Tắt QC

Trắc nghiệm Công dân 9 cánh diều bài 8: Tiêu dùng thông minh

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công dân 9 Cánh diều bài 8: Tiêu dùng thông minh có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Có bao nhiêu cách để tiêu dùng thông minh?

  • A. Hai cách
  • B. Ba cách
  • C. Bốn cách
  • D. Năm cách

Câu 2: Sử dụng sản phẩm an toàn có nghĩa là gì?

  • A. Sử dụng tiền để mua sản phẩm đắt tiền.
  • B. Sử dụng kế hoạch chi tiêu và mua đồ dùng thiết yếu.
  • C. Sử dụng đúng cách, đảm bảo chất lượng, an toàn sức khỏe.
  • D. Sử dụng đồ ngoại quốc có chất lượng cao.

Câu 3: Biểu hiện của tiêu dùng thông minh là gì?

  • A. Thấy thích thì mua.
  • B. Luôn chi tiêu có kế hoạch.
  • C. Ưu tiên cho nhu cầu của gia đình.
  • D. Ưu tiên cho nhu cầu cá nhân.

Câu 4: Em hãy cho biết tiêu dùng hợp lí, tiêu dùng thông minh là như thế nào?

  • A. Là hành vi mua sắm đồ dùng tùy thích.
  • B. Là các hành vi mua sắm các đồ dùng có yếu tố “xanh”, thân thiện với môi trường.
  • C. Là các hành vi mua sắm đồ dùng trong các dịp giảm giá.
  • D. Là hành vi tự cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho gia đình.

Câu 5: Điền vào chỗ chấm: “Cuộc sống ngày càng hiện đại thì càng đòi hỏi con người phải ... hơn trong các tiêu dùng.”

  • A. nhạy bén
  • B. thông minh
  • C. lanh lợi
  • D. chớp nhoáng

Câu 6: Xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lí là gì?

  • A. Mua tất cả những vật dụng, đồ dùng mình muốn.
  • B. Tìm hiểu thông tin sản phẩm qua nhiều kênh khác nhau.
  • C. Chọn sản phẩm đảm bảo chất lượng.
  • D. Mua những đồ dùng phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán.

Câu 7: Em hãy cho biết khái niệm của tiêu dùng thông minh?

  • A. Là mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm và hiệu quả.
  • B. Là thói quen tiêu dùng của một bộ phận người dân.
  • C. Là thói quen tiêu dùng của số ít người dân trên toàn quốc.
  • D. Là các cách thức mà người tiêu dùng chọn lựa các đồ dùng cho bản thân.

Câu 8: Xu hướng tiêu dùng xanh là gì?

  • A. Là chỉ mua bán các sản phẩm biến đổi gen.
  • B. Là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên.
  • C. Là hành vi mua sắm có tiết chế, không mua hàng hóa vô độ, thừa thãi các đồ dùng.
  • D. Là các hành vi mua và bán các sản phẩm có bao bì màu xanh, thân thiện với môi trường.

Câu 9: Sử dụng tiền mặt hoặc thanh toán trực tuyến là nội dung của:

  • A. Xác định nhu cầu chính đáng.
  • B. Tìm hiểu thông tin sản phẩm.
  • C. Sử dụng sản phẩm an toàn.
  • D. Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp.

Câu 10 Tiêu dùng thông minh không có vai trò nào sau đây?

  • A. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.
  • B. Xóa hoàn toàn bỏ các thói quen, tập quán tiêu dùng truyền thống của dân tộc.
  • C. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.
  • D. Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Câu 11: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tiêu dùng thông minh?

  • A. Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hóa tiêu dùng.
  • B. Văn hóa tiêu dùng không có vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước.
  • C. Tiêu dùng chỉ có vai trò thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng.
  • D. Không cần cân nhắc khi mua sắm, vì “chúng ta chỉ sống có một lần”.

Câu 12: Tại sao phải xác định nhu cầu chính đáng?

  • A. Mua được đồ dùng cần thiết phù hợp nhu cầu.
  • B. Bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
  • C. Sử dụng đúng cách sản phẩm.
  • D. Chọn lọc thông tin chính xác.

Câu 13: Là học sinh, chúng ta không nên làm gì để có thói quen tiêu dùng thông minh?

  • A. Tuân thủ cách tiêu dùng thông minh.
  • B. Mua những đồ dùng mình thích.
  • C. Khích lệ người thân tiêu dùng thông minh.
  • D. Rèn luyện thói quen tiêu dùng thông minh.

Câu 14: Vì sao văn hóa tiêu dùng của Việt Nam lại có tính di động?

  • A. Vì người Việt chịu ảnh hưởng nhiều từ các nền văn hóa.
  • B. Vì văn hóa tiêu dùng của người Việt được hình thành trên cơ sở đa dạng về văn hóa song đều hướng theo trào lưu những giá trị mới.
  • C. Vì người đặc trưng văn hóa của người Việt Nam là yếu tố dịch chuyển, thay đổi.
  • D. Vì người Việt thường có các thay đổi nhanh chóng trước các trào lưu mới.

Câu 15: Để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, người tiêu dùng cần phải:

  • A. thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa.
  • B. ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
  • C. ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.
  • D. cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

Câu 16: H rất thích ăn các món ăn chế biến từ hải sản. Một hôm, H và G đi chợ thấy có người bán hộp thịt cua, ghẹ rẻ hơn hẳn mua hàng tươi sống nên H quyết định mua dù không rõ nguồn gốc. Nếu em là G, em sẽ làm gì?

  • A. Ủng hộ H mua để tiết kiệm tiền.
  • B. Để cho H mua nhưng mình sẽ không ăn.
  • C. Gọi cho mẹ H để báo rằng H mua đồ ăn không rõ nguồn gốc.
  • D. Ngăn H mua vì thực phẩm không rõ nguồn gốc sẽ rất nguy hiểm đến sức khỏe.

Câu 17: Biểu hiện tin tưởng đối với các hàng hóa có nguồn gốc trong nước đang thể hiện điều gì đối với tâm lí của người tiêu dùng Việt Nam?

  • A. Ưu tiên dùng các hàng ngoại nhập.
  • B. Không coi trọng các hàng hóa xuất xứ Việt.
  • C. Ưu tiên và tôn vinh hàng Việt.
  • D. Ưu tiên các mặt hàng Việt giá rẻ.

Câu 18: Chị H thường mua các đồ ăn uống có xuất xứ hữu cơ được để đảm bảo sức khỏe cho cả nhà. Theo em, việc làm của chị H mang lại các lợi ích gì?

  • A. Tạo ra được sự tăng trưởng trong kinh tế.
  • B. Tạo ra được thói quen tiêu dùng lành mạnh, giữ gìn được sức khỏe của cả nhà.
  • C. Thói quen của chị H giúp tiết kiệm tiền cho gia đình.
  • D. Theo xu hướng của mạng xã hội, không bị lỗi thời.

Câu 19: Ông bà ở quê lên chơi mang cho rất nhiều rau, trứng, cá. Vận dụng cách tiêu dùng thông minh, em làm gì để sử dụng các sản phẩm này để đảm bảo an toàn, hiệu quả?

  • A. Đem ra chợ bán để có tiền mua đồ ăn khác.
  • B. Nấu ăn hết trong một lần để không lãng phí đồ ăn.
  • C. Rủ bạn đến ăn cho hết thực phẩm, còn đâu đem đi đồ.
  • D. Lên kế hoạch sử dụng các đồ ăn trong khoảng thời gian ngắn để tránh lãng phí.

Câu 20: Một người bạn thân của T gửi thông tin về loại điện thoại mới ra và được giảm giá 30%. Trong khi đó, T cũng rất thích nhưng lại đang dành tiền mua máy tính mới để học. Theo em, T nên làm thế nào?

  • A. Đồng ý mua điện thoại mới vì được giảm giá nhiều.
  • B. Hỏi mua trả góp điện thoại để dành tiền mua máy tính.
  • C. Từ chối bạn vì đó không phải đồ dùng cần thiết nhất ngay lúc này của mình.
  • D. Vay tiền bạn để có thể mua cả điện thoại và máy tính.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác