Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 kết nối bài 7: Thực hành tiếng việt trang 34
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 kết nối bài 7: Thực hành tiếng việt trang 34. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. LÝ THUYẾT
1. Nội dung và hình thức đoạn văn
- Nội dung chính của đoạn văn nói về bức tranh của Kiều Phương.
- Các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lí: miêu tả sự vật dựa trên nguyên tắc từ xa đến gần.
- Sự sắp xếp về đề tài được nói đến và trình tự sắp xếp hợp lí của các câu văn nói về bức tranh làm cho đoạn văn được mạch lạc.
- Đoạn văn đảm bảo tính liên kết về mặt hình thức giữa cách thể hiện qua việc dùng từ ngữ đồng nghĩa và từ ngữ lặp lại (bức tranh, tranh, chú bé, chú)
2. Chức năng
- Nhờ mạch lạc mà người đọc có thể tiếp nhận và hiểu được ý nghĩa của đoạn văn một cách dễ dàng.
- Liên kết về mặt hình thức giữa các câu là phương tiện tạo nên tính mạch lạc của đoạn văn
II. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK
Bài tập 1
Đoạn văn viết về những người trên tàu chiến quan sát để tiếp cận “con cá thiết kình”. Sự việc diễn ra trong một giờ đồng hồ, được sắp xếp theo trật tự thời gian tuyến tính: từ sáu giờ đến bảy giờ sáng. Sự thống nhất về đề tài được nói đến và trình tự sắp xếp hợp lí các sự việc theo nguyên tắc nhân quả làm cho đoạn văn mạch lạc và người đọc có thể hiểu rõ nghĩa của đoạn văn: diễn biến của sự việc quan sát và tiếp cận “con cá thiết kình”.
Bài tập 2
Các từ ngữ giữ vai trò là phương tiện liên kết giữa các câu trong đoạn văn: từ ngữ thay thế (nó trong câu văn thứ hai cho vật dài màu đen trong câu văn thứ nhất; nó trong câu văn thứ bảy và thứ chín thay cho con cá trong câu văn thứ sáu và thứ tám), từ ngữ đồng nghĩa trong ngữ cảnh (chiếc tàu trong câu văn thứ năm thay cho tàu chiến trong câu văn thứ nhất), từ ngữ lặp lại (con cá được lặp lại ba lần, trong các câu văn thứ tư, thứ sáu và thứ tám).
Các phương tiện liên kết này bảo đảm sự kết nối về hình thức giữa các câu trong đoạn văn. Sự liên kết đó cùng với sự mạch lạc về nội dung làm cho các câu tạo thành một chỉnh thể thống nhất, chứ không phải là những câu rời rạc được sắp xếp cạnh nhau một cách cơ học.
Bài tập 3
- Không thể đảo vị trí của chúng
- Nếu đảo vị trí của các câu thì đoạn văn sẽ mất đi tính mạch lạc, từ đó người đọc sẽ không hiểu được nội dung của nó.
Bài tập 4
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể lại một tình huống trong Cuộc chạm trán trên đại dương. Thuyết minh ngắn gọn về mạch lạc và liên kết của đoạn văn.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận