Tắt QC

Trắc nghiệm công nghệ 7 kết nối tri thức học kì II

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ 7 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Một trong những biện pháp chính để bảo vệ môi trường chăn nuôi là

  • A. quy hoạch, đưa trại chăn nuôi ra xa khu dân cư.
  • B. vệ sinh chuồng nuôi, đưa chất thải chăn nuôi xuống ao hoặc sông, hồ.

  • C. vứt xác vật nuôi bị chết ra bãi rác.

  • D. cho chó, mèo đi vệ sinh ở các bãi cỏ hoặc ven đường.

Câu 2: Xác định đâu là nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta? 

  • A. Phát triển chăn nuôi toàn diện.

  • B. Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.

  • C. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý

  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Quá trình chăm sóc gia súc cái sinh sản trải qua mấy giai đoạn?

  • A. 2 giai đoạn.

  • B. 3 giai đoạn.
  • C. 4 giai đoạn.

  • D. 5 giai đoạn.

Câu 4: Cần cho vật nuôi non bú sữa đâu càng sớm càng tốt vì

  •  A. sữa đầu chứa nhiều calcium giúp cho cơ thể con chống lại bệnh tật.

  • B. sữa đầu có chứa kháng sinh giúp cho cơ thể con chống lại bệnh tật.

  • C. sữa đầu có chứa kháng thể giúp cho cơ thể con chống lại bệnh tật.
  • D. sữa đầu có chứa vaccine giúp cho cơ thể con chống lại bệnh tật.

Câu 5: Có mấy nguyên nhân chính gây bệnh cho vật nuôi?

  • A. 3 nguyên nhân chính.

  • B. 4 nguyên nhân chính.
  • C. 5 nguyên nhân chính.

  • D. 6 nguyên nhân chính.

Câu 6: Nguyên nhân nào đưới đây có thể gây dịch, bệnh cho vật nuôi?

  • A. Chuồng trại không hợp vệ sinh.
  • B. Không cho vật nuôi tiếp xúc với nguồn bệnh.

  • C. Tiêm phòng vaccine đầy đủ cho vật nuôi.

  • D. Cho vật nuôi ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Câu 7: Trong chăn nuôi gà thịt, việc thay lớp độn chuồng và làm tổng vệ sinh nền chuồng khi nào là phù hợp nhất?

  • A. Sau khi nuôi được 1 tháng.

  • B. Sau khi nuôi được 2 tháng.

  • C. Sau khi nuôi được 3 tháng.

  • D. Sau mỗi lứa gà.

Câu 8: Khi dùng thuốc để trị bệnh cho gà cần tuân thủ mấy nguyên tắc?

  • A. 1

  • B. 2

  • C. 3
  • D. 4

Câu 9: Đâu không phải vai trò của thủy sản?

  • A. Cung cấp thực phẩm cho con người.

  • B. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

  • C. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người.
  • D. Tạo thêm công việc cho người lao động.

Câu 10: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của nuôi thủy sản đối với con người.

  • A. Cung cấp nguồn thức ăn giàu tinh bột cho con người.

  • B. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất đạm cho con người.
  • C. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất xơ cho con người.

  • D. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người.

Câu 11: Thả cá giống vào ao theo cách nào sau đây là đúng?

  • A. Ngâm túi đựng cá giống trong nước ao từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.
  • B. Đổ cả túi cá xuống ao cùng lúc.

  • C. Bắt từng con cá giống thả xuống ao.

  • D. Ngâm túi đựng cá giống trong nước sục oxygen từ 15 phút đến 20 phút trước khi thả.

Câu 12: Có hình thức thu hoạch cá nào?

  • A. Thu tỉa

  • B. Thu toàn bộ

  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 13: Trong các sản phẩm chăn nuôi sau đây, sản phẩm nào không phải của bò?

  • A. Trứng.
  • B. Thịt.

  • C. Sữa.

  • D. Da.

Câu 14: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về vai trò của chăn nuôi?

  • A. Sản phẩm chăn nuôi có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho con người.

  • B. Phát triển chăn nuôi góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

  • C. Chất thải vật nuôi là nguồn phân hữu cơ quan trọng, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt.

  • D. Sản phẩm chăn nuôi là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người.

Câu 15: Vật nuôi non có những đặc điểm nào sau đây?

1. Khả năng điều tiết thân nhiệt chưa tốt. 

2. Ít bị tác động bởi sự thay đổi của nhiệt độ môi trường.

3. Chức năng hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện.

4. Chống chịu tốt trước các điều kiện bất lợi của môi trường.

5. Chức năng hệ hô hấp chưa hoàn thiện.

6. Chức năng hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

  • A. 1, 2, 4, 6

  • B. 1, 3, 5, 6
  • C. 2, 3, 5, 6

  • D. 3, 4, 5, 6

Câu 16: Trong các cách cho đực giống ăn sau đây, cách nào là đúng?

  • A. Cho ăn vừa đủ, thức ăn chất lượng cao, giàu chất đạm.
  • B. Cho ăn vừa đủ, thức ăn chất lượng cao, giàu lipid.

  • C. Cho ăn tự do, thức ăn chất lượng cao, giàu chất đạm.

  • D. Cho ăn tự do, thức ăn chất lượng cao, giàu chất lipid.

Câu 17: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn thuộc loại bệnh gì?  

  • A. Bệnh truyền nhiễm
  • B. Bệnh không truyền nhiễm

  • C. Bệnh kí sinh trùng

  • D. Bệnh di truyền

Câu 18: Các bệnh có thể lây lan nhanh thành dịch, làm chết nhiều vật nuôi thường có nguyên nhân chính là

  • A. do thời tiết không phù hợp.

  • B. do vi khuẩn và virus.
  • C. do thức ăn không đảm bảo vệ sinh.

  • D. do chuồng trại không phù hợp.

Câu 19: Trong các nhóm thức ăn sau đây, sử dụng nhóm thức ăn nào cho gà là đảm bảo đủ chất dinh dưỡng?

  • A. Gạo, thóc, ngô, khoai lang, bột cá

  • B. Rau muống, cơm nguội, ngô, thóc, rau bắp cải

  • C. Ngô, bột cá, rau xanh, khô dầu lạc,cám gạo
  • D. Bột ngô, rau xanh, cám gạo, cơm nguội, khoai lang

Câu 20: Chuồng nuôi gà thịt phải đảm bảo các điều kiện nào sau đây?

  • A. Càng kín càng tốt, mát về mùa đông, ấm về mùa hè.

  • B. Có độ ẩm cao, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.

  • C. Thông thoáng, ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
  • D. Có độ ẩm thấp, mát về mùa đông, ấm về mùa hè.

Câu 21: Có mấy biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản?

  • A. 1

  • B. 3

  • C. 5
  • D. 7

Câu 22: Sản phẩm nào sau đây không được chế biến từ thủy sản?

  • A. Ruốc cá hồi.

  • B. Xúc xích.
  • C. Cá thu đóng hộp.

  • D. Tôm nõn.

Câu 23: Độ trong thích hợp của nước ao nuôi cá ở khoảng nào sau đây?

  • A. từ 15 cm đến 20 cm.

  • B. từ 20 cm đến 30 cm.
  • C. từ 30 cm đến 40 cm.

  • D. từ 40 cm đến 50 cm.

Câu 24: Rắc vôi bột vào đáy ao có tác dụng gì?

  • A. Cải tạo độ mặn cho nước ao.

  • B. Tạo độ trong cho nước ao.

  • C. Tiêu diệt các mầm bệnh có trong đáy ao.
  • D. Tăng lượng vi sinh vật trong đáy ao để làm thức ăn cho cá.

Câu 25: Từ chất thải vật nuôi, người ta thường có thể sản xuất ra sản phẩm nào sau đây?

  • A. Khí sinh học (biogas).
  • C. Nguyên liệu cho ngành dệt may.
  • B. Vật liệu xây dựng.
  • D. Thức ăn chăn nuôi.

Câu 26: Đâu là ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi? 

  • A. Kĩ sư chăn nuôi

  • B. Bác sĩ thú y

  • C. Kĩ sư trồng trọt

  • D. Cả A và B đúng

Câu 27: Đâu là định nghĩa đúng về “sữa đầu”?

  • A. Sữa đầu là sữa được con mẹ tiết ra ngay sau khi sinh và kéo dài trong khoảng 1 tuần.
  • B. Sữa đầu là sữa chỉ được tiết ra khi con mẹ đã sinh con được 1 tuần và kéo dài trong khoảng 1 tuần tiếp theo.

  • C. Sữa đầu là sữa được con mẹ tiết ra ngay sau khi sinh và kéo dài khoảng 2 tuần.

  • D. Sữa đầu là sữa do con mẹ tiết ra ngay sau khi sinh và kéo dài khoảng 3 tuần.

Câu 28: Ý nào dưới đây không phải là yêu cầu cần đạt khi nuôi dưỡng và chăm sóc gia súc cái sinh sản giai đoạn mang thai?

  • A. Vật nuôi khoẻ mạnh để nuôi thai.

  • B. Có nhiều sữa.

  • C. Lớn nhanh và cho nhiều thịt.
  • D. Con sinh ra khoẻ mạnh.

Câu 29: Biết được nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi sẽ giúp ích gì?

  • A. Xác định được phương pháp phòng và trị bệnh phù hợp.
  • B. Xác định được phương pháp nuôi dưỡng phù hợp.

  • C. Xác định được phương pháp chăm sóc phù hợp.

  • D. Xác định được phương pháp nâng cao năng suất chăn nuôi.

Câu 30: Khi bị bệnh, vật nuôi thường có những biểu hiện phổ biến nào sau đây?

  • A. Nhanh nhẹn, linh hoạt.

  • B. Bỏ ăn hoặc ăn ít.
  • C. Nhanh lớn, đẻ nhiều.

  • D. Thường xuyên đi lại.

Câu 31: Gà dưới 1 tháng tuổi thì cần cho ăn loại thức ăn?  

  • A. Thức ăn giàu chất đạm
  • B. Thức ăn giàu chất béo

  • C. Thức ăn giàu chất khoáng

  • D. Thức ăn giàu vitamin

Câu 32: Khi gà có các biểu hiện “bỏ ăn, hay nằm, sã cánh, ngoẹo cổ, diều nhão, uống nhiều nước, chảy nước dãi, phân trắng” là có khả năng gà bị bệnh nào sau đây?

  • A. Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

  • B. Bệnh cúm gà.

  • C. Bệnh dịch tả gà.
  • D. Bệnh tiêu chảy.

Câu 33: Cá tra được nuôi nhiều ở tỉnh nào?

  • A. Tỉnh Thanh Hóa

  • B. Tỉnh An Giang
  • C. Tỉnh Hải Dương

  • D. Tỉnh Bình Định

Câu 34: Vì sao nói nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi thủy sản?

  • A. Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn
  • B. Nước ta có nhiều giống thủy sản mới, lạ.

  • C. Nước ta có diện tích trồng lúa bao phủ khắp cả nước

  • D. Người dân nước ta cần cù, chịu khó, ham học hỏi

Câu 35: Đo nhiệt độ của nước thực hiện theo mấy bước?

  • A. 1

  • B. 2

  • C. 3
  • D. 4

Câu 36: Trong nuôi cá thương phẩm, hằng ngày nên cho cá ăn hai lần vào thời gian nào sau đây?

  • A. 6 - 7 giờ sáng và 1 - 2 giờ chiều. 

  • B. 7- 8 giờ sáng và 2 - 3 giờ chiều.

  • C. 8 - 9 giờ sáng và 3 - 4 giờ chiều. 
  • D. 9- 10 giờ sáng và 4- 5 giờ chiều.

Câu 37: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Sản phẩm chăn nuôi rất phong phú và có giá trị dinh dưỡng cao, vì vậy phát triển chăn nuôi sẽ đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của con người.

  • B. Sản phẩm chăn nuôi có giá trị kinh tế cao, vì vậy phát triển chăn nuôi sẽ góp phần cải thiện đời sống người lao động.

  • C. Chăn nuôi làm giảm ô nhiễm môi trường và chống biến đổi khí hậu.
  • D. Chăn nuôi cung cấp nguồn phân hữu cơ cho trồng trọt, góp phần nâng cao năng suất cây trồng.

Câu 38: Hoạt động nào trong chăn nuôi dưới đây có thể gây ô nhiễm môi trường?

  • A. Xây hầm biogas để xử lí chất thải cho các trang trại chăn nuôi.

  • B. Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ.

  • C. Thu chất thải để ủ làm phân hữu cơ.

  • D. Thả rông vật nuôi, nuôi vật nuôi dưới gầm nhà sàn.

Câu 39: Em hiểu thế nào là một giống vật nuôi? 

  • A. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì giống nhau về ngoại hình và sức sản xuất.
  • B. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi không chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì giống nhau về ngoại hình và sức sản xuất.

  • C. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do con người tạo ra. Các cá thể trong cùng một giống thì khác nhau về ngoại hình và sức sản xuất.

  • D. Giống vật nuôi là nhóm vật nuôi gồm nhiều cá thể vật nuôi có chung nguồn gốc, ổn định về tính di truyền do tự nhiên vốn có. Các cá thể trong cùng một giống thì giống nhau về ngoại hình và sức sản xuất.

Câu 40: Đâu là phát biểu không đúng về biện pháp nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non.

  • A. Cho con non bú sữa đầu của mẹ càng sớm càng tốt.

  • B. Giữ ấm cho vật nuôi, chăm sóc chu đáo.

  • C. Tắm chải thường xuyên.
  • D. Cho vật nuôi non vận động và tiếp xúc với ánh nắng vào buổi sáng sớm.


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác