Soạn giáo án hóa học 11 kết nối tri thức Bài 11: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hoá học 11 Bài 11: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 11: PHƯƠNG PHÁP TÁCH BIỆT VÀ TINH CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được nguyên tắc và cách thức tiến hành các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ: chưng cất, chiết, kết tinh và sơ lược về sắc kí cột
  • Thực hiện được các thí nghiệm về chưng cất thường, chiết
  • Vận dụng được các phương pháp: chưng cất thường, chiết, kết tinh để tách biệt và tinh chế một số hợp chất hữu cơ trong cuộc sống
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày được nguyên tắc và cách thức tiến hành các phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm đề xuất phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ

Năng lực hóa học: 

  • Năng lực nhận thức hóa học: Trình bày được nguyên tắc và cách thức tiến hành các phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ như chưng cất, chiết, kết tinh và sơ lược về sắc kí cột
  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thực hiện được thí nghiệm về chưng cất thường, chiết
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được các phương pháp như chưng cất thường, chiết, kết tinh để tách và tinh chế một số hợp chất hữu cơ thường gặp trong cuộc sống
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Hình ảnh về các nguyên liệu tự nhiên thường dùng để tách biệt tinh dầu; các ứng dụng trong thực tiễn
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò ô chữ
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho những câu hỏi để giải ô chữ
  4. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu luật chơi:

+ GV chiếu ô chữ, cho trước từ TACH

+ HS trả lời các từ hàng ngang, từ hàng ngang cuối cùng sẽ trở thành từ chìa khóa

1

 

 

C

H

I

E

T

 

 

2

C

H

U

N

G

C

A

T

 

3

 

 

 

 

S

A

C

K

I

4

K

E

T

T

I

N

H

 

 

Câu 1: Khi sắc thuốc bắc, quá trình chuyển các dược chất trong thuốc bắc vào nước được thực hiện theo phương pháp nào?

Câu 2: Tại một số gia đình nấu rượu thủ công, hỗn hợp hơi rượu và hơi nước được tách khỏi bã rượu bằng phương pháp nào?

Câu 3: Hình ảnh phân tách sắc tố quang hợp thu được bằng phương pháp nào?

Câu 4: Trên ruộng muối, quá trình bay hơi nước biển thu được các hạt muối trắng dựa trên phương pháp nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi trong trò chơi, tìm ra từ khóa.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời các từ hàng ngang

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Các hợp chất hữu cơ thu được trong tự nhiên hay bằng con đường tổng hợp trong phòng thí nghiệm thường ở dạng thô, lẫn các tạp chất cần phải loại bỏ. Vậy muốn có được sản phẩm hữu cơ tinh khiết, người ta sử dụng những biện pháp nào? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được vấn đề trên. Chúng ta cùng đi vào bài học– Bài 11: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về phương pháp chưng cất

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nguyên tắc, cách thức tiến hành và ứng dụng của phương pháp chưng cất
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời CH hoạt động mục I SGK trang 63, thực hiện thí nghiệm Chưng cất ethanol từ dung dịch ethanol – nước
  3. Sản phẩm học tập: Nguyên tắc, cách thức tiến hành và ứng dụng của phương pháp chưng cất; Câu trả lời cho CH hoạt động mục I SGK trang 63; Kết quả thực hiện thí nghiệm Chưng cất ethanol từ dung dịch ethanol – nước
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về quá trình nấu rượu gạo thủ công (SGK mục I trang 63) và trả lời câu hỏi:

Quá trình cất rượu dựa trên cơ sở nào? (Sự chênh lệch nhiệt độ sôi của ethanol và nước)

- GV phát biểu khái niệm: Phương pháp tách biệt và tinh chế các chất dựa trên sự chênh lệch về nhiệt độ sôi được gọi là phương pháp chưng cất

- GV cho HS rút ra cách tiến hành và ứng dụng của phương pháp chưng cất.

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời CH hoạt động mục I SGK trang 63:

1. Trong quá trình chưng cất, tỉ lệ ethanol/nước giảm dần hay tăng dần, biết rằng ethanol có nhiệt độ sôi thấp hơn nước?

2. Vai trò của thùng nước lạnh là gì?

- GV chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm phiếu học tập và bộ dụng cụ hóa chất để thực hiện thí nghiệm Chưng cất ethanol từ dung dịch ethanol – nước.

(Phiếu học tập bên dưới hoạt động 1)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, CH hoạt động mục I SGK trang 63, tiến hành thí nghiệm Chưng cất ethanol từ dung dịch ethanol – nước

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, CH hoạt động mục I SGK trang 63, báo cáo kết quả thực hiện thí nghiệm Chưng cất ethanol từ dung dịch ethanol – nước

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về phương pháp chưng cất

I. Phương pháp chưng cất

1. Nguyên tắc

 Chưng cất là phương pháp tách chất dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp ở một áp suất nhất định

2. Cách tiến hành

 Chất lỏng cần tách được chuyển sang pha hơi, rồi làm lạnh cho hơi ngưng tụ, thu lấy chất lỏng ở khoảng nhiệt độ thích hợp

3. Ứng dụng

 Phương pháp chưng cất dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp các chất có nhiệt độ sôi khác nhau nhằm thu được chất lỏng tinh khiết hơn.

Trả lời CH hoạt động mục I SGK trang 63:

1. Trong quá trình chưng cất, tỉ lệ ethanol/nước tăng dần cho đến khi không thay đổi nữa (điểm đẳng phí hay hỗn hợp đồng sôi – azeotrope)

Tại điểm đẳng phí, nồng độ ethanol đạt 95,6% và nhiệt độ sôi không đổi là 78,2 oC

2. Vai trò của nước lạnh để ngưng tụ pha hơi thành pha lỏng, thu được dung dịch ethanol.

 

 

 

Họ tên:..................................................

Lớp:..........

PHIẾU HỌC TẬP

Thí nghiệm: Chưng cất ethanol từ dung dịch ethanol – nước

Chuẩn bị: rượu (được nấu thủ công); bình cầu có nhánh 250 mL, nhiệt kế, ống sinh hàn nước, ống nối, ống đong 50 mL, bình tam giác 100 mL, đá bọt, nguồn nhiệt (bếp điện, đèn cồn)

Tiến hành:

- Cho 60 mL rượu được nấu thủ công vào bình cầu có nhánh (chú ý chất lỏng trong bình không vượt quá 2/3 thể tích bình), thêm vào viên đá bọt

- Lắp dụng cụ như Hình 11.2

Hình 11.2. Thiết bị, dụng cụ tách chất bằng phương pháp chưng cất thường

- Đun nóng từ từ đến khi hỗn hợp sôi, quan sát nhiệt độ trên nhiệt kế thấy tăng dần, khi nhiệt độ trên nhiệt kế ổn định, đó chính là nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol và nước. Khi nhiệt độ bắt đầu tăng trở lại thì tắt nguồn nhiệt, ngừng chưng cất

Thực hiện yêu cầu sau:

1. Nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol ban đầu và nước là bao nhiêu? So sánh với nhiệt độ sôi của ethanol.

2. Dự đoán độ cồn của sản phẩm thay đổi như thế nào so với rượu ban đầu. Giải thích

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Đáp án Phiếu học tập:

  1. Nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol và nước phụ thuộc điều kiện thí nghiệm cụ thể, có thể dao động trong phạm vi 80 – 90 oC

Nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol và nước cao hơn nhiệt độ sôi của ethanol

  1. Chất lỏng trong bình hứng trong suốt, không màu, mùi thơm của ethanol, độ cồn cao hơn hỗn hợp ban đầu, nhiệt độ sôi cao hơn vài độ so với ethanol

Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp chiết

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nguyên tắc, cách tiến hành và ứng dụng của phương pháp chiết
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thực hiện thí nghiệm Tách -carotene từ nước ép cà rốt và trả lời CH hoạt động mục II SGK trang 66
  3. Sản phẩm học tập: Nguyên tắc, cách tiến hành và ứng dụng của phương pháp chiết; kết quả thực hiện thí nghiệm Tách -carotene từ nước ép cà rốt; Câu trả lời cho CH hoạt động mục II SGK trang 66
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS thảo luận nhóm, tìm hiểu về ngâm rượu thuốc từ thảo mộc, pha trà bằng nước sôi, sắc thuốc bắc trong ấm đun:

1. Tại sao dùng rượu để ngâm thảo mộc thì hiệu quả hơn dùng nước? (Vì độ tan của thảo dược trong rượu cao hơn trong nước ở nhiệt độ thường)

2. Tại sao khi pha trà dùng nước sôi chứ không dùng nước ấm hay nước lạnh? (Vì độ tan của trà trong nước sôi cao hơn trong nước ấm hay nước lạnh)

3. Tại sao sắc thuốc bắc cần đun sôi, đun lâu trong ấm đun? (Vì thuốc bắc sẽ tan nhiều hơn khi tăng nhiệt độ và được ngâm chiết trong thời gian lâu hơn)

- GV đưa ra nguyên tắc phương pháp chiết, yêu cầu HS tìm hiểu và trình bày cách tiến hành, ứng dụng của phương pháp chiết lỏng – lỏng và chiết lỏng – rắn

- GV chia lớp thành các nhóm, hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm Tách –carotene từ nước ép cà rốt:

+ GV phát cho các nhóm bộ dụng cụ và hóa chất: nước ép cà rốt, hexane; cốc thủy tinh 100 mL, bình tam giác 100 mL, phễu chiết 60 mL, giá thí nghiệm

+ GV hướng dẫn HS cách tiến hành thí nghiệm:

o Cho khoảng 20 mL nước ép cà rốt vào phễu chiết. Thêm tiếp khoảng 20 mL hexane, lắc đều khoảng 2 phút

o Để yên phễu chiết trên giá thí nghiệm khoảng 5 phút để chất lỏng tách thành hai lớp

o Mở khóa phễu chiết cho phần nước ở dưới đáy chảy xuống, còn lại phần dung dịch –carotene hòa tan trong hexane.

+ GV cho HS thảo luận trả lời CH hoạt động mục II SGK trang 66:

1. Nhận xét màu sắc của lớp hexane trong phễu chiết trước và sau khi chiết

2. Thí nghiệm tách –carotene từ nước cà rốt dựa theo nguyên tắc nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo nhóm, đọc SGK, thực hiện thí nghiệm Tách -carotene từ nước ép cà rốt; trả lời cho CH hoạt động mục II SGK trang 66

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, kết quả thực hiện thí nghiệm Tách -carotene từ nước ép cà rốt; câu trả lời CH hoạt động mục II SGK trang 66.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về phương pháp chiết.  

II. Phương pháp chiết

1. Nguyên tắc

Chiết là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất dựa vào sự hòa tan khác nhau của chúng trong hai môi trường không trộn lẫn vào nhau

2. Cách tiến hành

 - Chiết lỏng – lỏng: Dùng một dung môi có khả năng hòa tan tốt chất cần chiết và không tan trong dung dịch ban đầu

+ Cho dung dịch chứa chất cần chiết vào phễu chiết, thêm dung môi

+ Lắc đều phễu chiết rồi để yên, hỗn hợp sẽ tách hai lớp.

+ Mở khóa phễu chiết và lần lượt thu lấy từng lớp chất lỏng riêng biệt

+ Làm bay hơi dung môi từ dịch chiết để được chất tan cần phân tách

- Chiết lỏng – rắn: dùng dung môi lỏng hòa tan chất hữu cơ để tách chúng ra khỏi hỗn hợp rắn

3. Ứng dụng

- Phương pháp chiết lỏng – lỏng: tách lấy chất hữu cơ khi nó ở dạng nhũ tương, huyền phù trong nước

- Phương pháp chiết lỏng – rắn: áp dụng để ngâm rượu thuốc, phân tích thổ nhưỡng, phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản,...

 

Hình 11.1. Dụng cụ chiết

Trả lời CH hoạt động mục II SGK trang 66:

1. Màu của lớp hexane chuyển sang vàng cam

2. –carotene được tách ra khỏi nước dựa trên tính chất tan ít trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ

Hoạt động 3: Tìm hiểu về phương pháp kết tinh

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nguyên tắc, cách tiến hành và ứng dụng của phương pháp kết tinh
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời CH hoạt động mục III SGK trang 68
  3. Sản phẩm học tập: Nguyên tắc, cách tiến hành và ứng dụng của phương pháp kết tinh; Câu trả lời CH hoạt động mục III SGK trang 68
  4. Tổ chức hoạt động:

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác