Soạn giáo án hóa học 11 kết nối tri thức Bài 7: Sulfur và sulfur dioxide

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hoá học 11 Bài 7: Sulfur và sulfur dioxide sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 7: SULFUR VÀ SULFUR DIOXIDE

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được các trạng thái tự nhiên của nguyên tố sulfur
  • Trình bày được cấu tạo, tính chất vật lí, hóa học cơ bản và ứng dụng của sulfur đơn chất
  • Thực hiện được thí nghiệm chứng minh sulfur đơn chất vừa có tính oxi hóa (tác dụng với kim loại), vừa có tính khử (tác dụng với oxygen)
  • Trình bày được tính oxi hóa (tác dụng với hydrogen sulfide) và tính khử (tác dụng với nitrogen dioxide, xúc tác nitrogen oxide trong không khí) và ứng dụng của sulfur dioxide (khả năng tẩy màu, diệt nấm mốc,...)
  • Trình bày được sự hình thành sulfur dioxide do tác động của con người, tự nhiên, tác hại của sulfur dioxide và một số biện pháp làm giảm thiểu lượng sulfur dioxide thải vào không khí
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về lưu huỳnh và sulfur dioxide
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày cấu tạo, tính chất vật lí, hóa học cơ bản và ứng dụng của lưu huỳnh và sulfur dioxide
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề tác hại của sulfur dioxide và một số biện pháp làm giảm thiểu lượng sulfur dioxide thải vào không khí

Năng lực hóa học:

  • Năng lực nhận thức hóa học: Nêu các trạng thái tự nhiên của nguyên tố lưu huỳnh: Trình bày cấu tạo, tính chất vật lí, hóa học cơ bản của lưu huỳnh đơn chất
  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thực hiện thí nghiệm chứng minh lưu huỳnh đơn chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử; Trình bày tính oxi hóa và tính khử của sulfur dioxide.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày một số biện pháp làm giảm thiểu lượng sulfur dioxide thải vào không khí
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Hình ảnh và video về các nguồn phát sinh sulfur dioxide, mưa acid
  • Hình ảnh và video thí nghiệm về tính oxi hóa, tính khử của sulfur dioxide
  • Dụng cụ, hóa chất thí nghiệm theo hướng dẫn trong SGK
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò ô chữ
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho những câu hỏi để giải ô chữ
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu luật chơi: 

+ GV chiếu ô chữ, cho trước từ NITROGEN

+ HS trả lời các từ hàng ngang, từ hàng ngang cuối cùng sẽ trở thành từ chìa khóa

1

D

I

E

M

S

I

N

H

 

2

C

A

O

S

U

 

 

 

 

3

 

 

S

U

L

F

I

D

E

4

 

S

U

L

F

A

T

E

 

5

 

 

L

U

U

H

O

A

 

6

A

C

I

D

R

A

I

N

 

Câu 1: Tên dân gian dùng để gọi vị thuốc đông y có thành phần chính là sulfur?

Câu 2: Vật liệu có tính đàn hồi

Câu 3: Tên gọi của ion S2- theo IUPAC là gì?

Câu 4: Tên gọi của uon  theo IUPAC là gì?

Câu 5: Trong công nghiệp, quá trình sử dụng sulfur để làm chất phụ gia giúp tăng độ bền, độ chống mài mòn cho cao su gọi là gì?

Câu 6: Sulfur dioxide là tác nhân hàng đầu gây mưa acid. Cụm từ ‘‘mưa acid’’ trong tiếng Anh gọi là gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi trong trò chơi, tìm ra từ khóa.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời các từ hàng ngang

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Trong công nghiệp, sulfur là nguyên liệu ban đầu, còn sulfur dioxide là hợp chất trung gian trong quá trình sản xuất sulfuric acid. Bên cạnh đó, sulfur dioxide cũng là một tác nhân gây ô nhiễm không khí. Vậy, tính chất cơ bản của sulfur, sulfur dioxide là gì và làm thế nào để giảm thiểu tác hại của sulfur dioxide đối với môi trường? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được vấn đề trên. Chúng ta cùng đi vào bài học – Bài 7: Sulfur và sulfur dioxide

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sulfur

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các trạng thái tự nhiên của nguyên tố sulfur; Trình bày được cấu tạo, tính chất vật lí, hóa học cơ bản của sulfur đơn chất; Thực hiện được thí nghiệm chứng minh sulfur đơn chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thực hiện thí nghiệm, thảo luận và trả lời các CH hoạt động mục I.2, I.5 SGK trang 42 – 45, hoàn thành Phiếu học tập
  3. Sản phẩm học tập: Trạng thái tự nhiên, cấu tạo, tính chất vật lí, hóa học cơ bản của sulfur; Kết quả thực hiện thí nghiệm; Câu trả lời cho CH hoạt động mục I.2, I.5 SGK trang 42 – 45, Hoàn thành Phiếu học tập
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Trạng thái tự nhiên

- GV giao cho các nhóm HS tìm hiểu và thuyết trình về trạng thái tự nhiên của sulfur:

+ Các dạng tồn tại của nguyên tố sulfur trên vỏ Trái Đất, nêu ứng dụng chính của một số hợp chất quan trọng

+ Hàm lượng nguyên tố sulfur trong cơ thể người, xác định khối lượng nguyên tố sulfur trong cơ thể dựa theo cân nặng

+ Các đồng vị tự nhiên của nguyên tố sulfur

* Cấu tạo nguyên tử, phân tử

- GV cho HS thảo luận nhóm tìm hiểu về cấu tạo nguyên tử, phân tử của sulfur, thực hiện các nhiệm vụ sau:

 + Xác định ô, nhóm, chu kì của nguyên tố sulfur? Sulfur có tính kim loại hay phi kim?

 + Nêu những số oxi hóa của sulfur? Xác định số oxi hóa của sulfur trong các hợp chất H2S, SO2, SO?

+ Nêu cấu tạo phân tử sulfur (gồm mấy nguyên tử? dạng gì?)

+ Mỗi nguyên tử sulfur liên kết với hai nguyên tử bên cạnh bằng liên kết gì?  

+ Trong các phản ứng hóa học, phân tử sulfur thường được viết như thế nào?

- GV yêu cầu HS trả lời CH hoạt động mục I.2 SGK trang 43:

1. Viết cấu hình electron của nguyên tử S (Z = 16) và biểu diễn sự phân bố electron vào các ô orbital

2. Dựa vào cấu hình electron và độ âm điện của nguyên tử S, hãy đưa ra dự đoán về:

a) Số oxi hóa thấp nhất, cao nhất của nguyên tử S trong hợp chất

b) Tính oxi hóa, tính khử của sulfur

* Tính chất vật lí

- GV cho HS tìm hiểu tính chất vật lí của sulfur:

+ Đơn chất sulfur có mấy dạng thù hình? Đó là những dạng thù hình nào?

+ Nêu độ tan của sulfur trong nước, alcohol và carbon disulfide

* Tính chất hóa học

 - GV phát phiếu học tập, dụng cụ hóa chất, tổ chức cho HS thực hiện được thí nghiệm chứng minh sulfur đơn chất vừa có tính oxi hóa (tác dụng với kim loại), vừa có tính khử (tác dụng với oxygen), yêu cầu HS hoàn thiện Phiếu học tập.

Phiếu học tập (bên dưới hoạt động 1)

* Ứng dụng

- GV yêu cầu HS tìm hiểu một số ứng dụng của sulfur, hướng dẫn HS trả lời CH hoạt động mục I.5 SGK trang 45:

Sưu tầm thông tin và trình bày về ứng dụng của một số hợp chất có chứa nguyên tố sulfur trong thực tiễn

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận tìm hiểu về sulfur, thực hiện thí nghiệm, trả lời CH hoạt động mục I.2 và I.5 SGK trang 43 – 45, hoàn thành Phiếu học tập

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, kết quả thực hiện thí nghiệm, câu trả lời CH hoạt động mục I.2, I.5 SGK trang 43 – 45

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết các kiến thức về sulfur

I. Sulfur

1. Trạng thái tự nhiên

- Nguyên tố lưu huỳnh tồn tại trong tự nhiên ở cả dạng đơn chất (mỏ sulfur) và dạng hợp chất (quặng sulfide, sulfate,..)

2. Nguồn gốc phát sinh NOx trong không khí

a) Cấu tạo nguyên tử

- Nguyên tố sulfur ở ô số 16, nhóm VIA, chu kì 3 trong bảng tuần hoàn. Sulfur có tính phi kim

- Sulfur có các số oxi hóa khác nhau từ - 2 đến +6.

Ví dụ:

b) Cấu tạo phân tử

 - Phân tử sulfur gồm 8 nguyên tử (S8) có dạng vòng khép kín.  

 - Mỗi nguyên tử sulfur liên kết với hai nguyên tử bên cạnh bằng hai liên kết cộng hóa trị không phân cực

 - Trong phản ứng hóa học, phân tử sulfur được viết đơn giản là S

Hình 7.3. Phân tử sulfur S8

Trả lời CH hoạt động mục I.2 SGK trang 43

1. Cấu hình electron nguyên tử sulfur: 1s22s22p63s23p4 hay [Ne]3s23p4

 Biểu diễn sự phân bố electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử S vào các orbital:

2.

a) Nguyên tử sulfur có 6 electron lớp ngoài cùng nên có xu hướng nhận thêm 2 electron từ kim loại để tạo thành ion sulfide:

S + 2e  S2-

 Tương tự, nguyên tử sulfur cũng có xu hướng dùng chung electron với nguyên tử phi kim để tạo liên kết cộng hóa trị

b) Trên trục biểu diễn số oxi hóa, nguyên tử S trong đơn chất có số oxi hóa bằng 0, là số oxi hóa trung gian nên thể hiện được cả tính oxi hóa (nhận electron để giảm số oxi hóa) và tính khử (nhường electron để tăng tính oxi hóa)

3. Tính chất vật lí

- Đơn chất sulfur có hai dạng thù hình: dạng tà phương (bền ở nhiệt độ thường) và dạng đơn tà

- Sulfur không tan trong nước, ít tan trong alcohol, tan nhiều trong carbon disulfide

4. Tính chất hóa học

a) Tác dụng với hydrogen và kim loại

        H2(g) + S(s)  H2S(g)

        Hg + S  HgS

        2Al + 3S  Al2S3

b) Tác dụng với phi kim

        S(s) + 3F2(g)  SF6(g)

        S(s) + O2(g)  SO2(g)

5. Ứng dụng

Một số ứng dụng của sulfur:

- Lưu hóa cao su

- Sản xuất diêm, thuốc nổ

- Sản xuất sulfuric acid

- Sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm

Trả lời CH hoạt động mục I.5 SGK trang 45:

Công thức

Ứng dụng

ZnS

Luyện kẽm

FeS2

Sản xuất sulfuric acid

Chloramin – B

Chất diệt trùng, tẩy uế, khử trùng nước

CaSO4

Sản xuất xi măng, phấn viết bảng, ốp trần nhà, bó bột

 

Họ tên:............................................................

Lớp:...........

PHIẾU HỌC TẬP

 

I. Thí nghiệm : Sulfur tác dụng với sắt (iron)

Chuẩn bị: bột sulfur, bột iron, ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, bông

Tiến hành:

- Trộn đều bột sulfur với bột iron theo tỉ lệ khối lượng khoảng 1 : 1,5

- Lấy khoảng 2 g hỗn hợp vào ống nghiệm khô chịu nhiệt, dùng bông nút miệng ống nghiệm

- Hơ nóng đều nửa dưới ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó đun tập trung vào phần chứa hỗn hợp

Quan sát, mô tả hiện tượng xảy ra và thực hiện các yêu cầu sau:

 Dự đoán sản phẩm tạo thành sau thí nghiệm, viết phương trình hóa học của phản ứng và xác định chất oxi hóa, chất khử

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

II. Thí nghiệm: Sulfur tác dụng với oxygen

Chuẩn bị: bột sulfur, bình khí oxygen; muôi sắt, đèn cồn, nút cao su

Tiến hành:

- Lấy một ít bột sulfur vào muôi sắt (đã cắm xuyên qua nút cao su)

- Hơ nóng muôi sắt trên ngọn lửa đèn cồn đến khi sulfur nóng chảy và cháy một phần trong không khí

- Đưa nhanh muôi sắt vào bình khí oxygen

Quan sát hiện tượng xảy ra và thực hiện yêu cầu sau:

1. Viết phương trình hóa học và xác định chất oxi hóa, chất khử

2. Nhận xét mức độ phản ứng cháy của sulfur trong không khí và trong khí oxygen

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

 

Đáp án Phiếu học tập

 

Dự đoán sản phẩm tạo thành là muối iron(II) sulfide

Phương trình hóa học:

Fe: chất khử

S: chất oxi hóa

II.

  1. Phương trình hóa học:

S: chất khử

O: chất oxi hóa

  1. Sulfur cháy trong oxygen mãnh liệt hơn

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sulfuric dioxide

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác