Soạn giáo án hoạt động trải nghiệm 6 cánh điều Chủ đề 5: Việc tốt, lời hay - Tuần 20

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hoạt động trải nghiệm 6 Chủ đề 5: Việc tốt, lời hay - Tuần 20 sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

…/…/…

TUẦN 20 – TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CƠ

Tiểu phẩm về hành vi có văn hóa trong nhà trường

Hoạt động 1: Chào cờ

a. Mục tiêu: HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

b. Nội dung: HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.

c. Sản phẩm: kết quả làm việc của HS và TPT.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS điều khiển lễ chào cờ.

- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.

- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.

Hoạt động 2: Tiểu phẩm “ Phòng chống bạo lực học đường”

a. Mục tiêu:

- Nêu được các hình thức bạo lực học đường có thể xảy ra và ảnh hưởng của bạo lực học đường đối với cá nhân, lớp học và nhà trường;

- Biết thể hiện quan điểm, thái độ không đồng tình với hành vi bạo lực học đường;

- Đề xuất được các biện pháp phòng tránh bạo lực học đường và xây dựng trường học thân thiện.

b. Nội dung: HS trình bày tham luận về bạo lực học đường.

c. Sản phẩm: kết quả thực hiện cả HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- HS đại diện lớp trực tuần đọc báo cáo đề dẫn về bạo lực học đường (Thực trạng và tác động của các hình thức bạo lực học đường).

- Đại diện lớp được phân công chuẩn bị tiểu phẩm về các biện pháp phòng chống bạo lực học đường trình bày báo cáo tham luận.

- TPT tổ chức cho HS trong trường tự do tham gia bày tỏ quan điểm, ý kiến về thái độ không đồng tình với những hiện tượng còn tồn tại, những điều cần khắc phục để phòng chống bạo lực học đường (ví dụ: bắt nạt nhau, khi thấy có hiện tượng bạo lực không ngăn chặn, hoà giải, thậm chí còn quay video rồi đưa lên mạng hoặc kích động làm tăng xung đột,...) hoặc bổ sung các biện pháp để trường học, lớp học trở nên thân thiện.

- Người dẫn chương trình tổng hợp ý kiến, bổ sung và kết luận:

+ Không thể chấp nhận hiện tượng bạo lực xảy ra trong nhà trường và lớp học. Hãy nói “Không” với bạo lực học đường.

+ Cần phải kiểm soát cảm xúc để giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực, mang tính xây dựng, thiện chí.

+ Khi thấy có dấu hiệu bạo lực học đường thì cần báo ngay với GV, TPT Đội, BGH,…

+ Khi bị bạo lực học đường cần tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ từ GVCN, TPT, BGH,..

Hoạt động 3: Kí cam kết, tập dân vũ trường học thân thiện

a. Mục tiêu:

- Nhận thức được trách nhiệm thực hiện các hành vi có văn hóa trong nhà trường và cam kết thực hiện;

- Tích cực, hứng thú tham gia tập dân vũ trường học thân thiện.

b. Nội dung: các lớp kí cam kết.

c. Sản phẩm: HS kí cam kết.

d. Tổ chức thực hiện:

- Đại diện từng lớp lên sân khấu kí cam kết thực hiện hành vi có văn hóa trong nhà trường và nộp bản cam kết cho TPT.

- Bật băng hình dân vũ trường học thân thiện. Lớp trực tuần đứng hàng trên làm mẫu theo băng hình. HS toàn trường tập theo động tác của lớp trực tuần.

TUẦN 20 – TIẾT 2: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

- Xây dựng Quy tắc ứng xử của lớp.

- Hành vi ứng xử văn hoá nơi công cộng

Hoạt động 1: Xây dựng Quy tắc ứng xử của lớp.

a. Mục tiêu:

- HS vận dụng hiểu biết và trải nghiệm của mình để xây dựng những quy tắc xử có văn hoá trong lớp học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thi xây dựng các bộ Quy tắc ứng xử của lớp bằng hình ảnh, biểu tượng.

c. Sản phẩm: bộ Quy tắc ứng xử của lớp.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV tổ chức cho các nhóm trong lớp thi xây dựng các bộ Quy tắc ứng xử của lớp bằng hình ảnh, biểu tượng.

- GV sưu tầm trước trên mạng internet một số quy tắc ứng xử bằng hình ảnh và chiếu lên cho HS tham khảo.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thảo luận trong vòng 5 phút.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày bộ Quy tắc ứng xử của lớp bằng hình ảnh, biểu tượng.

- Mời các nhóm thuyết minh về bộ quy tắc nhóm mình đã xây dựng được (hoặc tổ chức theo hình thức triển lãm sản phẩm).

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày .

- Bình chọn một bộ quy tắc có nội dung đầy đủ, hình ảnh sinh động nhất để trao giải và treo lên tường lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận

1. Xây dựng Quy tắc ứng xử của lớp.

- Lớp học cũng là một môi trường công cộng đòi hỏi mỗi HS chúng ta phải luôn thể hiện những hành vi, cách ứng xử có văn hoá để tự rèn luyện bản thân và xây dựng tập thể lớp.

- Nói lời hay, làm việc tốt ở lớp, ở trường là những hành động đẹp.

Hoạt động 2: Hành vi ứng xử văn hoá nơi công cộng

a. Mục tiêu:

- HS liệt kê được những việc nên và không nên làm ở nơi công cộng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thảo luận đưa ra hành vi ứng xử văn hoá nơi công cộng

c. Sản phẩm: Hành vi ứng xử văn hoá nơi công cộng

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Phát cho mỗi nhóm một số thẻ màu xanh và vàng.

- Hướng dẫn HS liệt kê vào thẻ màu các hành vi ứng xử có văn hoá nơi công cộng theo gợi ý:

+ Thẻ màu xanh: Viết ra những hành vi có văn hoá mà HS nên thực hiện ở nơi công cộng (bến tàu bến xe, công viên, chợ, quán ăn,...).

+ Thẻ màu vàng: Viết ra những hành vi không nên làm ở nơi công cộng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm trao đổi thẻ của nhóm mình cho nhóm bạn để cùng nhận xét, trao đổi về những hành vi ứng xử có văn hoá nơi công cộng.

- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

- GV và HS của các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm trình bày

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, kết luận.

2. Hành vi ứng xử văn hoá nơi công cộng

- Có nhiều hành vi thể hiện cách ứng xử có văn hoá ở nơi công cộng và nhiều hành vi không nên làm nơi công cộng. Nhận diện các hành vi nên và không nên làm nơi công cộng giúp các em định hướng, tích cực rèn luyện, thực hiện các hành vi có văn hoá.

 

TUẦN 20 – TIẾT 3: SINH HOẠT LỚP

Đánh giá việc ứng xử có văn hóa

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hoạt động trải nghiệm 6 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo