Tắt QC

Trắc nghiệm Hóa học 8 Cánh diều bài 8: Acid (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 8 bài 8 Acid (P2)- sách Hóa học 8 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Dung dịch acid đổi màu quỳ tím sang

  • A. Xanh
  • B. Trắng
  • C. Đỏ
  • D. Đen

Câu 2: Nhúng mẫu giấy quỳ tím vào dung dịch X thấy màu của giấy quỳ không thay đổi, nhúng mẫu giấy quỳ tím vào dung dịch Y thấy giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. Kết luận nào sau đây về dung dịch X và Y là đúng?

  • A. Cả X và Y đều là dung dịch acid
  • B. X là dung dịch acid, Y không phải là dung dịch acid.
  • C. X không phải là dung dịch acid, Y là dung dịch acid.
  • D. Cả X và Y đều không phải là dung dịch acid.

Câu 3: Để xác nhận một dung dịch là dung dịch acid ta có thể

  • A. quan sát màu của dung dịch.
  • B. ngửi mùi của dung dịch.
  • C. nhỏ dung dịch lên giấy quỳ tím.
  • D. quan sát sự bay hơi của dung dịch.

Câu 4: Để phân biệt ba dung dịch HCl, H2SO4, HNO3, nên dùng

  • A. quỳ tím, dd AgNO3
  • B. dd Na2CO3, dd AgNO3
  • C. dd NaOH, dd AgNO3
  • D. dd BaCl2, dd AgNO3

Câu 5: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau sinh ra chất khí cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh?

  • A. Zn + HCl
  • B. ZnO + HCl
  • C. Zn(OH)2+ HCl
  • D. NaOH + HCl

Câu 6: Trong các dung dịch sau: dung dịch NaCl, dung dịch HCl, dung dịch giấm ăn và dung dịch đường saccharose, các dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ là

  • A. dung dịch NaCl và dung dịch HCl.
  • B. dung dịch HCl và dung dịch giấm ăn.
  • C. dung dịch giấm ăn và dung dịch đường saccharose.
  • D. dung dịch NaCl và dung dịch giấm ăn.

Câu 7: Dãy dung dịch/ chất lỏng nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành đỏ

  • A. HNO3, H2O, H3PO4
  • B. CH3COOH, HCl, HNO3
  • C. HBr, H2SO4, H2O
  • D. HCl, NaCl, KCl

Câu 8: Phương trình hóa học nào sau đây đúng khi cho dung dịch CH3COOH tác dụng với Mg

  • A. CH3COOH + Mg → CH3COOMg + $\frac{1}{2}$H2
  • B. 2CH3COOH + Mg (CH3COO)2Mg + H2
  • C. CH3COOH + 2Mg → CH3COO(Mg)2 + $\frac{1}{2}$H2
  • D. CH3COOH + Mg → CH3COOHMg

Câu 9: Công thức hoá học của acid có trong dịch vị dạ dày là

  • A. CH3COOH.
  • B. H2SO4.
  • C. HNO3.
  • D. HCl.

Câu 10: Chất nào sau đây không phản ứng với sắt?

  • A. NaCl
  • B. CH3COOH
  • C. H2SO4
  • D. HCl

Câu 11: Hòa tan hết muối cacbonat trung hòa của kim loại A bằng dung dịch H2SO4 vừa đủ nồng độ 19,6% thì thu được dung dịch chứa muối sunfat nồng độ 26,57%. Xác định kim loại A

  • A. Zn
  • B. Al
  • C. Fe
  • D. Mg

Câu 12: Nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch X thấy màu của giấy quỳ không thay đổi, nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch Y thấy giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.

Kết luận nào sau đây về dung dịch X và Y là đúng?

  • A. Cả X và Y đều là dung dịch acid.
  • B. X là dung dịch acid, Y không phải là dung dịch acid.
  • C. X không phải là dung dịch acid, Y là dung dịch acid.
  • D. Cả X và Y đều không phải là dung dịch acid.

Câu 13: Trong phòng thí nghiệm, cần điều chế 2,479 lít khí hydrogen, người ta cho kẽm tác dụng với dung dịch H2SO4 9,8% (hiệu suất 100%). Khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng là

  • A. 98g
  • B. 100g
  • C. 49g
  • D. 50g

Câu 14: Cho 0,1 mol kim loại kẽm vào dung dịch HCl dư. Khối lượng muối thu được là:

  • A. 13,6 g
  • B. 1,36 g
  • C. 20,4 g
  • D. 27,2 g

Câu 15: Cho 5,6 gam sắt tác dụng với 100ml dung dịch HCl 0,1M. Khối lượng muối tạo thành là:

  • A. 12,7g
  • B. 1,27g
  • C. 0,635g
  • D. 6,35g

Câu 16: Trong phòng thí nghiệm, H2 thường được điều chế bằng cách cho Zn tác dụng với dung dịch HCl. Nếu cho 6,5 gam Zn tác dụng hết với dung dịch HCI sẽ tạo ra bao nhiêu lít khí H2 (ở dktc)?

  • A. 24,79l
  • B. 2,79l
  • C. 2,479l
  • D. 0,2479l

Câu 17: Cho 6 gam hỗn hợp gồm Mg và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4. Sau phản ứng thu được 2,479 lít khí hydrogen (25°C, 1 bar). % khối lượng Cu trong hỗn hợp trên là:

  • A. 40%
  • B. 25%
  • C. 50%
  • D. 60%

Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 14,4 gam FeO cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là:

  • A. 100.
  • B. 200.
  • C. 300.
  • D. 400.

Câu 19: Hòa tan vừa hết 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 trong 200 ml dung dịch HCl 3,5M. Khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp là:

  • A. 4 g và 16 g
  • B. 10 g và 10 g
  • C. 8 g và 12 g
  • D. 14 g và 6 g

Câu 20: Khi cho 500ml dung dịch NaOH 1M tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 2M tạo thành muối trung hòa. Thể tích dung dịch H2SO4 2M là:

  • A. 250 ml
  • B. 400 ml
  • C. 500 ml
  • D. 125 ml

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác