5 phút giải Công dân 9 cánh diều trang 22

5 phút giải Công dân 9 cánh diều trang 22. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 4. KHÁCH QUAN VÀ CÔNG BẰNG

PHẦN I: CÁC CÂU HỎI TRONG SGK 

MỞ ĐẦU

Em hãy quan sát hình ảnh và nhận xét bạn nào nói đúng, bạn nào nói sai? Vì sao?

KHÁM PHÁ

1. Biểu hiện và ý nghĩa của khách quan

Em hãy đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi: 

a) Em hãy xác định việc làm thể hiện sự khách quan của Ngô Sĩ Liên trong câu chuyện trên và giải thích ý nghĩa của những việc làm đó.

b) Em hãy nêu một số trường hợp thế hiện sự khách quan, thiếu khách quan trong cuộc sống và đưa ra nhận xét cho mỗi trường hợp

2. Biểu hiện và ý nghĩa của công bằng

Em hãy đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi: 

a) Em hãy xác định các biểu hiện của sự công bằng trong câu chuyện trên và giải thích ý nghĩa của những biểu hiện đó.

b) Em hãy nêu một ví dụ về công bằng trong cuộc sống hằng ngày. Nếu thiếu sự công bằng trong trường hợp này thì điều gì sẽ xảy ra? Vì sao?

3. Rèn luyện tính khách quan và công bằng

Trường hợp 1. Bạn N và bạn K cùng tham gia một dự án học tập, với đề tài: Khảo sát thực tế mức độ ô nhiễm môi trường ở khu vực em đang sinh sống. Bạn N lên kế hoạch “Bọn mình nên xây dựng mẫu phiếu để đi khảo sát, sau đó đi quan sát thực tế để lấy số liệu viết báo cáo” nhưng bạn K gạt đi: “không cần phải phiền phức thế, lấy tư liệu trên mạng xã hội để viết báo cáo là đủ rồi, bây giờ ở đâu mà chẳng ô nhiễm, cứ kết luận ô nhiễm là được”.

Trường hợp 2. Vào dịp nghỉ hè, bạn M rất hay về quê. Ở quê có nhiều chỗ vui chơi, lại được ông bà chiều chuộng. Mỗi lần về, M rất thích chơi với chị họ cùng trạc tuổi. Tuy nhiên, thường chỉ chơi được một lúc là lại xảy ra mâu thuẫn, khi thì tranh giành đồ ăn, lúc thì tranh giành đồ chơi, chỗ chơi, thậm chí còn giành tối được ngủ với bà. Những lúc như vậy, bà của M lại yêu cầu chị họ nhường cho M và giải thích: “Em ở xa, lâu ngày mới về, cháu là chị phải nhường cho em mới đúng”.

a) Em hãy nhận xét lời nói, hành động của các nhân vật trong hai trường hợp hợp trên?

b) Nếu là N, em sẽ thuyết phục bạn K như thế nào?

c) Dựa trên nguyên tắc khách quan và công bằng, em hãy đề xuất một số cách để giải quyết khúc mắc giữa bạn M và người chị họ.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em hãy chỉ ra và giải thích biểu hiện của khách quan, công bằng, thiếu khách quan, công bằng trong các trường hợp sau: 

Trường hợp

Biểu hiện và giải thích

Khách quan

Thiếu khách quan

Công bằng

Thiếu công bằng

Bạn M bình chọn cho một bộ phim mới chỉ vì đây là bộ phim của đạo diễn nổi tiếng

 

 

 

 

Dù biết có người chăm làm, có người lười làm nhưng để động viên mọi người làm việc, Giám đốc công ty vẫn quyết định thưởng cho tất cả mọi người như nhau

 

 

 

 

Chị H không thừa nhận sáng kiến kinh nghiệm của một đồng nghiệp vì không thích họ 

 

 

 

 

Ông B thường dùng rất nhiều cách thức khi tuyển dụng nhân sự cho công ty (đánh giá qua hồ sơ, qua thi tuyển, phỏng vấn trực tiếp,…) nhằm tuyển được đúng người phù hợp với công việc

 

 

 

 

Anh K thường viết bài đưa tin về các vụ tai nạn giao thông dựa trên quan sát hiện trường và những suy luận của bản thân

 

 

 

 

Câu 2: Em hãy dựa vào câu ca do dưới đây để thuyết trình trước lớp về ý nghĩa của khách quan, công bằng và tác hại của sự thiếu khách quan, công bằng:

“Thương nhau củ ấu cũng tròn

Ghét nhau đến quả bồ hòn cũng méo”

Câu 3: Em hãy cùng bạn xử lý các tình huống sau: 

a. Khi đọc thông báo về kết quả thi đua tháng 11, bạn N thấy điểm thành tích của các lớp khối 9 không có sự chênh lệch, những điểm trừ thi lại chênh lệch khá lớn. N phát hiện thấy lớp mình không bị trừ điểm trong khi quá trình tham gia các hoạt động của lớp vẫn có một số sai sót, nếu xét theo tiêu chí thì sẽ bị trừ điểm thi đua. N băn khoăn không biết nên xử lí như thế nào.

Nếu là N, em sẽ làm như thế nào? Giải thích vì sao em làm như vậy.

b. Hai vợ chồng anh T làm cùng một phân xưởng của nhà máy. Phân xưởng của anh chị thường phải trực đêm. Anh T có nhiệm vụ phân công trực đêm cho mọi người. Khi thấy anh T thường không phân công trực đêm cho vợ, có người thắc mắc, anh T trả lời: "Tôi là người có quyền, tôi phân công thế nào là việc của tôi".

Em nhận xét gì về việc làm và câu trả lời của anh T? Nếu là người làm việc trong phân xưởng, em giải quyết vấn đề này như thế nào?

Câu 4: Em hãy kể những việc làm của bản thân thể hiện tính khách quan hoặc chưa khách quan, công bằng hoặc chưa công bằng theo gợi ý trong bảng sau:

Khách quan, công bằng

Thiếu khách quan, công bằng

Việc làm

Kết quả, ý nghĩa

Việc làm

Kết quả, ý nghĩa

 

 

 

 

VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy sưu tầm những câu chuyện về các tấm gương có thái độ, lời nói, hành động thể hiện khách quan, công bằng trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó, rút ra bài học và xây dựng kế hoạch rèn luyện cho bản thân.

Câu 2: Em hãy liệt kê những khó khăn em có thể gặp phải khi phê phán những biểu hiện không khách quan, công bằng. Đề xuất cách khắc phục những khó khăn đó và chia sẻ với các bạn trong lớp.

PHẦN II: 5 PHÚT SOẠN BÀI

MỞ ĐẦU

Cả Ninh và Hà đều nói đúng khi đứng trên góc nhìn của mỗi bạn. Thông qua bức hình trên có thể thấy được rằng ai cũng có thể là người nói đúng, cũng có thể là người nói sai nên hãy thật khách quan trước khi đưa ra đánh giá, phán xét

KHÁM PHÁ

1. Biểu hiện và ý nghĩa của khách quan

a. Ngô Sĩ Liên vừa đưa ra những đánh giá cao đối với những nhà sử học tiền bối đồng thời cũng nêu lên những nhược điểm của hai bộ quốc sử => Thể hiện người công tư rõ ràng, dám khen dám chê, nhìn nhận khách quan

b. Một nhà báo viết bài báo về một vụ tai nạn giao thông. Nhà báo này phải thu thập các thông tin từ các nguồn tin cậy, chẳng hạn như cảnh sát địa phương, nhân chứng và báo cáo từ các cơ quan chức năng. Nhà báo phải chọn những thông tin có chứng cứ cụ thể để viết bài báo một cách khách quan, tránh việc có ý kiến riêng => thể hiện sự khách quan

2. Biểu hiện và ý nghĩa của công bằng 

a. Biểu hiện: Bác Hồ muốn chia đều vật dụng mang theo cho ba người

Ý nghĩa: thể hiện sự công bằng.

b. Ví dụ: mẹ chia đều các phần cho anh chị em trong nhà.

Nếu thiếu sự công bằng, các con có thể sẽ tị nạnh nhau, cãi nhau.

3. Rèn luyện tính khách quan và công bằng

a. Bạn N là người công bằng, công tâm trong làm việc khi tham gia đề tài phải đi khảo sát tại nơi khai thác. 

Bà M không nên chiều theo ý của cháu mà phải phân chia khẩu phần đều để không diễn ra tình trạng tị nạnh

b. Em sẽ khuyên bạn phải làm khảo sát khách quan thì mới có kết quả chính xác nhất, các thầy cô chấm bài sẽ thấy thuyết phục và điểm cao hơn

c. Chia đều đồ ăn, đồ chơi hoặc cùng nhau chơi, cả hai chị em cùng ngủ với bà.

LUYỆN TẬP

Câu 1: 

Trường hợp

Biểu hiện và giải thích

Khách quan

Thiếu khách quan

Công bằng

Thiếu công bằng

A

 

ảnh hưởng bởi niềm yêu thích của bản thân

 

Chưa xem nhưng đã bình chọn chỉ vì đạo diễn đó nổi tiếng

B

 

 

 

Thiếu công bằng với những người có nhiều cống hiến hơn

C

 

Để tình cảm cá nhân bị chi phối

 

 

D

Áp dụng nhiều hình thức tuyển dụng để đảm bảo tính khách quan

 

 

 

E

Đăng tải thông tin dựa trên căn cứ có thật 

Vẫn bị chi phối suy nghĩ cá nhân

 

 

Câu 2

Câu ca dao "Thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo" ý nói rằng khi yêu thương nhau hay nói cách khác dưới sức mạnh của tình yêu mọi thứ đều hóa đẹp đẽ. Còn khi ghét nhau, không có thiện cảm với nhau thì dù có tốt đẹp đến mấy chúng ta cũng nhìn ra khuyết điểm, thậm chí là thấy người kia rất xấu xa. Chính vì thế mà trong mỗi trường hợp, chúng ta cần phải giữ vững sự khách quan, tránh để cảm xúc quyết định, chi phối đến bản thân mình. 

Câu 3: 

a. N nên trung thực khai báo với thầy cô về sự sai sót này để đảm bảo tính khách quan, công bằng trong kết quả thi đua

b. Việc làm của anh T thiếu công bằng với các thành viên trong phân xưởng. Nếu là các thành viên trong phân xưởng, em sẽ tổ chức một cuộc biểu quyết và mọi người sẽ đưa ra ý kiến của bản thân, mỗi thành viên sẽ bắt buộc phải đăng ký ca trực của mình, không có thiên vị

Câu 4: 

Khách quan, công bằng

Thiếu khách quan, công bằng

Việc làm

Kết quả, ý nghĩa

Việc làm

Kết quả, ý nghĩa

Đưa ra phiếu bầu cử sau khi đã xem xét kỹ càng tiểu sử và thành tích đóng góp của các ứng cử viên

Bầu chọn đúng người

Vì chơi thân với N nên em đã không phân công cho bạn phải trực nhật

Gây mất đoàn kết lớp học

VẬN DỤNG

Câu 1: 

Câu chuyện “Ba chiếc ba lô”

Bài học kinh nghiệm: trong cuộc sống cần phải biết san sẻ cùng nhau những lúc khó khăn, hoạn nạn, đừng dựa vào quyền cao mà đàn áp kẻ yếu thế. Sống phải công bằng mới khiến lòng người khâm phục và nể trọng.

Kế hoạch rèn luyện: sống ngay thẳng với bản thân, tôn trọng ý kiến của những người khác, biết lắng nghe, san sẻ…

Câu 2: 

Có nguy cơ bị người khác chú ý, để mắt, cố tình gây khó khăn, đổ lỗi/trách nhiệm nào đó lên bản thân mình. Việc cần làm của chúng ta bây giờ là ngẩng cao đầu mà sống, sống sao cho không lệch với lương tâm, “cây ngay không sợ chết đứng”, sẽ không ai có thể làm được gì mình


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải 5 phút Công dân 9 cánh diều, giải Công dân 9 cánh diều trang 22, giải Công dân 9 CD trang 22

Bình luận

Giải bài tập những môn khác