Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều kì II (P1)

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 10 trồng trọt cánh diều kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thế nào là giống gốc?

  • A. Là giống ban đầu trước khi được chọn lọc.
  • B. Là giống cùng loài đó được trồng phổ biến tại địa phương
  • C. Là giống biểu hiện tính trạng vượt trội của con lai F1 so với bố mẹ chúng.
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Nhược điểm của phương pháp chọn lọc hỗn hợp là:

  • A. Chậm đạt mục tiêu chọn giống
  • B. Khó thực hiện
  • C. Không tạo ra nhiều sự khác biệt so với giống gốc
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 3: Công nghệ bảo quản lạnh:

  • A. Sản phẩm trồng trọt được bảo quản trong kho lạnh với hệ thống điều hòa điều khiển nhiệt độ lạnh thích hợp với từng loại sản phẩm.
  • B. Sử dụng công nghệ lạnh đông kết hợp với thiết bị làm tinh thể nước đóng băng ở dạng hạt nhỏ, tròn, không góc cạnh.
  • C. Sử dụng màng hoặc túi bằng chất dẻo để bọc sản phẩm
  • D. Bảo quản trong môi trường khí quyển được điều chỉnh khác với khí quyển tự nhiên.

Câu 4: Công nghệ cao được ứng dụng trong:

  • A. Thu hoạch sản phẩm trồng trọt
  • B. Bảo quản sản phẩm trồng trọt
  • C. Chế biến sản phẩm trồng trọt
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5:  Đâu là ứng dụng công nghệ vi sinh xử lí chất thải trồng trọt?

  • A. Ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lí phụ phẩm trồng trọt làm phân bón cho cây trồng
  • B. Ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lí phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi.
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 6: Đâu là ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường trồng trọt?

  • A. Ứng dụng chế phẩm vi sinh để cải tạo và bảo vệ đất trồng
  • B. Ứng dụng chế phẩm vi sinh để cải tạo và bảo vệ môi trường nước
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 7: Máy động lực công suất nhỏ có công suất động cơ:

  • A. Trên 35 HP
  • B. Trên 12 HP
  • C. Dưới 12 HP
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8: Máy động lực công suất trung bình có công suất động cơ:

  • A. Trên 35 HP
  • B. Trên 12 HP
  • C. Dưới 12 HP
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9: Nhóm sâu hại biến thái không hoàn toàn phát triển qua giai đoạn nào sau đây?

  • A. Trứng
  • B. Sâu non
  • C. Trưởng thành
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 10: Theo công suất, người ta chia máy động lực làm mấy loại?

  • A. 1       
  • B. 2
  • C. 3       
  • D. 4

Câu 11: Hệ thống thủy canh tĩnh áp dụng với đối tượng cây trồng nào?

  • A. Các loại rau ăn quả, hoa, cây cảnh trồng chậu.
  • B. Các loại cây có hình thái thân, lá nhỏ như rau ăn lá
  • C. Các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn như rau ăn lá, dâu tây, hoa thời vụ
  • D. Một số loại rau ăn lá ngắn ngày, cây cành nhỏ trồng trong nhà

Câu 12: Loại máy nào sau đây là ứng dụng cơ giới hóa trong gieo trồng?

  • A. Máy cày
  • B. Máy gieo hạt cầm tay
  • C. Máy xới, vun
  • D. Máy thu hoạch khoai tây

Câu 13: Sâu hại có loại nào sau đây?

  • A. Biến thái hoàn toàn
  • B. Biến thái không hoàn toàn
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 14: Loại máy nào sau đây là ứng dụng cơ giới hóa trong làm đất?

  • A. Máy cày
  • B. Máy gieo hạt cầm tay
  • C. Máy xới, vun
  • D. Máy thu hoạch khoai tây

Câu 15: Sự phát sinh, phát triển của bệnh do sinh vật chỉ có thể xảy ra khi có mấy điều kiện cơ bản?

  • A. 1       
  • B. 2
  • C. 3       
  • D. 4

Câu 16: Bệnh do tuyến trùng hại rễ cây hồ tiêu do:

  • A. Nấm Pyricularia oryzae gây ra
  • B. Virus xoăn vàng lá TYLCV gây ra
  • C. Vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra
  • D. Tuyến trùng gây ra

Câu 17: Các loại cây có nguồn gốc ở nơi có khí hậu á nhiệt đới là nhóm cây

  • A. Ôn đới.
  • B. Nhiệt đới.
  • C. Á nhiệt đới.
  • D. Hàn đới.

Câu 18: Bón theo hàng tức là:

  • A. Rải đều phân bón trên mặt luống
  • B. Rạch hàng trên mặt luống và rải phân vào rạch
  • C. Bổ hốc trên mặt luống theo đúng khoảng cách trồng
  • D. Đào hố

Câu 19: Dựa vào đặc tính sinh vật học, có cách phân loại cây trồng nào?

  • A. Phân loại theo chu kì sống
  • B. Phân loại theo khả năng hóa gỗ của thân
  • C. Phân loại theo số lượng lá mầm
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 20: Bón vãi tức là:

  • A. Rải đều phân bón trên mặt luống
  • B. Rạch hàng trên mặt luống và rải phân vào rạch
  • C. Bổ hốc trên mặt luống theo đúng khoảng cách trồng
  • D. Đào hố

Câu 21: Ô nhiễm môi trường trong trồng trọt là sự ô nhiễm:

  • A. Đất
  • B. Nước
  • C. Không khí
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 22: Nhóm cây trồng nào sau đây phân loại theo số lượng lá mầm?

  • A. Nhóm cây ôn đới
  • B. Nhóm cây hàng năm
  • C. Nhóm cây thân thảo
  • D. Nhóm cây  một lá mầm

Câu 23:  Nhóm cây hàng năm có chu kì sống như thế nào?

  • A. Chu kì sống diễn ra trong 1 năm
  • B. Chu kì sống kéo dài nhiều năm
  • C. Chu kì sống diễn ra trong 2 năm
  • D. Chu kì sống diễn ra trong 5 - 10 năm

Câu 24: Đâu là chế phẩm nấm trừ bệnh?

  • A. Chế phẩm Bt
  • B. Chế phẩm NPV
  • C. Chế phẩm nấm xanh Metarhizium
  • D. Chế phẩm nấm Trichoderma

Câu 25: Loại cây nào sau đây thuộc nhóm cây một lá mầm?

  • A. Hành
  • B. Cam
  • C. Xoài
  • D. Lạc

Câu 26: Đâu là chế phẩm nấm trừ sâu?

  • A. Chế phẩm Bt
  • B. Chế phẩm NPV
  • C. Chế phẩm nấm xanh Metarhizium
  • D. Chế phẩm nấm Trichoderma

Câu 27: Vấn đề ô nhiễm môi trường trong trồng trọt ảnh hưởng đến:

  • A. Sức khỏe con người
  • B. Xuất khẩu nông sản
  • C. Thu nhập của người sản xuất
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 28: Bệnh hại cây trồng do nhóm gây bệnh nào sau đây gây ra?

  • A. Do sinh vật
  • B. Do điều kiện ngoại cảnh
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 29: Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

  • A. Gây ra bệnh về hô hấp
  • B. Gây ra bệnh về tiêu hóa
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 30: Có mấy nhóm nguyên nhân gây bệnh?

  • A. 1       
  • B. 2
  • C. 3       
  • D. 4

Câu 31: Sử dụng phân bón hóa học như thế nào gây ô nhiễm môi trường?

  • A. Không đúng cách
  • B. Quá liều lượng quy định
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 32: Bệnh đạo ôn hại lúa do:

  • A. Nấm Pyricularia oryzae gây ra
  • B. Virus xoăn vàng lá TYLCV gây ra
  • C. Vi khuẩn Liberobacter asiaticum gây ra
  • D. Tuyến trùng gây ra

Câu 33: Công việc của kĩ sư môi trường là gì?

  • A. Nghiên cứu công nghệ, kĩ thuật xử lí môi trường
  • B. Thiết kế các quy trình, máy móc xử lí ô nhiễm
  • C. Đánh giá và xử lí ô nhiễm tại khu vực bị ô nhiễm
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 34: Sự phát sinh, phát triển của bệnh do sinh vật chỉ có thể xảy ra khi có điều kiện cơ bản nào sau đây?

  • A. Có vi sinh vật gây bệnh đạt số lượng nhất định
  • B. Có cây kí chủ đang ở giai đoạn mẫm cảm bệnh
  • C. Có điều kiện ngoại cảnh phù hợp cho sinh vật gây bệnh phát triển
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 35: Tác dụng của chế phẩm vi sinh là:

  • A. Cải tạo đất
  • B. Nâng cao độ phì nhiêu của đất
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Đáp án khác

Câu 36: Phòng trừ sâu, bệnh có ý nghĩa đối với:

  • A. Trồng trọt
  • B. Sức khỏe con người
  • C. Môi trường sinh thái
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 37: Người ta xử lí nước với chế phẩm vi sinh bằng cách nào?

  • A. Rắc xuống nước
  • B. Đổ chế phẩm trực tiếp xuống nước
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Đáp án khác

Câu 38: Đâu là dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại?

  • A. Lá, quả bị đốm đen, nâu
  • B. Cành gãy, lá vàng úa, thủng, sần sùi
  • C. Quả bị chảy nhựa
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 39: Hệ thống thủy canh màng mỏng dinh dưỡng áp dụng với đối tượng cây trồng nào?

  • A. Các loại rau ăn quả, hoa, cây cảnh trồng chậu.
  • B. Các loại cây có hình thái thân, lá nhỏ như rau ăn lá
  • C. Các loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn như rau ăn lá, dâu tây, hoa thời vụ
  • D. Một số loại rau ăn lá ngắn ngày, cây cành nhỏ trồng trong nhà

Câu 40: Cây trồng sinh trưởng, phát triển kém do sâu, bệnh phá hại dẫn đến:

  • A. Giảm năng suất
  • B. Giảm chất lượng
  • C. Giảm tính thẩm mĩ
  • D. Cả 3 đáp án trên

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác