Tắt QC

Trắc nghiệm công nghệ 7 kết nối tri thức học kì II (P3)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm công nghệ 7 kết nối tri thức học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Một trong những biện pháp chính để bảo vệ môi trường chăn nuôi là

  • A. quy hoạch, đưa trại chăn nuôi ra xa khu dân cư.
  • B. vệ sinh chuồng nuôi, đưa chất thải chăn nuôi xuống ao hoặc sông, hồ.

  • C. vứt xác vật nuôi bị chết ra bãi rác.

  • D. cho chó, mèo đi vệ sinh ở các bãi cỏ hoặc ven đường.

Câu 2: Xác định đâu là nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta? 

  • A. Phát triển chăn nuôi toàn diện.

  • B. Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất.

  • C. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý

  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 3: Khi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt thì vật nuôi sẽ như thế nào?

1. Khoẻ mạnh, lớn nhanh.

2. Ít bệnh tật.

3. Cho nhiều sản phẩm (thịt, trứng, sữa,...) với chất lượng cao.

4. Giảm sức đề kháng.

5. Được đảm bảo phúc lợi động vật.

  • A. 1, 2, 3, 4

  • B. 1, 2, 4, 5

  • C. 1, 2, 3, 5
  • D. 1, 2, 3, 4, 5

Câu 4: Chất lượng vật nuôi đực giống sẽ tác động trực tiếp đến khía cạnh nào?

  • A. Số lượng và chất lượng đàn con sinh ra.
  • B. Chất lượng thịt.

  • C. Chất lượng sữa.

  • D. Chất lượng trứng.

Câu 5: Có mấy nguyên nhân chính gây bệnh cho vật nuôi?

  • A. 3 nguyên nhân chính.

  • B. 4 nguyên nhân chính.
  • C. 5 nguyên nhân chính.

  • D. 6 nguyên nhân chính.

Câu 6: Nguyên nhân nào đưới đây có thể gây dịch, bệnh cho vật nuôi?

  • A. Chuồng trại không hợp vệ sinh.
  • B. Không cho vật nuôi tiếp xúc với nguồn bệnh.

  • C. Tiêm phòng vaccine đầy đủ cho vật nuôi.

  • D. Cho vật nuôi ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Câu 7: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn thuộc loại bệnh gì?  

  • A. Bệnh truyền nhiễm
  • B. Bệnh không truyền nhiễm

  • C. Bệnh kí sinh trùng

  • D. Bệnh di truyền

Câu 8: Trong chăn nuôi gà thịt, việc thay lớp độn chuồng và làm tổng vệ sinh nền chuồng khi nào là phù hợp nhất?

  • A. Sau khi nuôi được 1 tháng.

  • B. Sau khi nuôi được 2 tháng.

  • C. Sau khi nuôi được 3 tháng.

  • D. Sau mỗi lứa gà.

Câu 9: Khi dùng thuốc để trị bệnh cho gà cần tuân thủ mấy nguyên tắc?

  • A. 1

  • B. 2

  • C. 3

  • D. 4

Câu 10: Đâu không phải vai trò của thủy sản?

  • A. Cung cấp thực phẩm cho con người.

  • B. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

  • C. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người.
  • D. Tạo thêm công việc cho người lao động.

Câu 11: Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của nuôi thủy sản đối với con người.

  • A. Cung cấp nguồn thức ăn giàu tinh bột cho con người.

  • B. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất đạm cho con người.
  • C. Cung cấp nguồn thức ăn giàu chất xơ cho con người.

  • D. Cung cấp môi trường sống trong lành cho con người.

Câu 12: Làm thế nào để phòng bệnh cho tôm, cá nuôi?

  • A. Cải tạo, xử lí tốt ao nuôi trước khi thả con giống tôm, cá và cho ăn đúng kĩ thuật.
  • B. Cho tôm, cá ăn nhiều thức ăn tinh, thức ăn giàu đạm để tăng sức đề kháng.

  • C. Bổ sung nhiều thực vật thủy sinh vào ao nuôi tôm, cá.

  • D. Xử lí kịp thời những hiện tượng bất thường trong ao nuôi.

Câu 13: Sản phẩm nào dưới đây được chế biến bằng phương pháp công nghiệp?

  • A. Nước mắm.

  • B. Mắm tôm.

  • C. Cá hộp.
  • D. Tôm chua.

Câu 14: Việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non có ý nghĩa quan trọng bởi vì:

  • A. Con vật còn nhỏ nên ăn ít.

  • B. Con vật còn nhỏ nên đáng yêu hơn.

  • C. Giai đoạn này là nền tảng cho sự sinh trưởng và phát triển các giai đoạn sau của vật nuôi.
  • D. Con vật còn nhỏ nên dễ chăm sóc.

Câu 15: Ba giai đoạn của lợn cái sinh sản lần lượt là:

  • A. Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn mang thai → Giai đoạn đẻ và nuôi con.

  • B. Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn đẻ và nuôi con → Giai đoạn mang thai.

  • C. Giai đoạn mang thai → Giai đoạn hậu bị → Giai đoạn đẻ và nuôi con.
  • D. Giai đoạn mang thai → Giai đoạn đẻ và nuôi con → Giai đoạn hậu bị.

Câu 16: Các bệnh có thể lây lan nhanh thành dịch, làm chết nhiều vật nuôi thường có nguyên nhân chính là

  • A. do thời tiết không phù hợp.

  • B. do vi khuẩn và virus.
  • C. do thức ăn không đảm bảo vệ sinh.

  • D. do chuồng trại không phù hợp.

Câu 17: Biết được nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi sẽ giúp ích gì?

  • A. Xác định được phương pháp phòng và trị bệnh phù hợp.
  • B. Xác định được phương pháp nuôi dưỡng phù hợp.

  • C. Xác định được phương pháp chăm sóc phù hợp.

  • D. Xác định được phương pháp nâng cao năng suất chăn nuôi.

Câu 18: Biện pháp nào sau đây không đúng khi phòng bệnh cho gà?

  • A. Chuồng trại cách li với nhà ở; thoáng mát, hợp vệ sinh.

  • B. Ăn uống đủ chất, đủ lượng.

  • C. Tiêm phòng vaccine đầy đủ.

  • D. Cho uống thuốc kháng sinh định kì.

Câu 19: Khi dùng thuốc để trị bệnh cho gà, đâu không phải nguyên tắc cần tuân thủ ? 

1. Sử dụng thuốc phù hợp cho mỗi loại bệnh.

2. Cần cho gà dùng thuốc càng sớm càng tốt, tốt nhất là ngay khi có dấu hiệu của bệnh.

3. Khi thấy gà có dấu hiệu khỏi bệnh thì ngừng cho gà sử dụng thuốc.

4. Dùng liều tấn công vào ngày đầu tiên (gấp 1,5 liều điều trị) và dùng liều điều trị vào các ngày tiếp theo.

5. Cần tính lượng thuốc theo liều/gam thể trọng của gà, chia lượng thuốc trong ngày thành hai lần để đảm bảo hiệu quả của thuốc.

6. Dùng liên tục từ 3 ngày đến 5 ngày.

  • A. 2

  • B. 3

  • C. 4
  • D. 6

Câu 20: Vì sao nói nước ta có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi thủy sản?

  • A. Nước ta có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn
  • B. Nước ta có nhiều giống thủy sản mới, lạ.

  • C. Nước ta có diện tích trồng lúa bao phủ khắp cả nước

  • D. Người dân nước ta cần cù, chịu khó, ham học hỏi

Câu 21: Thức ăn tự nhiên của cá bao gồm:

  • A. Vi khuẩn

  • B. Thực vật thủy sinh

  • C. Động vật đáy
  • D. Mùn bã vô cơ

Câu 22:  Có mấy loại thức ăn của cá?

  • A. 2
  • B. 3

  • C. 4

  • D. 5

Câu 23: Gà Đông Tảo có xuất xứ ở địa phương nào sau đây?

  • A. Văn Lâm - Hưng Yên.

  • B. Khoái Châu - Hưng Yên.
  • C. Tiên Lữ - Hưng Yên.

  • D. Văn Giang - Hưng Yên.

Câu 24: Chăn nuôi là một phần thuộc lĩnh vực nào dưới đây?

  • A. Công nghiệp.

  • B. Nông nghiệp.
  • C. Thương mại.

  • D. Dịch vụ.

Câu 25: Mục tiêu của chăn nuôi đực giống là

  • A. cho ra nhiều con giống tốt nhất.
  • B. nhanh lớn, nhiều nạc.

  • C. càng béo càng tốt.

  • D. nhanh lớn, khoẻ mạnh.

Câu 26: Ý nào dưới đây là một trong những yêu cầu cần đạt khi nuôi dưỡng và chăm sóc gia cầm giai đoạn đẻ trứng?

  • A. Con vật lớn nhanh và cho nhiều thịt.

  • B. Gia cầm có năng suất và sức bền đẻ trứng cao.
  • C. Cho chất lượng thịt tốt.

  • D. Có khả năng thụ thai cao. 

Câu 27: Khi bị bệnh, vật nuôi thường có những biểu hiện phổ biến nào sau đây?

  • A. Nhanh nhẹn, linh hoạt.

  • B. Bỏ ăn hoặc ăn ít.
  • C. Nhanh lớn, đẻ nhiều.

  • D. Thường xuyên đi lại.

Câu 28: Ý nào dưới đây là phù hợp nhất để định nghĩa về bệnh?

  • A. Bệnh là sự rối loạn hoạt động chức năng bình thường của cơ thể vật nuôi do tác động của các yếu tố gây bệnh khác nhau.
  • B. Bệnh là hiện tượng xảy ra ở cơ thể vật nuôi khi có tồn tại các yếu tố gây bệnh khác nhau.

  • C. Bệnh là hiện tượng con vật có biểu hiện ho, sốt, còi cọc, chậm lớn.

  • D. Bệnh là hiện tượng con vật có biểu hiện kém ăn, bỏ ăn.

Câu 29: Đâu là nhóm dinh dưỡng cần phải có trong nhóm thức ăn?

  • A. nhóm chất đạm

  • B. nhóm tinh bột, nhóm chất béo

  • C. nhóm vitamin và chất khoáng

  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 30: Gà dưới 1 tháng tuổi thì cần cho ăn loại thức ăn?

  • A. Thức ăn giàu chất đạm
  • B. Thức ăn giàu chất béo

  • C. Thức ăn giàu chất khoáng

  • D. Thức ăn giàu vitamin

Câu 31: Để khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiệu quả cần thực hiện mấy vấn đề?

  • A. 1

  • B. 3

  • C. 5
  • D. 7

Câu 32: Đâu không phải biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản?

1. Cần thiết lập các khu bảo tồn biển, bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái.

2. Hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ, đặc biệt là vào mùa tôm, cá sinh sản.

3. Khai thác tối đa các loài thuỷ sản quý hiếm.

4. Nghiêm cấm đánh bắt thuỷ sản bằng những phương tiện có tính chất huỷ diệt.

5. Bảo vệ môi trường biển và sông, hồ, nơi sinh sống của các loài thuỷ sản.

6. Cần có kế hoạch thả các loại thuỷ sản quý hiếm vào các ao, hồ tự nhiên.

  • A. 1

  • B. 2
  • C. 3

  • D. 6

Câu 33: Ngô, đậu tương, cám thuộc loại thức ăn nào dưới đây?

  • A. Thức ăn tinh
  • B. Thức ăn thô

  • C. Thức ăn hỗn hợp

  • D. Thức ăn hóa học

Câu 34: Đo nhiệt độ của nước có bước nào sau đây?

  • A. Nhúng nhiệt kế vào nước

  • B. Quan sát và đọc kết quả

  • C. Thu dọn dụng cụ và vệ sinh môi trường

  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 35: Cho biết: Sản xuất vắc-xin thường hay được thử nghiệm trên con vật nào? 

  • A. Lợn.

  • B. Chuột.
  • C. Tinh tinh.

  • D. Gà

Câu 36: Con vật nào dưới đây thường không cung cấp sức kéo?

  • A. Trâu.

  • B. Bò.

  • C. Lợn.
  • D. Ngựa.

Câu 37: Biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất cho vật nuôi là:

  • A. Sử dụng vaccine.
  • B. Cho con vật ăn càng nhiều càng tốt.

  • C. Cho con vật vận động càng nhiều càng tốt.

  • D. Cho con vật sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên.

Câu 38: Bệnh nào dưới đây có thể phát triển thành dịch?

  • A. Bệnh viêm dạ dày.

  • B. Bệnh giun đũa ở gà.

  • C. Bệnh ghẻ.

  • D. Bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Câu 39: Để đảm bảo chuồng gà được thông thoáng, tường thường được xây như thế nào là phù hợp?

  • A. Không cần xây gạch.

  • B. Cao từ 0,5 m đến 0,6 m.
  • C. Cao từ 1,0m đến 2,0m.

  • D. Xây cao đến mái (như nhà ở của người).

Câu 40: Nguyên nhân gây ra bệnh gà rù (Newcastle) ở gà do

  • A. vi khuẩn.

  • B. virus.
  • C. suy dinh dưỡng.

  • D. môi trường nóng hay lạnh quá.


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác