Tóm tắt kiến thức lịch sử 7 chân trời bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 - 1400)
Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 7 chân trời bài 16 Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 - 1400). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 16: CÔNG CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ ĐẤT NƯỚC THỜI TRẦN (1226 - 1400)
1. NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
* Hoàn cảnh:
- Họ Trần vốn sống bằng nghề chài cá, cư trú ven các cửa sông, cửa biển vùng Tú Mạc (Thiên Trường, Nam Định), trở thành một dòng họ có thế lực và tham gia vào triều chính của nhà Lý.
- Sự suy yếu của nhà Lý, phải dựa vao thế lực của họ Trần duy trì quyền lực, Lý Huệ Tông xuất gia, truyền ngôi cho Lý Chiêu Hoàng.
- Sự tham gia và hệ thống quyền lực triều Lý của họ Trần đã tạo ra cục diện "thay đổi triều đại", là cơ sở dẫn đến sự chuyển giao quyền lực giữa hai triều đại bằng hôn nhân.
* Vai trò của Trần Thủ Độ:
- Là người có công sáng lập triều Trần.
- Thái Tông (nhà Trần) lấy được thiên hạ đều nhớ vào mưu sức của ông cả.
2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ
- Việc tăng thưởng: Cứ 10 năm và 15 năm mới xét lí lịch quan lại một lần.
- Chế độ chính trị là chế độ nhà nước trung ương tập quyền huyết thống. Chức Thái thượng hoàng, các đại thần, quan văn, quan võ trong triểu đểu do người trong hoàng tộc nắm giữ đảm bảo quyền kế vị không tranh chấp, cũng là đảm bảo nền thống trị lâu dài của dòng họ.
- Hệ thống chính quyền các cấp hoàn chỉnh hơn nhà Lý.
- Pháp luật nghiêm minh.
- Quân đội chính quy: xây dựng và phát triển theo chủ trương "binh lính cốt tinh nhệ, không cốt đông" hay chính sách "ngụ binh ư nông".
3. TÌNH HÌNH KINH TẾ
* Nông nghiệp: thực hiện nhiều chính sách phục hồi và phát triển:
- Khuyến khích khai khẩn đất hoang
- Mở rộng diện tích canh tác.
- Đặt các chức quan chuyên lo nông nghiệp và thủy lợi.
* Thủ công nghiệp: có nhiều bước tiến đáng kể:
- Nhiều làng thủ công nghiệp chuyên nghiệp ra đời.
- Thăng Long là trung tâm sản xuất và buôn bán lớn nhất nước ta.
* Thương nghiệp: phát triển mạnh mẽ:
- Tiền được sử dụng phổ biến.
- Buôn bán phát triển.
- Thuyền buôn ngoại quốc thường xuyên đến buôn bán.
- Gốm sứ trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Đại Việt.
* Sự phát triển kinh tế Đại Việt dưới góc nhìn của sứ thần nhà Nguyên
- Chủ đề của đoạn tư liệu: Đánh giá về sự phát triển của kinh tế Đại Việt.
- Đoạn tư liệu phản ảnh quan điểm của sứ thần nhà Nguyên. Họ miêu tả một cách rất khách quan.
- Những từ, cụm từ thể hiện rõ nhất chủ đề của đoạn tư liệu: Đại Việt phồn vinh.
- Ngành kinh tế nông nghiệp và thương nghiệp của Đại Việt được miêu tả trong đoạn tư liệu.
4. TÌNH HÌNH XÃ HỘI
- Xã hội thời Trần tiếp tục phân hóa:
+ Đứng đầu là vua.
+ Quý tộc, quan lai hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi.
+ Địa chủ ngày càng nhiều do sự phát triển của ruộng đất tư nhân.
+ Nông dân là lực lượng đông đảo nất, cày ruộng công làng xã và lĩnh canh ruộng đất của địa chủ.
+ Thợ thủ công và thương nhân.
+ Nô tì là tầng lớp thấp kém nhất, phục vụ trong các gia đình quý tộc, quan lại.
- Nhờ các chính sách trọng dân và gần gũi của vua nhà Trần nên về cơ bản xã hội yên bình và hòa thuận.
5. TÌNH HÌNH VĂN HÓA
a. Tư tưởng – tôn giáo
- Tín ngưỡng vẫn phổ biến: tục thờ tổ tiên, các anh hùng.
- Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo đều được coi trọng. Dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử do Trần Nhân Tông sáng lập, trở thành thiền phái lớn nhất nước ta thời đó.
b. Giáo dục và khoa học – kĩ thuật
- Về giáo dục: Quốc Tử Giám được mở rộng và thu nhận cả con cái thường dân có sức học xuất sắc. Định lệ thi Thái học sinh và chọn tam khôi.
- Về sử học: Đại Việt sử ký toàn thư (Lê Văn Hưu), Việt sử lược (khuyết danh), Việt sử cương mục (Hồ Tông Thốc),...
- Về quân sự: nổi tiếng có Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn.
- Về y học: xây dựng nền y học truyền thống của người Việt (Tuệ Tĩnh).
- Về thiên văn học: có Đặng Lộ, Trần Nguyên Đán.
c. Văn học và nghệ thuật
- Văn học: phát triển rực rỡ.
+ “Tướng võ, quan hầu đều biết chữ, Thợ thuyền, thư lại cũng hay thơ” – Trần Nguyên Đán.
+ Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu),...
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc với nhiều công trình tiêu biểu: Tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, chùa Thái Lạc, tương hỗ ở làng Trần Thủ Độ,...cùng với các nhạc cụ: trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm,...
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận