Trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời Ôn tập chương 1: Đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam (P1)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 chân trời Ôn tập Chương 1: Đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
Câu 1: Cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở khu vực nào?
A. Khu vực Đông Bắc
- B. Khu vực Trường Sơn Bắc
- C. Khu vực Trường Sơn Nam
- D. Khu vực Tây Bắc
Câu 2: Dọc ven biển nước ta có nhiều vũng vịnh, thuận lợi để
- A. phát triển du lịch.
B. xây dựng cảng biển.
- C. phát triển thủy sản.
- D. chăn nuôi gia súc.
Câu 3: Khoáng sản nào sau đây thuộc khoáng sản năng lượng?
- A. Cao Lanh.
- B. Bô-xít.
C. Dầu mỏ.
- D. Man-gan.
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ tạo nên sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc – Nam và theo chiều Đông – Tây.
- B. Việt Nam nằm trên đường di lưu của nhiều luồng sinh vật.
C. Do nằm cách xa nơi giao thoa của 2 vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú.
- D. Nước ta nằm trong vùng hay xảy ra thiên tai, nhất là bão.
Câu 5: Địa hình nước ta không có đặc điểm chung nào sau đây?
- A. Địa hình chịu tác động của con người.
- B. Địa hình có tính phân bậc khá rõ rệt.
- C. Chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm.
D. Địa hình đồi núi cao chiếm phần lớn.
Câu 6: Theo Tổng cục Thống kê năm 2021, tổng diện tích đất của các đơn vị hành chính nước ta là:
- A. Khoảng 2.64 triệu km2
B. Khoảng 330 nghìn km2
- C. Khoảng 660 nghìn km2
- D. Khoảng 1.32 triệu km2
Câu 7: Dạng địa hình nào sau đây của nước ta đa dạng, phổ biến và quan trọng nhất?
- A. Đồng bằng.
- B. Sơn nguyên.
- C. Cao nguyên.
D. Đồi núi.
Câu 8: Với độ cao trên 1 400 m, dãy Bạch Mã được xem là:
- A. Ngọn núi có vị trí chiến lược trong bảo vệ Tổ quốc nhìn từ phía trung tâm.
- B. Tất cả các đáp án trên.
- C. Nơi chuyển tiếp giữa khí hậu vùng núi phía tây và vùng đồng phía đông.
D. Ranh giới tự nhiên góp phần tạo nên sự khác biệt về khí hậu giữa lãnh thổ phía bắc với lãnh thổ phía nam.
Câu 9: Khu vực Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng, chủ yếu là đồi núi thấp, có 4 dãy núi hình cánh cung chụm lại ở Tam Đảo. Đâu không phải một trong bốn dãy núi đó?
- A. Sông Gâm
B. Hoàng Liên Sơn.
- C. Ngân Sơn
- D. Bắc Sơn
Câu 10: Vị trí địa lí làm cho thiên nhiên nước ta có đặc điểm nào dưới đây?
- A. Mang tính chất nhiệt đới khô trên núi.
B. Mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- C. Mang tính chất cận xích đạo gió mùa.
- D. Mang tính chất cận nhiệt đới trên núi.
Câu 11: Ở những khu vực địa hình cao, khí hậu và sinh vật có sự phân hoá:
A. Rõ nét
- B. Hỗn tạp
- C. Nhẹ nhàng
- D. Không rõ ràng
Câu 12: Đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất:
- A. Ôn đới cận cực
- B. Ôn đới cận nhiệt
- C. Nhiệt đới khô gió mùa
D. Nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 13: Than đá tập trung ở:
- A. Tỉnh Khánh Hoà
B. Vùng Đông Bắc
- C. Dãy Trường Sơn
- D. Vùng Đông Nam
Câu 14: Vịnh Vân Phong thuộc tỉnh nào sau đây?
A. Khánh Hòa.
- B. Quảng Bình.
- C. Bình Định.
- D. Quảng Ngãi.
Câu 15: Nơi hẹp nhất Việt Nam khoảng 50km, thuộc tỉnh nào sau đây?
- A. Nghệ An.
- B. Quảng Nam.
- C. Quảng Trị.
D. Quảng Bình.
Câu 16: Ở nước ta, các mỏ nội sinh thường hình thành ở
- A. các vùng biển nông, vùng bờ biển.
- B. vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng.
C. các vùng đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh.
- D. nơi có hoạt động mac-ma, ven biển.
Câu 17: Điểm cực Đông của phần đất liền Việt Nam nằm ở đâu?
- A. Xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
B. Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà
- C. Xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
- D. Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Câu 18: Đai nhiệt đới gió mùa có đặc điểm nổi bật là gì?
- A. Tất cả các đáp án trên.
- B. Mùa xuân nóng
C. Mùa hạ nóng
- D. Ít mưa, khô hạn
Câu 19: Câu nào sau đây không đúng?
- A. Khu vực Trường Sơn Nam: từ phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ, gồm các khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ, nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên xếp tầng.
- B. Dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng: ở Bắc Bộ có vùng đồi trung du, ở Đông Nam Bộ là dạng địa hình bán bình nguyên.
- C. Khu vực Trường Sơn Bắc: từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã, là vùng núi thấp, hướng tây bắc – đông nam, gồm nhiều dãy núi song song, so le nhau, sườn phía đông hẹp và dốc hơn so với sườn phía tây.
D. Khu vực Tây Bắc chỉ có các dãy núi thấp, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi; các cánh đồng thung lũng,…
Câu 20: Dầu mỏ và khí tự nhiên được tích tụ trong các bể trầm tích chủ yếu ở:
A. Vùng thềm lục địa phía nam
- B. Vùng thềm lục địa quanh quần đảo Hoàng Sa
- C. Vùng thềm lục địa phía bắc
- D. Vịnh Thái Lan
Câu 21: Khí hậu có tính chất ôn đới, sinh vật là các loài thực vật ôn đới (đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,...) là những đặc điểm của đai nào?
- A. Đai nhiệt đới gió mùa
- B. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
C. Đai ôn đới gió mùa trên núi
- D. Đai Trường Sơn Nam
Câu 22: Nước ta đã xác định được bao nhiêu mỏ và điểm quặng của các loại khoáng sản?
- A. Hơn 500
B. Hơn 5000
- C. Hơn 20000
- D. Hơn 75000
Câu 23: Nước mưa hòa tan với đá vôi tạo nên dạng địa hình đặc trưng nào sau đây?
A. Cac-xtơ.
- B. Hầm mỏ.
- C. Thềm biển.
- D. Đê, đập.
Câu 24: Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?
- A. Đồng bằng sông Cửu Long.
- B. Vùng biển Trung Bộ, các đảo.
- C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Thềm lục địa phía Đông Nam.
Câu 25: Việt Nam tiếp giáp với hai đại dương nào sau đây?
- A. Bắc Băng Dương và Ấn Độ Dương.
B. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
- C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
- D. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương
Bình luận