Tóm tắt kiến thức ngữ văn 11 cánh diều bài 8: Thề nguyền và vĩnh biệt

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 cánh diều bài 8: Thề nguyền và vĩnh biệt. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả:

  • William Shakespeare là một nhà văn nổi tiếng và là nhà viết kịch người Anh, được coi là nhà văn vĩ đại nhất của nước Anh.
    • Gồm khoảng 40 vở kịch lớn nhỏ với độ dài ngắn khác nhau, được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau. 
    • Ông đã để lại một sự nghiệp văn học tương đối đồ sộ và hay với các tác phẩm về kịch, hài kịch, bi kịch, lịch sử khác nhau cho văn học thế giới đóng góp vào sự nghiệp phát triển văn học của thế giới.

2. Văn bản Thề nguyền và vĩnh biệt

  • Văn bản Thề nguyền và vĩnh biệt là đoạn cuối trích trong vở kịch nổi tiếng Romeo và Juliet của Sếch – xpia.
  • Nội dung chính: “Thề nguyền và vĩnh biệt” nói về tình yêu thắm thiết của một đôi trai gái thuộc hai dòng họ có mồi thù từ lâu đời với nhau. Họ phải lén lút gặp nhau trong đêm khuya, Romeo phải bất chấp những nguy hiểm như tường cao khó vào hay nguy cơ bị người nhà Juliet bắt gặp và hậu quả có thể là cái chết. Họ trao cho nhau những lời yêu thương, những ánh mắt đắm say và sau cùng là lời vĩnh biệt. 

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. . Nhân vật trong bi kịch

a. Cuộc đối thoại trong đoạn trích

  • Đoạn trích Thề nguyền và vĩnh biệt xoay quanh cuộc đối thoại của hai nhân vật chính là Romeo và Juliet.
  • Mối quan hệ của họ: Romeo và Juliet yêu nhau thắm thiết thế nhưng tình yêu đó bị ngăn cản bởi mối thù của hai dòng họ, đây cũng chính là xung đột cơ bản trong vở bi kịch này.

b. Không gian, thời gian gặp gỡ, tình tự của nhân vật

Cảnh gặp gỡ, tình tự của Rô-mê-ô và Giu-li-ét luôn phải diễn ra vào ban đêm và trong một không gian vắng vẻ chỉ có hai người họ. Cảnh gặp gỡ, tình tự của diễn ra trong khoảng không gian, thời gian như vậy vì dòng họ của hai người là kẻ thù truyền kiếp của nhau, tình yêu của họ không nhận được sự ủng hộ của gia đình hai bên. Nếu chuyện của hai người bị phát hiện chắc chắn sẽ bị ngăn cấm, họ sẽ khó gặp được nhau.

2. Nhận xét về đối thoại trong văn bản

a. Tình yêu say đắm giữa Rô-mê-ô và Ju-li-ét.

  • Lời thoại của Rô-mê-ô: "Ái tình, ái tình đã xui tôi tìm kiếm. Ái tình đã cho tôi lời khuyên, và tôi đã cho ái tình đôi mắt. Tôi chẳng phải là tay thuỷ thủ, nhưng giá nàng có ở nơi bờ biển xa xăm nhất, thì tôi cũng sẵn sàng liều mình vì báu vật." 

=>  Rô-mê-ô cho rằng chính tình yêu đã dẫn lối đưa chàng tìm đến bên nàng, dù ở đâu, chàng cũng sẵn sàng tìm kiếm.

  • Lời thoại của Giu-li-ét: "Chàng hãy từ bỏ tên họ đi" hoặc "Cái tên kia đâu có phải là xương thịt của chàng, chàng hãy đổi nó lấy cả tấm thân em".

=> Vì tình yêu của đời mình mà cả hai đều sẵn sàng thay tên đổi họ, sẵn sàng làm bất kì điều gì về nhau.

b. Những rào cản, khó khăn ngáng trở mối tình của họ.

  • Có thể nói, rào cản và khó khăn lớn nhất ngáng trở mối tình của họ là sự thù hận và mối thù truyền kiếp của hai dòng họ. Những lời đối thoại cho thấy điều đó là:
    • "Nàng là họ Ca-piu-lét sao? Ôi oan trái yêu quý, đời sống của ta nay nằm trong tay người thù".
    • "Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi...", "chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi" 
    • "Từ nay, tôi sẽ không bao giờ còn là Rô-mê-ô nữa"; "tôi thù ghét cái tên tôi..."; "chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu...".

=> Vì tình yêu mà cả hai đều ghét bỏ chính tên họ của mình và sẵn sàng đổi nó để theo đuổi tình yêu.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Đoạn trích Thề nguyền và vĩnh biệt thể hiện khát vọng tình yêu luôn luôn tiềm tàng và cháy trong trái tim khi con người chúng ta gặp được định mệnh của mình. Nhưng không phải ai cũng có đủ dũng khí và sức mạnh để vượt qua mọi rào cản, bảo vệ tình yêu của mình. Sức mạnh phải được tạo nên từ chính sự cộng hưởng của hai trái tim đang yêu. Và Rô-mê-ô và Giu-li-ét, họ không chỉ đã thành công đưa tình yêu của mình vượt qua chông gai mà còn khiến cho tình yêu ấy trở nên thăng hoa và tiến tới bất tử. Thiên tài nghệ thuật của nhà văn Sếch-xpia cùng với tư tưởng nhân văn sâu sắc vượt thời đại ông đã cộng hưởng và làm nên điều kì diệu đó.

2. Nghệ thuật

  • Thể loại: Bi kịch
  • Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
  • Nghệ thuật viết kịch độc đáo và thu hút.
  • Xây dựng tình huống kịch hay và cuốn hút.
  • Nhân vật khắc họa tinh tế chủ yếu qua hành động kịch, lời đối thoại chất chứa cảm xúc. Tác giả còn chú trọng mô tả nội tâm nhân vật sao cho phù hợp với cái logic khách quan của hành động.
  • Xung đột kịch: chủ yếu là xung đột giữa tình yêu của Romeo, Juliet và mối thù giữa hai dòng họ là xung đột cơ bản, xuyên suốt tạo cơ sở để Shakespeare xây dựng vở kịch. 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức văn 11 CD bài 8 Thề nguyền và vĩnh biệt, kiến thức trọng tâm ngữ văn 11 cánh diều bài 8: Thề nguyền và vĩnh biệt, Ôn tập văn 11 cánh diều bài Thề nguyền và vĩnh biệt

Bình luận

Giải bài tập những môn khác