Soạn ngắn gọn văn 11 Cánh diều bài 7: Thương nhớ mùa xuân

Soạn siêu ngắn bài 7: Thương nhớ mùa xuân ngữ văn 11 Cánh diều. Với câu từ ngắn gọn, ý tứ xúc tích, dễ hiểu, học sinh nhanh chóng nắm bắt các ý chính của bài, giúp nhớ nhanh và nhớ lâu. Từ đó, việc chinh phục kiến thức trở nên dễ hơn bao giờ hết.

VĂN BẢN: THƯƠNG NHỚ MÙA XUÂN

 

ĐỌC HIỂU

Câu 1: Cảnh sắc và con người Hà Nội vào  mùa xuân có đặc điểm gì?

Trả lời:

- Cảnh sắc và con người Hà Nội: 

  • ... là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh.

  • ... có tiếng trống chèo vọng lại tại những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.



Câu 2: Cảm xúc của nhân vật "tôi" trước mùa xuân thế nào?

Trả lời:

Nhân vật tôi vui vẻ, háo hức, mong ngóng nó đến.

 

Câu 3: Ở phần 3, tác giả đã bày tỏ cảm xúc gì về mùa xuân Hà Nội?

Trả lời:

Các chi tiết như: "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến".

=>Tác giả đắm say, say mê trước mùa xuân ở Hà Nội 

 

Câu 4: Thời tiết đặc trưng của Hà Nội sau rằm tháng Giêng như thế nào?

Trả lời:

Thời tiết đặc trưng của Hà Nội sau rằm tháng Giêng: Thời tiết lúc đó kì lạ lắm: rét vẫn còn vương trên ngọn xoan đào, nhưng đất lại khô ráo, sạch bong...

 

Câu 5: Trong tâm trí tác giả, trăng tháng Giêng có gì đặc biệt?

Trả lời:

Trăng tháng Giêng có nét đẹp rất đặc biệt không giống như bất kỳ trăng ở các tháng khác. Trăng non như một người con gái mơn mởn đào tơ, nét đẹp thẹn thùng, mơn mởn sắc xuân.

 

TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Câu 1: Đề tài của văn bản Thương nhớ mùa xuân là gì? Dựa vào đâu em biết được điều đó?

Trả lời:

  • Đề tài: “Thương nhớ mùa xuân" là nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình. 

  • Dựa vào nội dung và nhan đề của văn bản, em biết được điều đó. Văn bản đã biểu lộ một cách rất chân thực và cụ thể nỗi niềm nhớ thương da diết quê hương, gia đình của tác giả. Tác giả bộc lộ nỗi nhớ về Hà Nội qua cảnh sắc thiên nhiên và đời sống sinh hoạt của con người nơi đây.

 

Câu 2: Xác định nội dung chính của mỗi phần trong văn bản Thương nhớ mùa xuân. Theo em, mạch lô gích chính gắn kết các phần của văn bản là gì?

Trả lời:

- Bố cục: 

  • Phần 1 (từ đầu đến “mê luyến mùa xuân”): Cảm nhận tình cảm của con người với mùa xuân.

  • Phần 2 (tiếp đó đến “mở hội liên hoan”): Cảnh sắc, không khí mùa xuân Hà Nội.

  • Phần 3 (còn lại): Cảnh sắc và không khí màu xuân sau ngày rằm tháng Giêng.

- Theo em, mạch lôgic chính gắn kết các phần của văn bản là: suy nghĩ, cảm nhận của nhà văn về cảnh sắc mùa xuân.

 

Câu 3: Cái “tôi” tác giả trong văn bản thể hiện tình cảm, cảm xúc gì? Hãy dẫn ra một số câu văn thể hiện rõ tình cảm, cảm xúc ấy.

Trả lời:

Cái “tôi” tác giả trong văn bản thể hiện tình tình yêu, cảm xúc nồng nàn của tác giả đối với mùa xuân. Được thể hiện qua một số chi tiết:

  • "Tự nhiên như thế: ai củng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân."

  • "Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướit xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác."

...

 

Câu 4: Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình của thể loại tuỳ bút qua một vài biểu hiện cụ thể trong văn bản Thương nhớ mùa xuân (ngôn ngữ, chi tiết, sự việc,...).

Trả lời:

  • Ngôn ngữ: Giản dị nhưng giàu hình ảnh, giàu chất trữ tình và tính biểu cảm

  • Nhân vật "tôi" kể, tả, biểu cảm... với giọng điệu nhịp nhàng, hài hòa, trôi chảy, tự nhiên.

  • Cảnh vật qua dưới ngòi bút nhà văn hiện lên thật sinh động, như được thổi hồn bên trong. 

  • Trong văn bản, tác giả sử dụng nhiều câu cảm thán, các câu bộc lộ trực tiếp tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của mình: "Ới ơi ngườ em gái xõa tóc bên cửa sổ!", "Tôi yêu sông xanh, núi tím.... là vì thế", "Mùa xuân của tôi....", ....

 

Câu 5: Chi tiết nào về thiên nhiên (hoặc phong tục, con người) Hà Nội trong văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với em? Vì sao?

Trả lời:

  • Chi tiết ấn tượng: Thiên nhiên Hà Nội vào tháng Giêng.

  • Vì: Tháng Giêng tới là lúc đất trời chuẩn bị có sự chuyển giao diệu kì và đầy tinh tế. Đất bắc mang một nét đẹp thật trong veo, đằm thắm, có sự hòa quyện nhịp nhàng giữa con người với cảnh sắc thiên nhiên đất trời. Và có lẽ vì thế mà lòng người cũng đồng điệu, hòa cùng những nhịp điệu nhộn nhịp của mùa xuân.

 

Câu 6: Em hiểu thêm được những gì về giá trị văn hoá dân tộc từ văn bản Thương nhớ mùa xuân?

Trả lời:

  • Giá trị văn hóa dân tộc: Miêu tả ngày Tết

  • Tết miền Bắc gắn liền với hình ảnh cây đào, bánh trưng, dưa hành, câu đối đỏ... Khi hoa phai là lúc hết Tết, cuộc sống quay trở lại quỹ đạo thường ngày, tất bật với công việc.

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngắn gọn ngữ văn 11 Cánh diều bài Thương nhớ mùa xuân, Soạn ngắn ngữ văn 11 Cánh diều bài Thương nhớ mùa xuân

Bình luận

Giải bài tập những môn khác