Trắc nghiệm HDTN 7 chân trời sáng tạo học kì II (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm HDTN 7 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Đâu là biểu hiện của tính kiên trì?
A. Cố gắng giải bài toán khó
- B. Bỏ cuộc khi không đạt được điều mong muốn
- C. Cả 2 ý trên đúng
- D. Cả 2 ý trên sai
Câu 2: Đâu là biểu hiện của sự chăm chỉ?
- A. Mỗi ngày dành 30 phút để rèn luyện Tiếng Anh
- B. Làm đầy đủ bài tập về nhà
- C. Dọn dẹp nhà cửa hàng ngày
D. Cả 3 ý trên
Câu 3: Cách để rèn luyện sự chăm chỉ trong học tập và cuộc sống là?
- A. Lập kế hoạch học tập cụ thể
- B. Thực hiện đúng theo kế hoạch đã lập
- C. Thực hiện liên tục công việc tới khi thành thói quen
D. Cả 3 ý trên
Câu 4: Để đạt được điểm cao trong kỳ thi sắp tới, Hiền đã lập kế hoạch và quyết tâm thực hiện. Tuần thứ nhất Hiền thực hiện chăm chỉ, tới quần thứ hai Hiền đã bỏ dở và chán không làm nữa. Đâu là nhận xét đúng về Hiền?
A. Hiền chưa rèn luyện được thói quen chăm chỉ
- B. Hiền đã biết cách rèn luyện thói quen chăm chỉ
- C. Hiền không phải là người chăm chỉ
- D. Cả 3 ý trên
Câu 5: Chúng ta có thể rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ từ việc chăm sóc cây, rau, vật nuôi bằng cách
- A. Cho vật nuôi ăn
- B. Dọn dẹp nơi ở của vật nuôi
- C. Tưới cây, rau
D. Tất cả các phương án trên
Câu 6: Học sinh có thể rèn luyện tính chăm chỉ học tập bằng cách
- A. Luôn soạn bài các môn đầy đủ
- B. Đọc và tìm hiểu bài
- C. Hoàn thành bài tập ngay sau giờ học
D. Cả A, B, C
Câu 7: Nhận xét nào sau đây là đúng về ảnh hưởng của tính kiên trì, chăm chỉ tới hiệu quả công việc?
- A. Tính kiên trì, chăm chỉ giúp chúng ta tích lũy được nhiều kinh nghiệm có ích cho công việc sau này.
- B. Người có tính kiên trì, chăm chỉ sẽ nhận được sự đánh giá cao của lãnh đạo và đồng nghiệp.
- C. Tính kiên trì, chăm chỉ giúp hoàn thành công việc nhanh chóng, đúng hạn, năng suất công việc cao.
D. Cả A, B, C
Câu 8: Một số trường hợp thành công trong cuộc sống nhờ tính kiên trì, chăm chỉ như
- A. Vận động viên Ánh Viên
- B. Nhà bác học Thomas Edison
- C. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký
D. Tất cả các phương án trên
Câu 9: Muốn rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ cần làm gì?
- A. Không ăn, không ngủ để thực hiện mục tiêu
B. Lập bảng kế hoạch rèn luyện tính kiên trì
- C. Có hứng thì mới làm việc
- D. Cả 3 ý trên
Câu 10: Nếu có nguy cơ bị xâm hại tình dục, chúng ta có thể tự bảo vệ bản thân bằng cách
- A. Báo ngay sự việc với người thân, người có trách nhiệm
- B. Gọi cho số điện thoại 111
- C. Chạy đến chỗ đông người
D. Tất cả các phương án trên
Câu 11: Cách tự bảo vệ trong tình huống bị người lạ bám theo đó là?
- A. Quay lại chửi và đuổi theo kẻ bám đuôi
- B. Cứ đi cho tới khi về nhà
C. Chạy vào nhà người dân gần đó xin giúp đỡ
- D. Đáp án khác
Câu 12: Nam và Hoài đang đi trên một con đường nhỏ, hai bên là cây cối rậm rạp thì bất ngờ có một con rắn bò ra. Theo em, hai bạn nên xử lí như thế nào để tự bảo vệ bản thân trong trường hợp trên?
- A. Bước đi nhanh, để cắt đuôi
- B. Bình tĩnh lấy một cây gậy dài để xua đuổi chúng đi xa và chạy thật nhanh ra khỏi khu vực đó
- C. Chạy tới nơi đông người, báo cho người bảo vệ hay nhờ người dân ở đó cứu giúp hoặc báo cảnh sát
D. Tất cả các cách trên
Câu 13: Câu nào dưới đây nói về tính kiên trì, chăm chỉ?
- A. Có thực mới vực được đạo
B. Có công mài sắt, có ngày nên kim
- C. Lá lành đùm lá rách
- D. Học thầy không tày học bạn
Câu 14: Hùng rất ham chơi nên suốt học kì không học chữ nào, tới gần ngày thi mới lôi vở ra học. Hùng đã thức nguyên đêm trước khi đi thi để ôn bài cho kịp. Đó có phải hành động của kiên trì, chăm chỉ không? Vì sao?
- A. Không. Vì Hùng học rất kém
- B. Có. Vì Hùng đã ôn bài một đêm
C. Không. Vì kiên trì, chăm chỉ là cả quá trình chứ không phải một thời điểm ngắn
- D. Cả 3 ý trên
Câu 15: Trên đường đi học về, Tùng đi đến một quãng đường vắng, đột nhiên có 2 người lạ mặt lao ra chặn đường và yêu cầu đưa chiếc xe đạp thể thao mà mẹ mới mua cho. Theo em, Tùng nên xử lí như thế nào để tự bảo vệ bản thân trong trường hợp trên?
- A. Kéo dài thời gian nói chuyện với hai người lạ mặt để chờ cơ hội thích hợp có người giúp đỡ
- B. Tùng nên cố gắng hết sức đạp xe chạy thoát khỏi 2 người đó đến chỗ đông người
- C. Nếu cảm thấy không có khả năng chạy thoát thì ngoan ngoãn đưa chiếc xe cho họ, cố gắng nhớ rõ gương mặt của 2 người đó và chạy về kể lại cho bố mẹ, người thân để đi báo án
D. Cả ba phương án trên
Câu 16: Đâu là điểm mạnh trong học tập và cuộc sống?
- A. Học tốt môn Toán
- B. Thích đọc sách
- C. Giao tiếp tốt
D. Cả 3 ý trên
Câu 17: Đâu được xem là điểm yếu trong học tập và cuộc sống?
- A. Kiên trì
- B. Cẩn thận
C. Ngại phát biểu ý kiến
- D. A và B đúng
Câu 18: Đâu là phát biểu đúng?
- A. Chúng ta không nên đề cao ưu điểm
- B. Điểm yếu của bản thân không bao giờ thay đổi được
C. Chúng ta cần phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm
- D. Cả 3 ý trên
Câu 19: Để khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh chúng ta cần làm gì?
- A. Lập kế hoạch học tập và thời gian biểu
- B. Rèn luyện hàng ngày, trau dồi kiến thức
- C. Theo thời gian điểm mạnh và điểm yếu sẽ tự khắc phục nên không cần làm gì
D. A và B đúng
Câu 20: Biểu hiện của tính kiên trì, chăm chỉ là gì?
- A. Ngại làm bài tập về nhà
B. Chăm chỉ làm bài tập về nhà
- C. Thấy bài tập khó sẽ bỏ qua
- D. A và C đúng
Câu 21: Để rèn luyện tính chăm chỉ và kiên trì, chúng ta cần làm gì?
- A. Xây dựng thời gian biểu học tập
- B. Chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ và nuôi dưỡng động lực học trong quá trình đó
- C. Luyện tập để phát triển khả năng, sự tự tin trong quá trình rèn luyện
D. Cả 3 ý trên
Câu 22: Tác động của tính kiên trì, chăm chỉ đến hiệu quả công việc là gì?
- A. Nâng cao năng suất làm việc
- B. Tạo tính kỉ luật trong công việc
C. Cả A, B đều đúng
- D. Cả A, B đều sai
Câu 23: Một số trường hợp thành công trong cuộc sống nhờ tính kiên trì, chăm chỉ như
- A. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký
- B. Nhà bác học Thomas Edison
- C. Vận động viên Ánh Viên
D. Tất cả các phương án trên
Câu 24: Những việc làm để giúp nhà cửa, lớp học gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ là?
- A. Gấp quần áo và đồ dùng gọn gàng
- B. Sắp xếp sách vở gọn gàng
- C. Quét và lau nhà
D. Tất cả các phương án trên
Câu 25: Những khó khăn khi chúng ta sắp xếp nhà cửa, lớp học là?
- A. Khó khăn trong việc di chuyển các đồ vật to, nặng
- B. Tạo không gian sống thoáng đãng, thoải mái
C. Tiết kiệm thời gian tìm kiếm các đồ dùng cần thiết
- D. Giữ nhà cửa gọn gàng ngăn nắp giúp học tập, làm việc tại nhà hiệu quả hơn
Câu 26: Những thuận lợi khi chúng ta sắp xếp nhà cửa, lớp học là?
- A. Tạo không gian sống thoáng đãng, thoải mái
- B. Tiết kiệm thời gian tìm kiếm các đồ dùng cần thiết
- C. Khó khăn trong việc di chuyển các đồ vật to, nặng
D. Cả A và B
Câu 27: Người có thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình thường
- A. Đồ đạc lộn xộn, không ngăn nắp
- B. Để đồ dùng không đúng vị trí
C. Cất đồ đạc vào đúng vị trí sau khi sử dụng
- D. Không dọn dẹp nhà cửa thường xuyên
Câu 28: Cuối tuần, Hân rủ Ngân tới nhà chơi. Bình thường Hân không bao giờ dọn dẹp nhà cửa nên nhà cửa rất bừa bộn. Trước khi Ngân qua, Hân đã dọn sạch sẽ vì sợ bạn chê nhà mình. Hành động của Hân có phải thói quen ngắn nắp, sạch sẽ không? Vì sao?
- A. Phải vì Hân đã dọn trước khi bạn đến
B. Không phải vì sạch sẽ, ngăn nắp phải diễn ra thường xuyên
- C. Phải vì Hân không cần thiết phải dọn nhà
- D. Cả 3 ý trên
Câu 29: Hà luôn ăn vặt xong rồi nhét vỏ vào gầm bàn vì sợ bẩn cặp mình. Theo em đó có phải thói quen ngăn nắp, sạch sẽ không? Vì sao?
- A. Phải, vì bác lao công sẽ dọn bàn
- B. Phải, vì Hà đã giữ cho cặp của mình sạch sẽ
C. Không phải, vì Hà đã làm bẩn môi trường lớp học
- D. Cả 3 ý trên
Câu 30: Đâu không phải hành động thể hiện thói quen ngăn nắp?
- A. Mai luôn cất gọn gàng sách vở sau khi học xong
- B. Minh luôn tiện tay vo chăn vào lúc ngủ dậy
- C. Hồng đi học về liền vứt quần áo bẩn trên giường
D. Cả B và C
Câu 31: Những việc nào cần sự hợp tác?
- A. Làm việc nhóm
- B. Biểu diễn văn nghệ
- C. Nghiên cứu theo nhóm
D. Cả 3 ý trên
Câu 32: Biểu hiện của việc hợp tác là gì?
A. Biết cách lắng nghe
- B. Bảo thủ
- C. Vị kỷ
- D. Cả 3 ý trên
Câu 33: Lợi ích của việc hợp tác cùng mọi người là gì?
- A. Công việc hoàn thành nhanh chóng
- B. Tạo mối quan hệ gắn kết với mọi người
- C. Vụ lợi cá nhân
D. A và B đúng
Câu 34: Hợp tác lẫn nhau thể hiện tinh thần gì?
A. Đoàn kết
- B. Dũng cảm
- C. Bất khuất
- D. Cả 3 ý trên
Câu 35: Có mấy bước để hợp tác thực hiện nhiệm vụ?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
D. 4
Câu 36: Bước đầu tiên của hợp tác, cần những kỹ năng gì?
- A. Trình bày ý kiến của bản thân
- B. Tôn trọng ý kiến của người khác
- C. Tôn trọng sự khác biệt
D. Cả 3 ý trên
Câu 37: Bước thứ hai của hợp tác, cần những kỹ năng gì?
A. Lắng nghe tích cực nguyện vọng của các thành viên
- B. Ai thích việc nào nhận việc đấy
- C. Làm đơn lẻ
- D. Cả 3 ý trên
Câu 38: Bước thứ ba của hợp tác, cần những kỹ năng gì?
- A. Hỗ trợ nhau trong công việc
- B. Soi mói bắt lỗi lẫn nhau
- C. Xử lí tình huống phát sinh
D. A và C đúng
Câu 39: Tuần tới, lớp em có buổi hoạt động trải nghiệm ngoài trời. Cô giáo giao cho tổ em lên kế hoạch để thực hiện buổi trải nghiệm đó. Đâu là những bước nên làm cho bản kế hoạch:
- A. Lấy ý kiến các thành viên
- B. Lựa chọn công việc phù hợp để phân công cho các thành viên
- C. Dự tính tình huống phát sinh và cách giải quyết
D. Cả 3 ý trên
Câu 40: Biểu hiện nào thể hiện sự hợp tác của học sinh với thầy cô?
A. Phản hồi thầy cô bằng lời nói, hành vi, cảm xúc phù hợp
- B. Lớn tiếng với thầy cô khi có lỗi sai bị kiểm điểm
- C. Cả 2 ý trên đúng
- D. Cả 2 ý trên sai
Xem toàn bộ: Trắc nghiệm HDTN 7 chân trời sáng tạo học kì II
Bình luận