Trắc nghiệm Địa lí 8 Chân trời bài 2: Đặc điểm địa hình (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Địa lí 8 bài 2 Đặc điểm địa hình (P2)- sách Địa lí 8 Chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ở nhiều vùng, núi lấn ra sát biển hoặc bị nước biển nhấn chìm một phần tạo thành:
- A. Các ốc đảo
- B. Các thung lũng
C. Các đảo ven bờ
- D. Các quần đảo
Câu 2: Đồng bằng sông Hồng có diện tích khoảng:
A. 15000 km2
- B. 35000 km2
- C. 5000 km2
- D. 105000 km2
Câu 3: Việt Nam có khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền là:
- A. Địa hình đồng bằng
- B. Địa hình sông ngòi
C. Địa hình đồi núi
- D. Địa hình hải đảo
Câu 4: Địa hình nước ta được nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau trong giai đoạn nào dưới đây?
A. Tân kiến tạo.
- B. Trung sinh.
- C. Cổ sinh.
- D. Tiền Cambri.
Câu 5: Phần số 1 trong lát cắt địa hình sau là gì?
- A. Dãy núi Tam Điệp
- B. Fansipan
C. Phu Luông
- D. Thành phố Thanh Hoá
Câu 6: Cho một phần bản đồ địa hình Việt Nam.
Phần càng đỏ đậm trong bản đồ sau thì địa hình càng:
A. Cao
B. Thấp
C. Rõ nét
D. Mờ mịt
Câu 7: Các miền núi cao trên 2000 m chiếm bao nhiêu % diện tích cả nước?
A. 45%
B. 1%
C. 11%
D. 27%
Câu 8: Câu nào sau đây không đúng?
A. Dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng: ở Bắc Bộ có vùng đồi trung du, ở Đông Nam Bộ là dạng địa hình bán bình nguyên.
B. Khu vực Tây Bắc chỉ có các dãy núi thấp, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi; các cánh đồng thung lũng,…
C. Khu vực Trường Sơn Bắc: từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã, là vùng núi thấp, hướng tây bắc – đông nam, gồm nhiều dãy núi song song, so le nhau, sườn phía đông hẹp và dốc hơn so với sườn phía tây.
D. Khu vực Trường Sơn Nam: từ phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ, gồm các khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ, nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên xếp tầng.
Câu 9: Cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở khu vực nào?
A. Khu vực Tây Bắc
B. Khu vực Trường Sơn Nam
C. Khu vực Đông Bắc
D. Khu vực Trường Sơn Bắc
Câu 10: Nước mưa hòa tan với đá vôi tạo nên dạng địa hình đặc trưng nào sau đây?
A. Thềm biển.
B. Hầm mỏ.
C. Đê, đập.
D. Cac-xtơ.
Câu 11: Đồng bằng sông Cửu Long do phù sa của hệ thống sông nào bồi đắp?
A. Sông Tiền
B. Sông Thái Bình
C. Sông Mê Công
D. Sông Vàm Cỏ
Câu 12: Dải đồng bằng ven biển miền Trung kéo dài từ đâu đến đâu?
A. Hà Nội đến Hồ Chí Minh
B. Quảng Nam đến Quảng Ngãi
C. Hà Tĩnh đến Phú Yên
D. Thanh Hoá đến Bình Thuận
Câu 13: Đỉnh Fansipan được mệnh danh là:
A. Nóc nhà thế giới
B. Đỉnh quang vinh
C. Nóc nhà Đông Dương
D. Nóc nhà châu Á
Câu 14: Câu nào sau đây không đúng?
A. Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê ven sông ngăn lũ nên chỉ có khu vực ngoài đê được bồi đắp phù sa hằng năm, trong khi khu vực trong đê không được bồi đắp.
B. Ở phía bắc của đồng bằng sông Hồng còn nhiều đồi, núi sót và ở phía nam có nhiều ô trũng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long có một số vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và đầm lầy như vùng U Minh,…
D. Đồng bằng ven biển miền Trung có hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thuỷ triều.
Câu 15: Dãy Bạch Mã nằm giữa:
A. Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng
B. Quảng Ninh và Hải Phòng
C. Thái Nguyên và Hà Nội
D. Kon Tum và Gia Lai
Câu 16: Câu nào sau đây không đúng?
A. Nước ta nổi tiếng với nhiều phong cảnh và bãi biển đẹp (Tam Đảo, Yên Tử, Rừng U Minh Thượng,..).
B. Thềm lục địa của nước ta mở rộng ở khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển phía nam và tây nam; ở miền Trung sâu và thu hẹp hơn.
C. Ven biển Trung Bộ còn xuất hiện kiểu địa hình cồn cát, đầm phá.
D. Địa hình bờ biển ở nước ta khá đa dạng: các đồng bằng châu thổ, các bãi triều; một số nơi đồi núi lan ra sát biển làm cho đường bờ biển khúc khuỷu với các mũi đá, bán đảo, vũng, vịnh sâu,...
Câu 17: Khu vực Đông Bắc nằm ở tả ngạn sông Hồng, chủ yếu là đồi núi thấp, có 4 dãy núi hình cánh cung chụm lại ở Tam Đảo. Đâu không phải một trong bốn dãy núi đó?
A. Bắc Sơn
B. Ngân Sơn
C. Hoàng Liên Sơn.
D. Sông Gâm
Câu 18: Hai đồng bằng lớn nhất nước ta là:
A. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng ven biển miền Trung
B. Đồng bằng Tây Bắc và đồng bằng Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng ven biển miền Trung
D. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 19: Địa hình đồi núi nước ta có hai hướng chính là:
A. Tây bắc – đông nam và vòng cung
B. Đông bắc – tây nam và vòng cung
C. Đông – tây và nam – bắc
D. Chéo góc phải và chéo góc trái
Câu 20: Câu nào sau đây không đúng?
A. Nước mưa hoà tan đá vôi tạo ra dạng địa hình đặc trưng là karst, cùng với sự khoét sâu của các mạch nước ngầm tạo ra các hang động rộng lớn.
B. Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làm cho quá trình xâm thực, xói mòn diễn ra mạnh mẽ, địa hình bị cắt xẻ.
C. Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã làm chậm tốc độ phong hoá, giúp cho khí hậu trở nên điều hoà.
D. Các vật liệu phong hoá ở vùng đồi núi sẽ theo các tác nhân ngoại lực vận chuyển xuống bồi tụ ở vùng đồng bằng và thung lũng.
Câu 21: Sông nào sau đây không chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam?
A. Sông Hồng.
B. Sông Tiền.
C. Sông Thương.
D. Sông Mã.
Câu 22: Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm vùng núi Trường Sơn Bắc?
A. Là vùng đồi núi thấp, độ cao phổ biến dưới 1000m.
B. Ít núi trên 2000m, có nhiều nhánh núi đâm ra biển.
C. Địa hình cao nhất nước ta, các cao nguyên hiểm trở.
D. Chủ yếu là núi, cao nguyên và có hướng vòng cung.
Câu 23: “Nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng” là đặc điểm của vùng đồi núi nào sau đây?
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Trường Sơn Nam.
D. Trường Sơn Bắc.
Câu 24: Vai trò chủ yếu của hệ thống kênh rạch ở đồng bằng sông Cửu Long là
A. điều tiết nước, chống lũ quét.
B. tiêu nước, thau chua, rửa mặn.
C. hạn chế triều cường, rửa phèn.
D. chống ngập úng, thoát nước.
Câu 25: Các đồng bằng duyên hải ít màu mỡ hơn là do
A. phù sa sông và biển hình thành.
B. phù sa biển và địa hình ven biển.
C. vật liệu bồi đắp đồng bằng rất ít.
D. nhiều dãy núi lan sát với bờ biển.
Bình luận