Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 9 cánh diều Ôn tập phần 1

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 9 cánh diều Ôn tập phần 1 có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bạn N và bạn H chơi thân với nhau, học tốt và chăm chỉ. Tuy nhiên H lại rất ngại tham gia hoạt động cộng đồng và luôn tìm lí do để không tham gia các hoạt động được tổ chức ở trường. Là bạn thân của H, bạn N nên làm gì?

  • A. Để cho H được tự nhiên, không nên ép buộc bạn ấy tham gia.
  • B. Báo lại với thầy cô để xử lí H khi trốn tránh tham gia các hoạt động.
  • C. Khuyên nhủ H nên tham gia các hoạt động để nâng cao tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.
  • D. Ủng hộ quyết định của H để giữ tình bạn tốt đẹp.

Câu 2: Em hãy bày tỏ quan điểm với ý kiến sau: “Khi có nhiều cá nhân tham gia vào một hoạt động chung thì đó là hoạt động cộng đồng”.

  • A. Đồng ý, vì hoạt động cộng đồng là hoạt động của tập thể.
  • B. Không đồng ý, vì hoạt động đó cần phải mang giá trị, lợi ích thiết thực cho cộng đồng.
  • C. Không đồng ý, vì hoạt động cộng đồng còn được tổ chức bởi cá nhân.
  • D. Đồng ý, vì có nhiều người tham gia sẽ mang lại nhiều giá trị cho xã hội.

Câu 3: Nhà trường H đã vận động các em học sinh cùng quyên góp quần áo, sách vở cũ để ủng hộ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao. Em suy nghĩ gì về việc làm của trường H?

  • A. Đồng tình, vì đây là việc làm thiết thực, thể hiện trách nhiệm của nhà trường trong việc tham gia hoạt động cộng đồng.
  • B. Không đồng tình với việc làm của nhà trường, vì đây là việc làm tốn thời gian và công sức.
  • C. Đồng ý, vì sau hoạt động này sẽ mang lại tiếng vang cho nhà trường.
  • D. Không đồng tình, vì học sinh chưa kiếm ra tiền để ủng hộ.

Câu 4: Q và S là bạn học cùng lớp. Q thấy S tham gia các hoạt động cộng đồng rất tích cực và đôi khi còn nghỉ học để tham gia nếu hoạt động đó trùng lịch học. Nếu em là Q thì em sẽ làm gì để xử lí tình huống này?

  • A. Ủng hộ S tiếp tục tham gia các hoạt động cộng đồng vì rất ý nghĩa.
  • B. Nói với cô giáo để cô phạt S vì nghỉ học để tham gia việc khác.
  • C. Nói chuyện với gia đình S để có biện pháp xử lí việc này.
  • D. Nói chuyện trực tiếp với S, khuyên S nên biết cân bằng giữa việc học và tham gia hoạt động, vì ở lứa tuổi này quan trọng vẫn là học hành.

Câu 5: Lực lượng nào là lực lượng to lớn, xung kích, sáng tạo, đi đầu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam?

  • A. Thiếu niên.
  • B. Nhi đồng.
  • C. Thanh niên.
  • D. Người trưởng thành.

Câu 6: Biểu hiện sống có lí tưởng của thanh niên trong thời đại hiện nay là gì?

  • A. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
  • B. Sống vì tiền tài danh vọng
  • C. Không có hoài bão ước mơ, mờ nhạt lí tưởng
  • D. Sống thờ ơ với mọi người, sống quên quá khứ

Câu 7: Để thực hiện lí tưởng sống cao đẹp thanh niên học sinh ngày nay cần phải làm gì?

  • A. Đóng góp thật nhiều của cải trong các cuộc vận động, ủng hộ người nghèo
  • B. Ra sức học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực cần thiết.
  • C. Tích cực tham gia các hoạt động phong trào của địa phương.
  • D. Làm giàu bằng chính tài năng của mình, không gò bó phụ thuộc vào cái đã có.

Câu 8: Lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên hiện nay là ý nào sau đây?

  • A. Phấn đấu có cuộc sống sung túc, giàu sang không bận tâm những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ.
  • B. Phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
  • C. Phấn đấu làm giàu từ đôi bàn tay của mình, không dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
  • D. Phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Câu 9: Người có lí tưởng sống cao đẹp mong muốn cống hiến:

  • A. tiền của làm từ thiện giúp người nghèo.
  • B. trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung.
  • C. tài năng trở thành người nổi tiếng được mọi người biết đến.
  • D. của cải để xây dựng đường xá quê hương.

Câu 10: Do sơ suất trong quá trình xây dựng, nhà ông A đã làm rơi gạch sang nhà ông B làm đổ bờ tường. Ông B thấy vậy liền chửi bới gia đình ông A và đánh ông A. Vậy ông B là người như thế nào?

  • A. Ông B là người khoan dung.
  • B. Ông B là người khiêm tốn.
  • C. Ông B là người hẹp hòi.
  • D. Ông B là người kỹ tính.

Câu 11: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về câu nói: “Cống hiến thì nhìn về phía trước, hưởng thụ thì nhìn về phía sau”?

  • A. Cống hiến là việc làm đầu tiên.
  • B. Biết sống hưởng thụ khi còn trẻ.
  • C. Biết nhìn về tương lai.
  • D. Phải biết hướng về cội nguồn, xác định mục đích lí tưởng để sống và cống hiến.

Câu 12: Một số bạn học sinh lớp 9 đã xác định rằng: Do lực học hạn chế, gia đình khó khăn, sau khi học xong lớp 9 các bạn sẽ học nghề, tìm kiếm việc làm nuôi bản thân, giúp đỡ gia đình. Theo em, em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Vì sao?

  • A. Em đồng ý, vì làm vậy có thấy các bạn biết lo cho gia đình.
  • B. Em không đồng ý, vì các bạn không cố gắng để học tập.
  • C. Em đồng ý, vì các bạn thể hiện ý thức trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội.
  • D. Em không đồng ý, các bạn không có định hướng cho tương lai.

Câu 13: Q là học sinh cá biệt của lớp 9B. Một lần nọ, Q bị nhóm bạn lớp bên cạnh đánh úp sau giờ học. Nếu em là lớp trưởng lớp 9B, em sẽ xử lí như thế nào?

  • A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
  • B. Nói với cô giáo để cô xử lí.
  • C. Xem đó là chuyện thường tình vì Q là học sinh cá biệt của lớp.
  • D. Tìm gặp riêng để hỏi thăm, tìm hiểu nguyên nhân và xử lí triệt để vấn đề này cho Q.

Câu 14: Những câu hát: “Đi lên thanh niên! Chớ ngại ngần chi. Đi lên thanh niên làm theo lời Bác” là lời của bài hát nào?

  • A. Bài hát “Đội ca”.
  • B. Bài hát “Quốc ca”.
  • C. Bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác”.
  • D. Bài hát “Em là mầm non của Đảng”.

Câu 15: Bạn N rất thông minh, học giỏi nhưng hay chê bai người khác. Khi làm việc nhóm, N thường chỉ trích những điều thiếu sót của thành viên khác. Trong trường hợp này, em nên ứng xử như thế nào?

  • A. Xa lánh và không chơi với N vì tính tình rất khó ưa.
  • B. Nói với cô chủ nhiệm là N rất hay chê bai các bạn và khó khăn với mọi người khi làm việc nhóm.
  • C. Đề nghị với nhà trường cho bạn N chuyển lớp.
  • D. Nói chuyện với N rằng ai cũng có khuyết điểm, khuyên N không nên chê bai người khác và cho N có cơ hội sửa sai.

Câu 16: Em có suy nghĩ gì về câu nói: “Tuổi trẻ không có lí tưởng giống như buổi sáng không có Mặt Trời.”?

  • A. Tuổi trẻ thì vẫn mãi cháy dù không có lí tưởng.
  • B. Lý tưởng là những điều tuyệt vời mà đôi khi ít người trẻ có được.
  • C. Tuổi trẻ thường non dại và dễ mắc sai lầm, thế nên cần có lí tưởng.
  • D. Lý tưởng giúp thanh niên sống có mục tiêu, chủ động trong cuộc sống hơn.

Câu 17: Nhận định nào sau đây sai khi nói về lòng khoan dung?

  • A. Khoan dung là một đức tính quý báu của con người.
  • B. Người khoan dung luôn sống cởi mở và chân thành.
  • C. Khoan dung tạo nên những mối quan hệ không lành mạnh.
  • D. Người khoan dung được mọi người yêu quý.

Câu 18: Việc làm nào dưới đây biểu hiện lí tưởng sống cao đẹp, đúng đắn của thanh niên?

  • A. Bị cám dỗ bởi những nhu cầu tầm thường.
  • B. Không có kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân.
  • C. Dễ làm, khó bỏ.
  • D. Luôn khắc phục khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Câu 19: Để học sinh tham gia các hoạt động cộng đồng, nhà trường cần làm gì?

  • A. Tạo điều kiện và môi trường thoải mái cho học sinh tham gia.
  • B. Nghiêm cấm hành vi tham gia các hoạt động xã hội, ảnh hưởng việc học.
  • C. Thờ ơ, không quan tâm hoạt động ngoại khóa của học sinh.
  • D. Không hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tham gia các hoạt động cộng đồng ở trường.

Câu 20: Theo em, học sinh cần làm gì để thể hiện việc sống có lí tưởng?

  • A. Chưa cần lên kế hoạch học tập, rèn luyện sớm.
  • B. Xác định rõ mục tiêu, kế hoạch thực hiện sống có lí tưởng từ nhỏ.
  • C. Chăm lo học tập, không cần tham gia các hoạt động ngoại khóa.
  • D. Tiếp tay cho các thế lực thù địch, chống phá chủ trương của Đảng và nhà nước

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác