Soạn giáo án hoạt động trải nghiệm 6 cánh điều Chủ đề 6:Quan tâm đến người thân - Tuần 23
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hoạt động trải nghiệm 6 Chủ đề 6: Quan tâm đến người thân tuần 23 sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
TUẦN 23 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ
Thi hùng biện: giá trị của gia đình
Hoạt động 1: Chào cờ
a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.
c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.
d. Tổ chức thực hiện:
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
Hoạt động 2: Thi hùng biện: giá trị của gia đình
a. Mục tiêu: HS vui vẻ, hứng thú tham gia hùng biện và biết được giá trị của gia đình.
b. Nội dung: HS lên tham gia hùng biện
c. Sản phẩm: kết quả hùng biện.
d. Tổ chức thực hiện:
- Lớp trực tuần để dẫn vào hoạt động. Giới thiệu các HS tham gia hùng biện, giới thiệu BGK, nêu tiêu chí chấm điểm.
- Hướng dẫn thứ tự, thời gian hùng biện: Mỗi HS hùng biện tối đa 5 phút. Trong quá trình hùng biện có thể sử dụng tranh, ảnh minh hoạ, nhạc, bài hát để thêm phần hấp dẫn.
- Người dẫn chương trình mời lần lượt các HS thi hùng biện.
- HS toàn trường chăm chú lắng nghe và cổ vũ.
- BGK chấm điểm theo tiêu chí đề ra.
- GV khảo sát HS theo các câu hỏi:
+ Các bạn đã tham gia hùng biện về những giá trị của gia đình như thế nào?
+ Em có ấn tượng với bài hùng biện nào? Vì sao? Nếu em được chọn hùng biện, em sẽ bổ sung thêm nội dung nào để bài thêm phong phú?
+ Em học tập được gì qua phần hùng biện của các bạn?
- HS chia sẻ ý kiến cùng các bạn.
- GV kết luận.
- BGK công bố điểm và xếp giải các HS thi hùng biện.
- Trao phần thưởng (nếu có).
TUẦN 23 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
1. Sự cần thiết của việc quan tâm đến người thân.
2. Quan tâm, chăm sóc người thân
Hoạt động 1: Sự cần thiết của việc quan tâm đến người thân.
a. Mục tiêu:
- Hình thành khả năng tranh luận, phản biện.
- Bày tỏ thái độ về việc quan tâm đến người thân.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận và đưa ra thái độ về việc quan tâm đến người thân.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đưa ra quan điểm dưới đây để các nhóm tranh luận: Có ý kiến cho rằng: “Ai cũng phải tự lo cho bản thân, nên không cần tâm đến người thân và cũng không cần người khác quan tâm đến mình”. Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Vì sao? - Phân chia thành nhóm ủng hộ và nhóm phản đối quan điểm này. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Tranh luận với nhau để bảo vệ quan điểm của mình: 2 đội tranh luận có khoảng 5 đến 7 phút để chuẩn bị trước các lí lẽ bảo vệ cho quan điểm của đội mình, hình dung trước các lập luận phản biện của đội bạn để ứng phó trong quá trình tranh luận. - GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận: | 1. Sự cần thiết của việc quan tâm đến người thân. - Trước một vấn đề có thể có những ý kiến khác nhau. Tuy vậy, quan tâm đến người thân vừa là tình cảm, vừa là điều nên làm. |
Hoạt động 2: Quan tâm, chăm sóc người thân
a. Mục tiêu:
- Biết được cách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân.
- Có cảm xúc tích cực khi thực hiện các hành động quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS đưa ra cách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận: + Nêu cách quan tâm, chăm sóc người thân trong một số tình huống sau: · Người thân trong gia đình bị ốm; · Người thân gặp chuyện buồn. + Yêu cầu HS chia sẻ cảm xúc khi em chăm sóc người thân và cảm xúc của người thân khi nhận được sự chăm sóc của em. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút. - GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - Chia sẻ cảm xúc khi em chăm sóc người thân và cảm xúc của người thân khi nhận được sự chăm sóc của em. - GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận. | 2. Quan tâm, chăm sóc người thân - Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc người thân sẽ giúp mỗi người vượt qua khó khăn và gia đình thêm gắn bó, yêu thương. |
TUẦN 23 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP
Quan tâm lẫn nhau trong gia đình
a. Mục tiêu:
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hoạt động trải nghiệm 6 cánh diều
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức