Tóm tắt kiến thức ngữ văn 7 chân trời bài 9: Đọc Dòng "Sông đen"

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 9: Đọc Dòng "Sông đen". Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. TÌM HIỂU CHUNG

Đọc văn bản

- So sánh đọc thể loại truyện và truyện khoa học viễn tưởng:

 + Chú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình huống, sự kiện,…

+ Thể hiện qua những chi tiết về ngoại hình, tình cách, hành động,…

 + Mang tính giả định và nhiều màu sắc kì ảo, tưởng tượng.

- Các thẻ câu hỏi theo dõi và suy luận:

+ Vì hải lưu họ đi có tên Nhật Bản là Cư-rô-xi-ô (Kuroshio), nghĩa của từ kuroshio là đen và nó là hình ảnh của nước biển ở đó.

+ Nét-len không kiềm chế được bản thân nên đã nóng giận và cho rằng ý kiến mà giáo sư A-rô-nắc đưa ra là điên rồ, không hợp lý. Càng lo lắng hơn về việc mình ở lại con tàu này. Trái lai, giáo sư A-rô-nắc lại cảm thấy như mình sẽ biết thêm được điều gì thú vị nếu như ông quan sát, tìm hiểu, bình tĩnh tận hưởng con tàu.

+ … đẹp tuyệt vời, không bút nào tả xiết; Chẳng bàn tay họa sĩ nào vẽ được tất cả cái dịu dàng của màu sắc, của ánh sáng lung linh trong nước biển trong vắt từ đáy lên; Bóng tối trong phòng càng tăng thêm ảnh sáng rực rỡ bên ngoài; … ta có cảm tưởng như đứng trước một bể nuôi cá khổng lồ,…

+ Em hình dung được khung cảnh miêu tả đẹp như tranh vẽ.

 - Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu đến “nước đại dương lạnh ngắt”: Giải thích nhan đề

+ Phần 2: Tiếp theo đến “như những thằng mù”: Cuộc đối thoại giữa A-rô-nác và Nét-len.

+ Phần 3: Còn lại: Môi trường đáy biển.

Tác giả

- Tên: Giuyn Véc-nơ

- Năm sinh – năm mất: 1828 – 1905

- Quê quán: Nantes, Pháp.

- Thể loại sáng tác: Khoa học viễn tưởng và ông được coi là một trong những “cha đẻ” của thể loại này.

- Tác phẩm tiêu biểu Hành trình vào Tâm Trái Đất (1964),  Từ Trái Đất tới Mặt Trăng (1965), Hai mươi vạn dặm dưới biển (1870), Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (1873),…

Tác phẩm

- Trích Hai vạn dặn dưới biển (1986), được xem là truyện khoa học viễn tưởng kinh điển. 

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

Một số yếu tố của truyện khoa học viễn tưởng

- Đề tài: là khám phá thế giới bí ẩn dưới đáy đại dương.

- Tình huống truyện: 3 nhân vật (A-rô-nắc, Công-xây, Nét Len) rời vào con tàu Nau-ti-lơtx hiện đại, với mợ thuyền trưởng bí ẩn và họ không thể biết điều gì đón đợi họ trong hành trình phía trước.

- Các nhân vật: thuyền trưởng Nê-mô (xuất hiện gián tiếp qua suy nghĩ, lời kể của A-rô-nắc và đoạn đối thoại giữa A-rô-nắc với Nét Len); A-rô-nắc: giáo sư sinh vật học; Nét Len: thợ săn cá voi; Công-xây: cộng sự của giáo sư, chuyên nghiên cứu về sinh vật biển.

- Thời gian: từ trưa cho đến 5 giờ chiều, nhờ và quãng thời gian này mà ánh sáng tự nhiên dưới đáy biển sâu giúp các nhân vật khám phá vẻ đẹp biển cả.

- Không gian: dưới đáy biển sâu với nhiều cảnh đẹp tựa thế giới thần tiên, lần đầu tiên các nhân vật được chiêm ngưỡng.

- Những sự kiện chính xảy ra vói nhân vật giáo sưu A-rô-nắc:

+ Kết thúc cuộc nói chuyện với thuyền trưởng Nê-mô, tiếp tục ngồi nghĩ về cách tiếp đón lạnh lùng nhưng vẫn chu đáo của vị thuyền trưởng này.

+ Tìm trên bản đồ và xác định tàu Nau-ti-lơtx đang chạy theo hải lưu có cái tên Nhật Bản là Cư-rô-xi-ô, nghĩa là “Sông Đen”.

+ Tranh cãi của giáo sư A-rô-nắc với Nét Len về thuyền trưởng Nê-mô và về việc ở lại hay trốn khỏi con tàu Nau-ti-lơtx.

+ Tận mắt chứng kiến hình ảnh dưới đáy đại dương khi con tàu đi vào dòng sông đen.

Cách giải quyết mâu thuẫn  giữa hai nhân vật A-rô-nắc và Nét Len.

- Nét Len đã tranh luận khá gay gắt với giáo sư A-rô-nắc vì anh ta có ý định chiếm đoạt tàu Nau-ti-lơtx hoặc cả ba người bỏ trốn khỏi con tàu. Nhưng khi thế giới bí ẩn, diệu kì dưới đáy đại dương được mở ra trước anh ta, anh ta đã từ bỏ hai ý định trên.

- Ý kiến đồng tình hay phản đối trước cách giải quyết vấn đề của tác giả:

+ Đồng ý vì với cách giải quyết này, Nét Len đã có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp dưới đáy biển. Nếu bỏ trốn khỏi con tàu, anh sẽ không thấy và không thể trải nghiệm hành trình khám phá hai vạn dặm dưới biển.

+ Phản đối vì với cách giải quyết này, mâu thuẫn trong Nét Len không được giải quyết, chỉ tạm lắng xuống khi Nét Len bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp của đại dương bí ẩn. Trên thực tế, vào cuối cuộc hành trình, Nét Len, giáo sư A-rô-nắc, Công-xây đã bỏ trốn khỏi tàu Nau-ti-lơtx.

Tính cách nhân vật Nê-mô

- Lịch sự, có vẻ lạnh lùng bên ngoài nhưng chu đáo, hiếu khách  (thể hiện qua cách đối xử với giáo sư A-rô-nắc).

- Tài năng, khao khát khám phá đáy đại dương, khám phá những vùng đất mới (thể hiện qua thiết kế hiện đại của con tàu Nau-ti-lơtx).

BẢNG PHẢN HỒI KẾT QUẢ THẢO LUẬN CỦA HS

Nhân vật Nê-mô

Biểu hiện qua các chi tiết

Cử chỉ, hành động của Nê-mô

- Lịch sự cáo từ A-rô-nắc trước khi đi ra.

- Đón tiếp ba người một cách lạnh lùng nhưng chu đáo.

- Chưa lần nào bắt tay và đưa tay cho giáo sư A-rô-nắc bắt.

- Dọn sẵn bữa ăn trên bàn cho A-rô-nắc.

Thái độ của A-rô-nắc về Nê-mô

- Băn khoăn về sự đón tiếp chu đáo mà vẫn lạnh lùng của Nê-mô.

- Đánh giá cao tài năng chế tạo tàu ngầm hiện đại của Nê-mô.

- Cho rằng tàu Nau-ti-lơtx của Nê-mô là một kì quan hiện đại.

Thái độ của Nét Len về Nê-mô

- Nghi ngờ, không tin tưởng, khó chịu khi ở trên con tàu của Nê-mô (hỏi han giáo sư A-rô-nắc về lai lịch của Nê-mô, cho rằng ở trong con tàu của Nê-mô giống như ngục từ bằng sắt).

- Chống đối, cho rằng ở trên tàu Nau-ti-lơtx sẽ không an toàn (có ý định đoạt tàu Nau-ti-lơtx của Nê-mô).

III. TỔNG KẾT

Nội dung

- Văn bản kể về những ngày đầu tiên của cuộc hành trình khám phá vạn dặm dưới đáy biển của các nhà khoa học trên con tàu Nau-ti-lơtx.

Nghệ thuật

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, tình tiết hấp dẫn, lôi cuốn.

- Lựa chọn ngôi kể thứ nhất chân thực, sinh động.

- Hình ảnh mang tính chất sáng tạo. 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 7 CTST bài 9 Đọc Dòng "Sông đen", kiến thức trọng tâm ngữ văn 7 chân trời bài 9: Đọc Dòng "Sông đen", Ôn tập văn 7 chân trời bài Đọc Dòng "Sông đen"

Bình luận

Giải bài tập những môn khác