Tóm tắt kiến thức lịch sử 7 chân trời bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 - 1400)
Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 7 chân trời bài 16 Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 - 1400). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 16: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC NHÀ TRẦN (1226 – 1400)
1. SỰ THÀNH LẬP CỦA NHÀ TRẦN
1. Mô tả sự thành lập của nhà Trần:
- Bối cảnh thành lập: Cuối TK XII, nhà Lý suy yếu, tình hình đất nước rối ren. Những công việc lớn trong triều đình đều do họ Trần quyết định. Năm 1224, vua lập công chúa Chiêu Thánh làm Hoàng thái tử, rồi truyền ngôi là Lý Chiêu Hoàng.
- Sự kiện thành lập: Năm 1226, Trần Thủ Độ dàn xếp để vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần thành lập.
2. Đưa ra nhận định về sự thành lập của nhà Trần:
- Nhà Trần được thành lập là phù hợp với yêu cầu của lịch sử vì: sự suy yếu, khủng hoảng kéo dài của nhà Lý từ cuối thế kỉ XII đòi hỏi phải được thay thế bằng một triều đại mới. Song, nhà Trần thành lập là một tất yếu lịch sử.
3. Đánh giá vai trò của Trần Thủ Độ đối với sự thành lập của nhà Trần:
- Các việc lớn triều đình do ông điều hành.
- Nhờ giỏi võ nghệ, mưu lược và tài chỉ huy quân sự, ông đã dẹp loạn và giúp đất nước dần ổn định.
2. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ
- Bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền gồm ba cấp:
+ Triều đình: do vua đứng đầu.
+ Các đơn vị hành chính trung gian: lộ, phủ, huyện, châu.
+ Cấp hành chính cơ sở: hương, xã.
- Điểm độc đáo là chế độ Thái thượng hoàng, các chức vụ trong bộ máy nhà nước do tôn thất họ Trần nắm giữ.
- Quân đội có cấm quân (giữ binh thành), biên quân (giữ biên ải) vfa lộ quân (ở các lộ) xây dựng theo chính sách "ngụ binh ư nông". Ngoài quân bộ, quân thủy là một lực lượng đặc trưng được rèn luyện theo chủ trương "Quân cốt tinh nhuệ, không cốt đông"
- Luật pháp có sự kế thừa từ thời Lý, nhưng được bổ sung và hoàn thiện hơn:
+ Năm 1230, ban hành bộ Quốc triều thông chế.
+ Năm 1341, biên soạn bộ Hình thư để ban hành.
3. TÌNH HÌNH KINH TẾ
* Nông nghiệp:
- Ban hành nhiều chính sách túc đầy phát triển như kêu gọi dân phiêu tán trở về quê cũ sản xuất, khuyến khích khai khẩn đất hoang, đẩy manh việc làm thủy lợi,…
- Nông dân tích cực sản xuất, đẩy mạnh khai hoang, lập làng xóm mới,… nên nông nghiệp phát triển hơn, đời sống nhân dân được no đủ
* Thủ công nghiệp:
- Tiếp tục duy trì các xưởng thủ công nhà nước, chuyên đúc tiền, sản xuất vụ khí, đóng thuyền,…
- Thủ công nghiệp dân gian có nhiều nghề phổ biến như làm đồ gốm, rèn sắt, dệt vải lụa,… Trong đó đồ gốm đặc biệt phát triển.
* Thương nghiệp:
- Thăng Long là trung tâm kinh tế, buôn bán sẩm uất của cả nước, được chia làm 61 phường.
- Tại các miền quê, chợ lớn được hình thành và hoạt động theo phiên
- Hoạt động ngoại thương diên ra nhộn nhịp ở nhiều nơi.
- Thuyền buôn đến Đại Việt nhiều nhất là từ Trung Quốc, Gia-va,…
4. TÌNH HÌNH XÃ HỘI
- Tầng lớp vương hầu, quý tộc Trần có địa vị đặc biệt trong xã hội, sở hữu nhiều ruộng đất và nô tì.
- Tiếp đến là bộ phận quan lại và địa chủ (ngày càng tăng).
- Lực lượng sản xuất chủ đạo và đông đảo nhất trong xã hội là nông dân, tiếp đó là thợ thủ công và thương nhân.
- Tầng lớp thấp nhất trong xã hội là nô tì, phục vụ trong các gia đình quý tộc, quan lại, địa chủ hoặc nhà nước.
- Cuối thời Trần, mâu thuẫn giữa nông dân nghèo, tá điền, nô tì và địa chủ, quý tộc ngày càng tăng, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi.
5. TÌNH HÌNH VĂN HÓA
a) Tư tưởng tôn giáo
Thời Trần, cá Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo đều được coi trọng. Nho giáo ngày càng được nâng cao vị thế với nhiều nhà nho được cử giữ các chức vụ quan trọng trong triều. Phật giáo được cả vua, quý tộc và nhân dân tôn sùng.
b) Giáo dục
Thời Trần, Quốc Tử Giám tiếp tục được mở rộng, là nơi dạy học cho các hoàng tử và con em các quý tộc, quan lại cấp cao. Nhiều trường công và trường tư xuất hiện ở nhiều nơi. Các kì thi Nho học thời Trần được tổ chức thường xuyên và quy củ hơn.
c) Khoa học, kĩ thuật
- Về sử học: Nhiều bộ sử lớn và có giá trị được biên soạn như bộ Đại Việt sử ký.
- Về quân sự, có các tác phẩm Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Trần Hưng Đạo.
- Trong y học, Tuệ Tĩnh là thầy thuốc nổi tiếng, nghiên cứu và viết sách về cây thuốc nam.
d) Văn học, nghệ thuật
- Văn học: Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm tiếp tục phát triển.
- Kiến trúc và điêu khắc: Nhiều công trình được xây dựng như kinh đô Thăng Long (Hà Nội), thành Tây Đô (Thanh Hoá).
- Nghệ thuật diễn xướng phát triển gồm nhiều loại hình.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận