Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 9 cánh diều bài 4: Khách quan và công bằng

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 9 Cánh diều bài 4: Khách quan và công bằng có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Kết hợp khách quan và công bằng sẽ đem đến cho mọi người điều gì?

  • A. Sự thật về mọi vấn đề của đời sống xã hội. 
  • B. Cái nhìn tổng quan và chân thực về thế giới xung quanh.
  • C. Ổn định xã hội.
  • D. Đưa ra những quyết định tương đối chính xác, đúng đắn.

Câu 2: Thiếu khách quan và công bằng có thể đem lại hệ quả gì?

  • A. Gây ra tổn thất nặng nề, làm ảnh hưởng đến cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
  • B. Không nắm rõ được bản chất của vấn đề, sự việc.
  • C. Gây ra tổn thất nặng nề về kinh tế đối với những người bị ảnh hưởng. 
  • D. Làm nảy sinh mâu thuẫn trong các mối quan hệ. 

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về khách quan?

  • A. Là sự tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào ý thức, ý chí con người.
  • B. Được biểu hiện ở việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị.
  • C. Giúp mỗi cá nhân cảm thấy được tôn trọng, giúp họ tự tin trong cuộc sống. 
  • D. Góp phần quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một xã hội công bằng, bình đẳng, dân chủ, văn minh. 

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về công bằng?

  • A. Được biểu hiện ở việc đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt, đối xử. 
  • B. Có vai trò trong việc xây dựng và duy trì một xã hội bình đẳng, dân chủ, văn minh.
  • C. Thiếu công bằng có thể tạo ra nhận thức sai lệch dẫn đến những quyết định sai lầm.
  • D. Để thực hiện công bằng, mỗi người cần thường xuyên rèn luyện thái độ nhìn nhận, đánh giá sự vật theo ý kiến và quan điểm cá nhân.

Câu 5: Điền vào dấu ba chấm “…” trong đoạn thông tin dưới đây:

“Trong cuộc sống, khách quan và công bằng là……….(1)………, cần được trau dồi và phát huy. Đó là những……….(2)………, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm đi sự bất công, thiên vị, hướng đến cuộc sống ngày càng ……….(3)………”.

  • A. (1). cách hành xử đẹp; (2). giá trị tích cực; (3). văn minh và hiện đại. 
  • B. (1). cách ứng xử đẹp; (2). giá trị văn hóa; (3). dân chủ và văn minh.
  • C. (1). những hành động đúng lẽ phải; (2). giá trị tích cực; (3). văn minh và hiện đại. 
  • D. (1). cách hành xử đẹp; (2). giá trị văn hóa; (3). dân chủ và văn minh.

Câu 6: Đoạn tư liệu dưới đây có nội dung gì?

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, các nhà báo trong mọi trường hợp khen cũng như chê đều với động cơ trong sáng, khách quan, không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ. Người nói: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, cần viết, chớ nói, chớ viết càn” và “chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”; “Viết giản dị thôi và phải đúng sự thật. Không được bịa ra”; “Không nên chỉ viết cái tốt và giấu đi cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay, cái tốt phải có chừng mực, chớ phóng đại,… Phê bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn”. 

  • A. Sự khách quan rất quan trọng đối với người làm báo. Khi giữ được thái độ khách quan, chúng ta sẽ nhìn nhận sự vật, hiện tượng đúng với bản chất của nó.
  • B. Công bằng không chỉ quan trọng đối với người làm báo mà còn với tất cả mọi người trong xã hội.
  • C. Sự khách là yếu tố quyết định thành công đối với người làm báo.
  • D. Lời khuyên răn các nhà báo không thể viết báo vì mục đích vụ lợi, cá nhân, ích kỉ.

Câu 7: Đọc câu chuyện dưới đây và cho biết: Chi tiết nào trong câu chuyện thể hiện sự công bằng của Hoàng thái hậu Từ Dũ?

CHUYỆN VỀ HOÀNG THÁI HẬU TỪ DŨ

     Hoàng thái hậu Từ Dũ (hay Từ Dụ) là vợ của vua Thiệu Trị và là mẹ vua Tự Đức. Có lần trong dòng họ của bà có người lặn lội từ Gò Công ra kinh đô, dựa vào tình gia tộc ruột thịt, cầu xin bà nhờ vua Tự Đức chiếu cố cho làm thị vệ. Trước lời cầu xin ấy, bà ôn tồn bảo: “Người trong dòng họ của ta, chớ lo là không làm quan được, chỉ sợ bất tài mà thôi. Không có tài, ta có thể giúp cho ít lương tiền chăm lo học tập để tiến thân về sau. Chứ không có công lao đóng góp gì trong việc nước mà bỗng nhiên vào làm thị vệ, được ban chức tước như vậy hóa ra người cùng dòng tộc phải ra làm quan hết hay sao?”.

     Trước những lời thấu tình đạt lí như thế, những người này vẫn năn nỉ mãi. Bà thẳng thắn từ chối và bảo với vua Tự Đức: “Người trong họ của mẹ không có công lao gì thì không được ban chức tước. Hễ ai phạm pháp thì cũng bị nghiêm trị như thường để giữ được kỉ cương phép nước”. Với quan điểm rõ ràng như vậy, về sau, những người thân thích mới thôi cầu cạnh bà.

(Lê Minh Quốc, 2009, Các vị danh nhân Việt Nam, 

NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 92)

  • A. Hoàng thái hậu Từ Dũ thẳng thắn từ chối trước những lời năn nỉ của dòng họ bà và nói rõ quan điểm với vua Tự Đức: Không có công lao thì không được ban chức tước, phạm pháp thì sẽ bị nghiêm trị.
  • B. Hoàng thái hậu Từ Dũ ôn tồn giải thích cho những người trong dòng họ bà.
  • C. Hoàng thái hậu Từ Dũ thẳng thắn từ chối trước những lời năn nỉ và đề nghị vua Tự Đức nghiêm trị những người nài nỉ, xin chiếu cố trong dòng họ bà.
  • D. Hoàng thái hậu Từ Dũ ôn tồn giải thích và giúp đỡ giúp lương tiền cho những người trong dòng họ bà chăm lo học tập để tiến thân về sau. 

Câu 8: Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Trường hợp: Anh M tình cờ gặp lại anh N sau 10 năm tốt nghiệp đại học. Anh M hăng say kể cho bạn nghe về những công việc và những thành tích của mình. Kể xong, anh M quay sang hỏi anh N: “Bạn có nhớ bạn K hồi đó nghịch nhất lớp mình không? Mình thấy rằng những người như bạn ấy thường rất khó để thành công”.

Em có suy nghĩ gì về cách ứng xử của nhân vật M?

  • A. M không nên suy nghĩ như vậy. Vì thành công được tạo nên không chỉ từ kiến thức học được trên ghế nhà trường, mà còn từ trải nghiệm cuộc sống, cơ hội, may mắn,…
  • B. M suy nghĩ đúng. K nghịch nhất lớp thì khó đạt được thành công.
  • C. M không nên suy nghĩ như vậy. Vì M không phải bạn thân của K.
  • D. M suy nghĩ đúng. Vì những người ngịch như K sẽ không được xã hội tôn trọng, khó có được việc làm phù hợp.

Câu 9: Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi:

Trường hợp: Vợ chồng ông B có hai người con, con trai 10 tuổi và con gái 4 tuổi. Ông B rất yêu quý, chiều chuộng, thường xuyên mua quà cho con gái mà ít khi mua quà cho con trai và luôn yêu cầu con trai phải chăm sóc, nhường nhịn em gái. 

Em có suy nghĩ gì về cách ứng xử của nhân vật B?

  • A. Ông B làm như vậy là đúng. Vì người con gái vẫn còn bé, mới chỉ có 4 tuổi. 
  • B. Ông B không nên làm như vậy. Vì ông B có cả hai người con, ông nên đối xử công bằng, yêu thương với cả 2 con như nhau để các con cùng cảm thấy được quan tâm, chăm sóc.
  • C. Ông B làm như vậy là đúng. Vì con gái con cần được yêu quý, chiều chuộng hơn con trai.
  • D. Ông B không nên làm như vậy. Vì con trai mới là người cần được quan tâm, chăm sóc hơn con gái. 

Câu 10: Quan điểm nào dưới đây không đúng về khách quan và công bằng?

  • A. Người sống khách quan và công bằng chỉ thiệt thòi cho mình.
  • B. Có thể rèn luyện phẩm chất khách quan và công bằng từ khi còn là học sinh.
  • C. Khách quan và công bằng là phẩm chất tốt đẹp của công dân.
  • D. Khách quan, công bằng thể hiện cả ở lời nói và việc làm.

Câu 11: Khách quan đề cập đến:

  • A. Sự tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào ý thức, ý chí con người.
  • B. Hành động đúng lẽ phải, không thiên vị. 
  • C. Những tố chất, trình độ phát triển năng lực của một chủ thể nhất định.
  • D. Sự tồn tại bên trong phụ thuộc vào ý thức, ý chí con người.

Câu 12: Công bằng là gì?

  • A. Hành động không tuân theo quy tắc chung.
  • B. Hành động phù hợp với quy luật, đạo lí. 
  • C. Hành vi mang đến sự tích cực cho bản thân và mọi người xung quanh. 
  • D. Hành động đúng lẽ phải, không thiên vị. 

Câu 13: Biểu hiện của sự khách quan là:

  • A. Tích cực trong học tập, công việc. Đưa ra đề xuất, ý tưởng, chia sẻ ý kiến ​​của bản thân và giúp đỡ mọi người xung quanh. 
  • B. Nhìn nhận và xử lý tất cả mọi vấn đề dựa trên “cái tôi” của mình, không quan tâm đến những ý kiến khác.
  • C. Nhìn nhận sự vật, hiện tượng chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị.
  • D. Nhanh nhẹn thích ứng với sự thay đổi của sự vật.

Câu 14: Vai trò của khách quan là gì?

  • A. Góp phần quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một xã hội công bằng, bình đẳng, dân chủ, văn minh.
  • B. Mang lại những cơ hội phát triển vượt bậc cho mỗi cá nhân.
  • C. Nâng cao quyền lực của mỗi cá nhân.
  • D. Thể hiện ý chí của tập thể, của số đông.

Câu 15: Công bằng được biểu hiện ở việc:

  • A. Hành động, đối xử trái với quy tắc chung. 
  • B. Hành động phù hợp với quy luật, đạo lí. 
  • C. Đối xử bình đẳng, không thiên vị, không phân biệt đối xử. 
  • D. Nhìn nhận sự vật, hiện tượng chính xác, trung thực, không định kiến, thiên vị.

Câu 16: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về sự thiếu khách quan, công bằng?

  • A. Làm người ăn tối lo mai/Việc mình hồ dễ để ai lo lường.
  • B. Đừng ăn thỏa đói, đừng nói thỏa giận.
  • C. Thương nhau củ ấu cũng tròn/Ghét nhau đến quả bồ hòn cũng vuông.
  • D. Dù ai nói ngã nói nghiêng/Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Câu 17: Khách quan là cách nhìn nhận sự vật, sự việc, con người dựa trên:

  • A. Chứng cứ và dữ liệu.
  • B. Ý kiến, quan điểm cá nhân. 
  • C. Tham khảo ý kiến từ mọi người xung quanh. 
  • D. Sưu tầm thông tin trên sách, báo, internet. 

Câu 18: Dưới góc độ pháp lí, công bằng được hiểu là:

  • A. Tạo cơ hội như nhau cho mọi người.
  • B. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
  • C. Người yếu thế hơn sẽ được tạo điều kiện tốt hơn để có được cơ hội như người mạnh hơn.
  • D. Tạo cơ hội như nhau cho mọi người và có xét đến yếu tố khác biệt.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác