Soạn giáo án hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều Chủ đề 8. Con đường tương lai - HĐGD

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hoạt động trải nghiệm 7 Chủ đề 8. Con đường tương lai - HĐGD sách cánh diều . Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

chuyện một cách sinh động, hấp dẫn.

PHẦN 2. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

TUẦN 27. NGHỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

·      Xác định được một số nghề hiện có ở địa phương.

·      Nêu được công việc đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của một số nghề ở địa phương.

·      Nhận diện được những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm những nghề ở địa phương.

2. Năng lực

* Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: Tích cực tự học, tự tìm hiểu các thông tin về nghề ở địa phương và an toàn khi làm nghề.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thể hiện óc sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề trong việc xác định những nguy hiểm có thể xảy ra và cách giữ an toàn khi làm các nghề ở địa phương.

·      Tổ chức và thiết kế hoạt động: Tham gia tổ chức và cùng thiết kế các hoạt động nhóm để thực hiện nhiệm vụ của chủ đề.

* Năng lực riêng: 

·      Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống.

·      Thể hiện được kĩ năng hùng biện và hiểu biết của em về nghề ở địa phương..

3. Phẩm chất:

·      Yêu nước: Thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào về quê hương đất nước thông qua việc tích cực tìm hiểu những nghề ở địa phương mình.

·      Chăm chỉ: Tích cực, chủ động sưu tầm các thông tin liên quan đến nghề ở địa phương đề chuẩn bị cho nội dung bài học.

·      Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm trong việc tham gia giữ an toàn cho những người làm nghề ở địa phương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

·      Tranh ảnh, tư liệu về các hoạt động lao động trong gia đình.

·      SGK, SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7.

·      Hình ảnh, video clip về nghề nghiệp ở địa phương.

·      Máy tính, máy chiếu (Tivi)

·      Giấy A4, A0, bút màu.

2. Đối với học sinh

·      Tìm hiểu và ghi chép lại thông tin về nghề nghiệp hiện tại của người thân trong gia đình và những người xung quanh trong cộng đồng.

·      Thu thập thông tin về những nghề hiện có ở địa phương (nghề truyền thống, nghề mới xuất hiện, đặc điểm của nghề, trang thiết bị của nghề,…)

·      Sưu tầm những câu chuyện nói về các nghề ở địa phương hoặc những người làm nghề ở địa phương

·      Suu tầm thông tin về một tấm gương khởi nghiệp thành công ở địa phương (thông qua báo địa phương, hỏi người thân, hàng xóm, bạn bè,…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nghe bài hát, đoán nghề nghiệp”

c. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi nhiệt tình,..

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nghe bài hát, đoán nghề nghiệp”

- GV phổ biến cách chơi và luật chơi: GV chia lớp thành 2 đội. GV mở lần lượt một số bài hát có nội dung liên quan đến nghề nghiệp. Mỗi bài hát mở một đoạn hát 1 đến 2 câu bất kì và dừng lại. Dành cho HS 15 giây suy nghĩ, khi có hiệu lệnh, đôi nào giơ tay trước, sẽ giành quyền trả lời. Trả lời đúng được 10 điểm. Trả lời sai không được điểm và nhường quyền trả lời cho đội còn lại. Kết thúc cuộc chơi, đội nào giành nhiều điểm hơn, đội đó thắng cuộc.

(Gợi ý một số bài hát: Cháu yêu chú bộ đội; Bác đưa thư vui tính; Bài ca xây dựng; Tôi là người thợ lò; Em là người thợ quét vôi; Bụi phấn; Bố em là phi công; Bài ca giao thông vận tải; Từ một ngã tư đường phố,…)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tham gia trò chơi hào hứng, nhiệt tình.

Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận

- Kết thúc trò chơi, GV yêu cầu HS:

+ Nêu cảm nhận của mình về trò chơi.

+ Nêu suy nghĩ về hoạt động nghề nghiệp.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em thân mến, xung quanh chúng ta có rất nhiều nghề nghiệp mà chúng ta mong muốn trở thành sau này đúng không nào? Để nắm rõ hơn về nội dung này, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Nghề ở địa phương.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1. Xác định nghề ở địa phương.

a. Mục tiêu: HS tìm hiểu và nêu được tên một số nghề ở địa phương thông qua trò chơi học tập.

b. Nội dung: GV tổ chức HS trao đổi, chia sẻ, hình thành kiến thức.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu được tên một số nghề ở địa phương.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thi đoán tên các nghề ở địa phương theo nhóm:

+ Phát cho mỗi nhóm một số thẻ màu.

+ Mỗi nhóm ghi vào thẻ màu tên của 2 hoặc 3 nghề ở địa phương.

+ Liệt kê 3 nét đặc trưng của mỗi nghề.

+ Đố đội bạn đoán đúng tên các nghề này thông qua 3 đặc điểm đó.

+ Nhóm nào đoán đúng nhiều tên nghề nhất sẽ giành chiến thắng.

+ Tập hợp lại thành danh sách nghề ở địa phương và chia theo 2 nhóm:

(1) Nhóm các nghề sản xuất, chế biến.

(2) Nhóm các nghề kinh doanh, quản lí.

- Sau trò chơi, GV hỏi thêm HS biết thêm được những nghề nào ở địa phương.

- GV yêu cầu HS liên hệ thêm về những thành viên trong gia đình đang làm nghề dó (nếu có).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hào hứng tham gia trò chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS tập hợp được tên các ngành nghề thành danh sách nghề hiện có ở địa phương và sắp xếp theo 2 nhóm nghề.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả, kết luận:

+ Mỗi địa phương đều có những nghề nghiệp chung và nghề nghiệp đặc thù.

+ Xác định được các nghề hiện có ở địa phương sẽ giúp em có định hướng ban đầu trong việc lựa chọn nghề tương lai của mình.

1. Xác định nghề ở địa phương

* Nhóm các nghề sản xuất, chế biến:

- Sản xuất rượu, bia, nước uống đóng chai, thực phẩm đông lạnh,…

- Sản xuất các loại thuốc, vải, trang phục, da giày,…

- Chế biến các sản phẩm từ sữa, thủy hải sản, rau củ quả,…

* Nhóm các nghề kinh doanh, quản lí:

- Buôn bán các sản phẩm nông – lâm nghiệp và thủy hải sản.

- Buôn bán các mặt hàng điện tử, công nghệ, lương thực – thực phẩm,…

- Đầu tư chứng khoán, đất đai,…

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác