Soạn ngắn gọn văn 11 Cánh diều bài 8: Thề nguyền và vĩnh biệt

Soạn siêu ngắn bài 8: Thề nguyền và vĩnh biệt ngữ văn 11 Cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

VĂN BẢN: THỀ NGUYỀN VÀ VĨNH BIỆT

 

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Tại sao Giu-li-ét lại nói: "Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi"?

Trả lời:

Vì gia tộc của hai người là kẻ thù truyền kiếp của nhau nên cô cho rằng, chỉ cần Rô-mê-ô có cái họ khác là họ có thể đến bên nhau.

 

Câu 2: Tại sao Giu-li-ét lại nghĩ tiếng hót là của chim họa mi?

Trả lời:

Vì đêm nào nó cũng đậu ở cây lựu trước cửa sổ phòng cô mà hót nên cô biết rõ.

 

Câu 3: Cách cảm nhận của Rô-mê-ô và Giu-li-ét về nhau có gì cần lưu ý? 

Trả lời:

Cách cảm nhận giống nhau: Cùng có linh cảm rằng lần này có thể là lần cuối được gặp nhau, có thể sẽ phải chia xa. Và khi nhìn đối phương đều thấy đối phương rất nhợt nhạt mờ ảo, thể hiện tâm trạng đau buồn của cả hai.

 

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Câu 1: Đoạn trích xoay quanh cuộc đối thoại của những nhân vật nào? Mối quan hệ của họ là gì?

Trả lời:

- Đoạn trích xoay quanh cuộc đối thoại của những nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét. 

- Dòng họ của hai người là kẻ thù truyền kiếp, thế nhưng, hai người lại yêu nhau sâu nặng.

 

Câu 2: Cảnh gặp gỡ, tình tự của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra trong khoảng thời gian và không gian như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

Cảnh gặp gỡ, tình tự của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra vào ban đêm và trong một không gian vắng vẻ chỉ có hai người họ. Cảnh gặp gỡ, tình tự của diễn ra trong khoảng không gian, thời gian như vậy vì tình yêu của họ không được chấp thuận, ủng hộ của gia đình hai bên. Nếu chuyện của hai người bị phát hiện chắc chắn sẽ bị ngăn cấm, họ sẽ khó gặp được nhau.

 

Câu 3: Tìm và phân tích những lời đối thoại cho thấy:

  1. a) Tình yêu say đắm giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

  2. b) Những rào cản, khó khăn ngáng trở mối tình của họ.

Trả lời:

  1. Tình yêu say đắm giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

- Rô-mê-ô đã nói: "Ái tình, ái tình đã xui tôi tìm kiếm. Ái tình đã cho tôi lời khuyên, và tôi đã cho ái tình đôi mắt. Tôi chẳng phải là tay thuỷ thủ, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa xăm nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật." 

→ Chàng cho rằng chính tình yêu đã đưa chàng đến bên nàng. 

- Các lời thoại của Giu-li-ét: "Chàng hãy từ bỏ tên họ đi" hoặc "Cái tên kia đâu có phải là xương thịt của chàng, chàng hãy đổi nó lấy cả tấm thân em”

Là sự thổ lộ tình yêu trực tiếp, không ngại ngùng, không phải thổ lộ trực tiếp với Rô-mê-ô mà để nói với chính mình. 

  1. Những rào cản, khó khăn ngáng trở mối tình của họ.

- Có thể nói, rào cản và khó khăn lớn nhất ngáng trở mối tình của họ là sự thù hận và mối thù truyền kiếp của hai dòng họ. Những lời đối thoại cho thấy điều đó là:

+ "Nàng là họ Ca-piu-lét sao? Ôi oan trái yêu quý, đời sống của ta nay nằm trong tay người thù".

+ "Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi...", "chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi" 

+ "Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa"; "tôi thù ghét cái tên tôi..."; "chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu...".

→ Vì tình yêu mà cả hai đều ghét bỏ chính tên họ của mình và sẵn sàng đổi nó để theo đuổi tình yêu.

 

Câu 4: Hãy chỉ ra sự thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu từ Hồi hai, cảnh II sang Hồi ba, cảnh V. Sự thay đổi này góp phần thể hiện chủ đề của văn bản như thế nào?

Trả lời:

Sự thay đổi trong âm hưởng chính của tình yêu từ Cảnh II, Hồi hai sang Cảnh V, Hồi ba được thể hiện:

+ Tiếng sét ái tình nảy sinh trong lòng hai con người khi tham dự buổi sự tiệc. Thay vì về nhà ngay sau khi buổi tiệc kết thúc, Rô-mê-ô quay lại, trèo qua tường để vào vườn nhà nàng Giu-li-ét để bày tỏ tình cảm của mình. Sự xinh đẹp của Giu-li-ét làm cho Rô-mê-ô mê mệt

+ Hai chữ "tình yêu" được Rô-mê-ô nhắc lại nhiều lần càng làm cho Giu-li-ét càng tin tưởng vào tình yêu này. Họ sẵn sàng thay tên đổi họ vì tình yêu của cuộc đời mình.

=> Sự thay đổi này góp phần thể hiện rất rõ tình yêu chân thành của hau nhân vật chính trong tác phẩm.

 

Câu 5: Lời thoại nào trong đoạn trích khiến em cảm thấy thú vị nhất? Vì sao?

Trả lời:

Lời thoại thú vị nhất là lời thoại đầu tiên của Rô-mê-ô trong đoạn trích. Lời thoại đã thể hiện được suy nghĩ, tâm trạng của những kẻ si tình, thấy được tình yêu chân thành, mãnh liệt của Rô-mê-ô dành cho Giu-li-ét.

 

Câu 6: Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét (Hồi hai, cảnh II) gợi em liên tưởng đến cảnh thề nguyền nào trong văn học Việt Nam? Nêu suy nghĩ của em về điểm giống và khác nhau của những cảnh đó.

Trả lời:

- Cảnh thề nguyền của Rô-mê-ô và Giu-li-ét khiến em liên tưởng đến tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du trong văn học Việt Nam. Cụ thể là đoạn trích Thề nguyền trích từ câu 431 đến câu 452 trong Truyện Kiều. 

- Cảnh thề nguyền của cả hai tác phẩm đều là những tình huống cực kỳ đau lòng và đầy bi kịch. Cả hai đều là những lời hứa cuối cùng, hứa rằng họ sẽ không bao giờ quên nhau và sẽ cùng nhau tìm đường ra khỏi nỗi đau đớn và đau khổ. Nhưng cả hai cũng đều mang trong mình một sự hy vọng về một tương lai tươi đẹp, một cuộc sống mới, tự do và hạnh phúc.

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 Cánh diều bài Thề nguyền và vĩnh biệt, Soạn ngắn ngữ văn 11 Cánh diều bài Thề nguyền và vĩnh biệt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác