấy bạn T và bạn M bàn nhau sau giờ học sẽ đón đầu đánh P khi đi học về. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
- A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân.
B. Báo với cô giáo chủ nhiệm để có biện pháp kịp thời.
- C. Rủ các bạn khác trong lớp cùng đi xem đánh nhau.
- D. Gặp P để báo cho bạn thông tin mà mình nghe được.
Câu 14: Trên đường đi học về em bắt gặp 1 nhóm bạn đang có hành vi dọa nạt, có ý định đánh một bạn khác cùng trường. Trong trường hợp này em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
- A. Đứng lại để xem, cổ vũ các bạn.
- B. Làm ngơ đi qua vì không liên quan.
C. Tìm sự giúp đỡ của người lớn gần đó.
- D. Chạy nhanh về nhà để báo với bố mẹ.
Câu 15: Thể hiện cách ứng xử tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa trong tình huống sau: “N là một học sinh giỏi, luôn tích cực trong học tập nhưng lại ít tham gia các hoạt động phong trào. Trong lớp, N cũng ít nói chuyện với các bạn”.
- A. Đánh giá, chỉ trích N vì nếu có học giỏi nhưng không tham gia các hoạt động phong trào thì cũng không được cả lớp đánh giá cao.
- B. Không quan tâm đến chuyện của N vì không thân thiết với N.
- C. N học giỏi và tích cực trong học tập là đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một người học sinh. N chỉ nên học tập, không cần tham gia các hoạt động phong trào.
D. Động viên, hỗ trợ và nói chuyện với N về những thuận lợi khi tham gia các hoạt động phong trào.
Câu 16: Nguyên nhân chủ quan quan của bạo lực học đường là gì?
- A. thiếu sự giáo dục của gia đình.
B. sự phát triển của tâm lí lứa tuổi.
- C. cha mẹ thiếu sự quan tâm đến con cái.
- D. tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực.
Câu 17: Để phòng ngừa bạo lực học đường, mỗi học sinh không nên là gì?
- A. Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.
B. Tham gia vào bạo lực học đường để giải quyết tranh chấp.
- C. Nhanh chóng nhận diện được dấu hiệu của bạo lực học đường.
- D. Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc trình báo cơ quan chức năng.
Câu 18: Địa điểm phù hợp để trưng bày và giới thiệu sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động là:
A. Phòng Truyền thống của nhà trường.
- B. Khu dân cư xung quanh trường học.
- C. Phòng học Tin học của nhà trường.
- D. Phòng học Âm nhạc của nhà trường.
Câu 19: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của bạo lực học đường?
- A. Quan tâm, động viên khi bạn gặp chuyện buồn.
- B. Hỗ trợ, động viên khi bạn gặp khó khăn.
- C. Quan tâm, giúp đỡ bạn cùng lớp.
D. Đánh đập, xâm hại thân thể bạn học.
Câu 20: Lợi ích khi tham gia các hoạt động lao động công ích là gì?
- A. Có thêm các hình ảnh, video đẹp trên mạng xã hội của bản thân.
B. Làm quen thêm được nhiều bạn mới.
- C. Giảm bớt thời gian học bài và làm bài tập về nhà.
- D. Được đánh giá cao hơn khi học môn Hoạt động trải nghiệm và Giáo dục công dân.
Câu 21: Nhân ngày 20/11, nhà trường tổ chức biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11 nhưng bạn L không tham gia vì không thích. Nếu là bạn của L, em sẽ khuyên bạn L như thế nào?
- A. Ủng hộ việc làm của L, không nên ép buộc người khác theo mong muốn của mình.
- B. Đồng tình với việc làm đó vì cho rằng mỗi bạn một sở thích.
C. Nói cho L hiểu về ý nghĩa của hoạt động này và khuyên L cùng tham gia.
- D. Không quan tâm tới L vì không thân thiết lắm.
Câu 22: Câu ca dao, tục ngữ nói về cách sống hài hòa với bạn bè là:
- A. Đất tốt trồng cây rườm rà/Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.
- B. Có kiêng có lành, có dành có lúa.
C. Quen nhau từ thuở hàn vi/Bây giờ sang trọng sá chi thân hèn.
- D. Gieo nhân nào gặp quả ấy.
Xem toàn bộ: Giải Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời bản 1 chủ đề 3: Góp phần xây dựng văn hoá nhà trường
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận