Câu hỏi tự luận Công dân 9 cánh diều bài 8: Tiêu dùng thông minh

Câu hỏi tự luận Công dân 9 cánh diều bài 8: Tiêu dùng thông minh. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 9 cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (3 CÂU)

Câu 1: Nêu khái niệm tiêu dùng thông minh?

Câu 2: Lợi ích của tiêu dùng thông minh là gì?

Câu 3: Làm thế nào để tiêu dùng thông minh?

Câu 1: Em hãy đọc các trường họp sau và nhận xét cách tiêu dùng của các chủ thể.

Trường hợp 1

Bạn L và K đi mua vợt tennis. Sau khi nghe người bán hàng tư vấn, L khuyên K không nên mua vì thấy vợt tennis ở đây khá đắt mà không đảm bảo chất lượng. Hơn nữa, L còn biết một vài người quen cũng mua vợt tennis ở đây nhưng đều nhận xét vợt nhanh hỏng. Nghe L nói, K hơi phân vân nhưng vì đang thích có vợt tennis để dùng ngay nên L vẫn quyết định mua.

Trường hợp 2

Chị B có thói quen xây dựng kế hoạch chỉ tiêu cá nhân, trong đó xác định rõ các mặt hàng thiết yếu, không thiết yếu. Trước khi mua sắm, chị thường tìm hiểu kĩ thông tin sản phẩm. Nhờ đó, chị luôn chủ động thực hiện mục tiêu tài chính cá nhân của mình.

Trường hợp 3

Chủ nhật hằng tuần, C và mẹ thường cùng nhau đi siêu thị để mua sắm đồ dùng cho tuần sắp tới. Siêu thị thường xuyên có các chương trình khuyến mại. C cho rằng, sản phẩm nào khuyến mại thì mua thật nhiều sẽ tiết kiệm hơn. Mẹ khuyên C nên cân nhắc khi mua hàng khuyến mại, chỉ nên mua những thứ cần thiết, vẫn còn hạn sử dụng dài.

Câu 2: Em hãy đọc các trường hợp sau và nhận xét cách tiêu dùng của các chủ thể.

Tình huống 1

A đang là sinh viên năm nhất của một trường đại học, bố mẹ của A mỗi tháng sẽ cho A một khoản tiền để chi tiêu. Nhưng A thường sử dụng số tiền này để mua sắm những món đồ mình thích nên thường hết tiền ngay trong tuần đầu tiên.

Tình huống 2

Khi mua hàng, bạn Mai thường lựa chọn những nơi bán hàng uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và giá cả hợp lí. Hùng thì hay mua theo các chương trình khuyến mại, quảng cáo.

Tình huống 3

X đang có mong muốn mua xe đạp điện. Sau khi tìm hiểu, X thấy có hai cửa hàng có thể mua: cửa hàng thứ nhất bán trực tuyến với giá rẻ, lại có khuyến mại 40% với điều kiện người mua phải truy cập theo đường dẫn sang một trang khác và cung cấp số tài khoản ngân hàng, mật khẩu ngân hàng cùng số căn cước công dân; cửa hàng thứ hai cũng đang có chương trình khuyến mại tặng đồ dùng học tập nhưng giá cao hơn cửa hàng thứ nhất. X phân vân không biết nên mua ở đâu.

Câu 3: Em hãy nhận xét các hành vi tiêu dùng của các chủ thể dưới đây:

a) Khi mua quần áo, bạn P thường mua rộng một chút để năm sau mình lớn hơn vẫn mặc vừa.

b) Trước khi đi mua thực phẩm, bạn L thường tỉnh toán trước số lượng cần mua và chi phí để phù hợp với kế hoạch chi tiêu trong tuần của gia đình.

c) Bạn V thường có thói quen mua sắm trên mạng, mỗi khi có khuyến mại. V thường đặt mua rất nhiều đồ để dùng dần mà không cần cân nhắc. Vì thế, có rất nhiều sản phẩm bạn V mua về mà không dùng đến.

d) Trước khi mua hàng, S thường có thói quen so sánh giá cả trước khi mua.

Câu 4: Em hãy đóng vai là người tiêu dùng thông minh để đưa ra lời khuyên cho các chủ thể trong mỗi tình huống dưới đây:

a. Trên mạng xã hội đang có một quảng cáo về các loại sản phẩm dinh dưỡng có nhiều tác dụng, giá thành lại rẻ hơn rất nhiều so với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường nhưng không rõ thông tin của nhà sản xuất. Tuy nhiên, chị D vẫn dự định mua sản phẩm này về dùng.

b. Khi lướt các trang thương mại điện tử, N đã chọn được một chiếc đồng hồ đeo tay ưng ý, giá cả phù hợp và có cả quà tặng đi kèm. Khi gọi điện hỏi mua, cửa hàng yêu cầu N cung cấp thông tin cá nhân và chuyển khoản thanh toán trước để được hưởng thêm nhiều ưu đãi.

c. Đầu năm học, hai bạn U và B cùng nhau đi mua đồ dùng học tập. Khi lựa chọn sản phẩm, U chỉ chọn những đồ dùng học tập có mẫu mã đẹp mà không tìm hiểu về chất lượng và giá cả. B khuyên U không nên chỉ để ý vào mẫu mã bên ngoài của sản phẩm mà cần chú trọng vào chất lượng và xem xét giá cả có phù hợp hay không.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Giả sử bạn đang cân nhắc mua một sản phẩm có giá trị lớn như xe đạp điện hoặc máy tính, nhưng trên thị trường có nhiều mức giá khác nhau cho cùng một loại sản phẩm. Bạn sẽ làm gì để lựa chọn cửa hàng uy tín và đảm bảo chất lượng sản phẩm?

Câu 2: Giả sử em muốn tiết kiệm tiền để mua một món đồ giá trị. Hãy đề xuất một kế hoạch chi tiêu hợp lý trong vòng 3 tháng tới, bao gồm các biện pháp cắt giảm chi tiêu không cần thiết và tăng thu nhập nếu có thể.

Câu 3: Trình bày hiểu biết của em về một ứng dụng quản lý tài chính để theo dõi chi tiêu, lập ngân sách và đặt mục tiêu tiết kiệm. 

4. VẬN DỤNG CAO (1 CÂU)

Câu 1: Trong trường hợp bạn muốn mua một sản phẩm công nghệ cao (như laptop hay điện thoại) nhưng có nhiều thương hiệu và mô hình khác nhau với các tính năng tương tự, làm thế nào bạn có thể xác định đâu là lựa chọn tốt nhất dựa trên nhu cầu và khả năng tài chính của mình?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Bài tập tự luận Công dân 9 cánh diều bài 8: Tiêu dùng thông minh, Bài tập Ôn tập Công dân 9 cánh diều bài 8: Tiêu dùng thông minh, câu hỏi ôn tập 4 mức độ Công dân 9 CD bài 8: Tiêu dùng thông minh

Bình luận

Giải bài tập những môn khác