Soạn giáo án tin học 7 cánh diều Chủ đề F - Bài 2: tìm kiếm nhị phân
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án tin học 7 Chủ đề F - Bài 2: tìm kiếm nhị phân sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
BÀI 2: TÌM KIẾM NHỊ PHÂN
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Mô phỏng được hoạt động của thuật toán tìm kiếm nhị phân trên một bộ dữ liệu đầu vào có kích thước nhỏ.
- Biết được tìm kiếm nhị phân nhanh hơn tìm kiếm tuần tự.
- Nêu được ý nghĩa của việc chia một bài toán thành những bài toán nhỏ hơn.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
● Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
- Năng lực riêng:
● Biết biểu diễn và mô phỏng thuật toán tìm kiếm
3. Phẩm chất
- Có ý thức trách nhiệm đối với việc sử dụng thông tin.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Tin học 7.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Tin học 7.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, dẫn dắt HS nhận biết các hàm thông dụng.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi phần Khởi động.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu câu hỏi: Nếu phải tìm một số trong dãy đã sắp xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần, em có cách nào tìm nhanh hơn tìm kiếm tuần tự không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:
Em sẽ chia đôi dãy làm hai phần để tìm kiếm nhanh hơn.
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Phương pháp chia đôi dần, loại bỏ nửa dãy chắc chắn không chứa số x cần tìm kiếm là một phương pháp giúp ta nhanh chóng tìm được kết quả trong bài toán tìm kiếm một số trong dãy số đã sắp thứ tự. Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về phương pháp tìm kiếm này. – Bài 2: Tìm kiếm nhị phân
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chia đôi dần để tìm kiếm một số trong dãy số đã sắp thứ tự
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được các hàm có sẵn trong Excel.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK.55 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở quy tắc chung khi sử dụng hàm trong Excel.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức cho HS tìm hiểu nội dung phần Hoạt động và yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi Có 8 thẻ, mỗi thẻ ghi một số nguyên trên đó. Tất cả các thẻ được sắp xếp thành dãy theo thứ tự không giảm của các số ghi trên đó và đặt sấp mặt ghi số xuống bàn để em không nhìn thấy. Cô giáo đọc một số, gọi là X chẳng hạn. Cần trả lời câu hỏi: Có hay không một thẻ ghi số X? Hãy sử dụng ít nhất số lần lật một thẻ lên xem mà vẫn trả lời được câu hỏi. Bạn Thanh An cho rằng chỉ cần không quá 3 lần lật thẻ là trả lời được. Em đồng ý với Thanh An không? Vì sao? à Gợi ý: Em đồng ý với ý kiến của bạn Thanh An. Vì khi ta chia đôi để tìm một số trong dãy thì ta có thể tìm được kết quả nhanh hơn. Nên sẽ không tìm quá ba lần lật thẻ. - GV yêu cầu HS đọc phần Ví dụ trong mục 1 – SGK tr.81, 82 và trình bày lại ý tưởng chia đôi dần để tìm một số trong một dãy số. - GV lấy ví dụ minh họa trường hợp không tìm thấy x bằng cách thay đổi x = 44 của ví dụ trong SGK thành tìm x = 45 trong dãy số, yêu cầu HS sử dụng phương pháp chia đồi dần để tìm x Tìm x – 45 trong dãy 8 phần tử đã xếp thứ tự không giảm (6, 12, 18, 42, 44, 55, 67, 94) - GV kết luận kiến thức trọng tâm về phương pháp chia đôi dần để tìm kiếm một số trong dãy số đã sắp thứ tự. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK.81, 82 và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Chia đôi dần để tìm kiếm một số trong dãy số đã sắp thứ tự - Ý tưởng: chia đôi dần để tìm một số trong một dãy số - Ví dụ: Tìm x = 44 trong dãy 8 phần tử đã sắp xếp thứ tự không giảm
- Giải thích + Chia đôi lần 1: Phạm vi tìm kiếm là dãy từ a1 đến a8. Lấy a4 là số có vị trí giữa dãy. Vì x > a4 nên nửa đầu dãy chắc chắn không chứa x = 44, tiếp theo chỉ cần tìm trong nửa sau của dãy. Như vậy, phạm vi tìm kiếm tiếp theo là dãy con từ a5 đến a8. + Chia đôi lần 2: Phạm vi tìm kiếm là dãy từ a5 đến a8. Lấy a6 là số có vị trí giữa dãy. Vì x < a6 nên nửa sau chắc chắn không chứa x = 44, tiếp theo chỉ cần tìm trong nửa đầu của dãy. Như vậy, phạm vi tìm kiếm tiếp theo là dãy con chỉ còn một số a5. Phạm vi tìm kiếm chỉ còn 1 số kết thúc thuật toán với kết quả: Tìm thấy x ở vị trí thứ 5 |
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án tin học 7 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác