Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 8 Cánh diều bài : Bài mở đầu. Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn Khoa học tự nhiên 8 (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 8 bài Bài mở đầu. Làm quen với bộ dụng cụ, thiết bị thực hành môn Khoa học tự nhiên 8 (P2)- sách Hóa học 8 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tại sao trên dán nhãn của hóa chất thường có các kí hiệu cảnh báo?

  • A. Để người thực hành chú ý hơn trong quá trình làm thí nghiệm và bảo quản.
  • B. Để người thực hành biết được các ứng dụng của hóa chất.
  • C. Để người thực hành biết được các tính chất hóa học của hóa chất.
  • D. Để người thực hành sáng tạo ra các thí nghiệm khác độc đáo hơn.

Câu 2: Một vôn kế ở phòng thí nghiệm có hai thang đo là 12 V và 6 V. Giới hạn đo của vôn kế này là

  • A. 18 V.
  • B. 12 V.
  • C. 9 V.
  • D. 6 V.

Câu 3: Joulemeter là thiết bị trong phòng thí nghiệm dùng để

  • A. Đo dòng điện, điện áp, công suất và năng lượng điện cung cấp cho mạch điện.
  • B. Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện.
  • C. Chuyển đổi điện áp xoay chiều có giá trị 220V thành điện áp một chiều có giá trị nhỏ.
  • D. Đo giá trị của điện trở trong toàn mạch điện.

Câu 4: Khi đun nóng hoá chất lỏng trong cốc thuỷ tinh phải dùng lưới thép lót dưới đáy cốc để

  • A. cốc không bị đổ.
  • B. tránh nứt vỡ cốc.
  • C. hoá chất không sôi mạnh.
  • D. dẫn nhiệt tốt.

Câu 5: Trong phòng thí nghiệm, tên của dụng cụ trong hình là gì?

c

  • A. Kéo.
  • B. Panh.
  • C. Kẹp gỗ.
  • D. Ống hút nhỏ giọt.

Câu 6: Thiết bị điện có thể được nối đồng thời với ba dây dẫn điện là

  • A. điôt.
  • B. điện trở.
  • C. ampe kế.
  • D. biến trở.

Câu 7: Lấy hóa chất rắn ở các dạng hạt to, dây, thanh có thể lấy ra khỏi lọ đựng bằng

  • A. Thìa kim loại.
  • B. Phễu, cốc hoặc ống đong có mỏ.
  • C. Panh.
  • D. Kẹp gỗ.

Câu 8: Cách làm nào dưới đây khi đun hoá chất lỏng trong ống nghiệm là đúng?

  • A. Khi đun hoá chất lỏng trong ống nghiệm cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 30°, hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.
  • B. Khi đun hoá chất lỏng trong ống nghiệm cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 90°, hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.
  • C. Khi đun hoá chất lỏng trong ống nghiệm cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 60°, hướng miệng ống nghiệm về phía người khác.
  • D. Khi đun hoá chất lỏng trong ống nghiệm cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 60°, hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.

Câu 9: Các thí nghiệm về điện ở môn Khoa học tự nhiên thường dùng nguồn điện bao nhiêu Vôn?

  • A. 12 V
  • B. 6 V
  • C. 3 V
  • D. 1,5 V

Câu 10: Một ampe kế ở phòng thí nghiệm có hai thang đo là 0,6 A và 3 A. Giới hạn đo của ampe kế này là

  • A. 3 A.
  • B. 0,6 A.
  • C. 1,8 A.
  • D. 3.6 A.

Câu 11: Trong phòng thí nghiệm, tên của dụng cụ trong hình là gì?

sơ đồ

  • A. Phễu lọc.
  • B. Ống đong.
  • C. Cốc thủy tinh.
  • D. Ống nghiệm.

Câu 12: Trong môn Khoa học tự nhiên 8, thiết bị điện dùng trong học tập là

  • A. nồi cơm điện.
  • B. đèn ống.
  • C. đèn LED.
  • D. xe đạp điện.

Câu 13: Khi đun hóa chất trong ống nghiệm cần kẹp ống nghiệm bằng kẹp khoảng

  • A. 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống.
  • B. 1/4 ông nghiệm tính từ miệng ống.
  • C. 1/5 ống nghiệm tính từ miệng ống.
  • D. 1/6 ống nghiệm tính từ miệng ống.

Câu 14: Trong mạch điện sau, vôn kế được mắc để

biểu đồ

  • A. Đo hiệu điện thế của đèn 1
  • B. Đo hiệu điện thế của đèn 2
  • C. Đo hiệu điện thế của cả 2 đèn
  • D. Đo hiệu điện thế toàn mạch

Câu 15: Phân biệt ống nghiệm và ống đong dựa vào

  • A. Ống nghiệm to hơn ống đong.
  • B. Ống đong có vạch chia độ, ống nghiệm không có vạch chia độ.
  • C. Ống nghiệm làm bằng nhựa, ống đong bằng thủy tinh.
  • D. Ống nghiệm có vạch chia độ, ống đong thì không có vạch chia độ.

Câu 16: Để đo cường độ dòng điện trong mạch đi qua bóng đèn thì cách mắc ampe kế nào sau đây là sai?

Học sinh tham khảo

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 17:Khi rót hóa chất lỏng từ lọ ra cần hướng dán nhãn hóa chất lên trên để làm gì?

  • A. Để nhìn lại tên hóa chất đãn đúng hóa chất mình cần dùng chưa. 
  • B. Để tránh các giọt hóa chất dính và nhãn làm hỏng nhãn.
  • C. Để chất lỏng chảy ra dễ dàng hơn.
  • D. Để chất lỏng không bị bắn ra ngoài.

Câu 18: Thiết bị trong hình dưới đây là

Học sinh tham khảo

  • A. Bên trái là vôn kế, bên phải là ampe kế.
  • B. Bên trái là ampe kế, bên phải là vôn kế.
  • C. Cả hai đều là ampe kế.
  • D. Cả hai đều là vôn kế.

Câu 19: Ta có các hoạt động sau: 

a. Phơi quần áo lên dây điện 

b. Làm thí nghiệm với dây dẫn có vỏ bọc cách điện 

c. Lắp cầu chì phù hợp cho mỗi thiết bị điện 

d. Tự mình sửa chữa mạng điện gia đình 

e. Làm thí nghiệm với pin hoặc acquy 

f. Chơi thả diều gần đường dây tải điện 

Việc làm nào trên đây đảm bảo an toàn đối với học sinh khi sử dụng điện?

  • A. a, b, e
  • B. b, c, e
  • C. b, c, f
  • D. a, d, f

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác