Soạn giáo án hóa học 11 kết nối tri thức Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hoá học 11 Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: CÂN BẰNG TRONG DUNG DỊCH NƯỚC

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm sự điện li, chất điện li, chất không điện li
  • Trình bày được thuyết Brnsted – Lowry về acid – base
  • Nêu khái niệm và ý nghĩa của pH trong thực tiễn (liên hệ giá trị pH ở các bộ phận trong cơ thể với sức khỏe con người, pH của đất, nước tới sự phát triển của động thực vật,...)
  • Viết được biểu thức tính pH (pH = -lg[H+] hoặc [H+] = 10-pH) và biết cách sử dụng các chất chỉ thị để xác định pH (môi trường acid, base, trung tính) bằng các chất chỉ thị phổ biến như giấy chỉ thị màu, quỳ tím, phenolphthalein,...
  • Nêu được nguyên tắc xác định nồng độ acid, base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ.
  • Thực hiện được thí nghiệm chuẩn độ acid – base: Chuẩn độ dung dịch base mạnh (sodium hydroxide) bằng acid mạnh (hydrochloric acid)
  • Trình bày được ý nghĩa thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước của ion Al3+, Fe3+ và
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tự giác xác định được nhiệm vụ học tập; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả các khái niệm, hiện tượng. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Năng lực nhận thức hóa học: Trình bày khái niệm sự điện li, chất điện li, chất không điện li, thuyết Brnsted – Lowry về acid – base; Khái niệm và ý nghĩa của pH trong thực tiễn; Viết được biểu thức tính pH và biết cách sử dụng các chất chỉ thị để xác định pH bằng các chất chỉ thị phổ biến; Nêu được nguyên tắc xác định nồng độ acid, base mạnh bằng phương pháp chuẩn độ.
  • Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Trình bày được ý nghĩa thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước của ion Al3+, Fe3+ và
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Thực hiện được thí nghiệm chuẩn độ acid - base.
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Bộ dụng cụ thử tính dẫn điện ; hóa chất, dụng cụ như mô tả trong SGK hoặc hình ảnh minh họa cho các thí nghiệm trong SGK.
  • Mô hình biểu diễn sự phân li của NaCl trong nước
  • Dụng cụ, nguyên liệu để làm chất chỉ thị màu từ hoa đậu biếc/bắp cải tím theo hướng dẫn trong SGK
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:

  Hình 2.1 cho thấy giá trị pH của dung dịch một số chất thông dụng. Vậy pH là gì? pH có ảnh hưởng gì đến đời sống? Xác định pH như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Chỉ số pH, các hợp chất acid và base có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp ta hiểu rõ ý nghĩa của pH, acid và base trong thực tiễn và cách xác định pH, nồng độ của dung dịch acid, base. Chúng ta cùng đi vào bài học– Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự điện li

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm sự điện li, chất điện li
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình 2.2, 2.3 thảo luận và trả lời CH hoạt động mục I.1 SGK trang 16 – 17.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời cho CH hoạt động mục I.1, SGK trang 16 – 17, kết luận về khái niệm sự điện li, chất điện li.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Hiện tượng điện li

- GV thông qua Hình 2.2 (SGK), giới thiệu thí nghiệm tìm hiểu về tính dẫn điện của các chất tinh khiết (H2O và NaCl) và dung dịch NaCl 

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời CH hoạt động mục I.1:

1. Hãy nhắc lại khái niệm dòng điện

2. Đèn sáng cho thấy dung dịch NaCl dẫn điện, chứng tỏ trong dung dịch có hạt mang điện. Đó có thể là loại hạt nào (electron, phân tử NaCl, cation hay anion) ?

3. Hãy giải thích sự tạo thành hạt mang điện đó

- GV dẫn dắt HS để thấy được : dung dịch NaCl dẫn điện do trong dung dịch có các ion mang điện.

- GV cho HS xem mô hình biểu diễn sự phân li NaCl trong nước tạo thành các ion:

- GV đưa ra các định nghĩa về sự điện li, chất điện li

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, CH hoạt động mục I.1 SGK trang 16 – 17.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, CH hoạt động mục I.1 SGK trang 16 – 17. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về sự điện li, chất điện li

I. Sự điện li

1. Hiện tượng điện li

Trả lời CH hoạt động mục I.1:

a) Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện

b) Trong dung dịch muối ăn có ion âm (anion và ion dương (cation)

c) NaCl là tinh thể ion, trong tinh thể có ion Na+ liên kết với ion Cl-, dưới tác dụng của phân tử nước phân cực, tinh thể ion bị phá vỡ và tạo thành các ion Na+ và Cl- trong dung dịch, vì vậy dung dịch muối ăn dẫn điện

Kết luận: Quá trình phân li các chất trong nước tạo thành ion được gọi là sự điện li. Những chất khi tan trong nước phân li ra các ion được gọi là chất điện li

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu chất điện li và chất không điện li

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân biệt được chất điện li và chất không điện li, viết được phương trình điện li
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời CH hoạt động mục I.2a SGK trang 17.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời CH hoạt động mục I.2a SGK trang 17, kết luận về khái niệm sự điện li, chất điện li, viết phương trình điện li.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Chất điện li

Chất điện li và chất không điện li

- GV giới thiệu cho HS thí nghiệm phân biệt chất điện li và chất không điện li và kết quả thí nghiệm

- GV cho HS thảo luận trả lời CH hoạt động mục I.2a SGK trang 17:

 Kết quả thử tính dẫn điện với các dung dịch hydrochloric acid (HCl), sodium hydroxide (NaOH), saccharose (C12H22O11), ethanol (C2H5OH) được trình bày trong bảng dưới đây.

Hãy hoàn thành các thông tin còn thiếu trong bảng vào vở:

 

Dung dịch HCl

Dung dịch NaOH

Dung dịch saccharose

Dung dịch ethanol

Hiện tượng

Đèn sáng

Đèn sáng

Đèn không sáng

Đèn không sáng

Dung dịch dẫn điện/không dẫn điện

?

?

?

?

Có/không có các ion trái dấu trong dung dịch

?

?

?

?

Chất điện li/chất không điện li

?

?

?

?

- GV kết luận và đưa ra định nghĩa chất điện li, chất không điện li, hướng dẫn HS viết phương trình điện li

- GV lưu ý HS: Trong phương trình điện li cần cân bằng về điện tích

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo nhóm, đọc SGK, thảo luận trả lời CH hoạt động mục I.2a SGK trang 17 – 18.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời CH hoạt động mục I.2a SGK trang 17 – 18.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về sự phân biệt chất điện li, chất không điện li, cách viết phương trình chất điện li.

2. Chất điện li

a) Chất điện li và chất không điện li

Trả lời CH hoạt động mục I.2 SGK trang 17:

 

Dung dịch HCl

Dung dịch NaOH

Dung dịch saccharose

Dung dịch ethanol

Hiện tượng

Đèn sáng

Đèn sáng

Đèn không sáng

Đèn không sáng

Dung dịch dẫn điện/không dẫn điện

Dung dịch dẫn điện

Dung dịch dẫn điện

Dung dịch không điện

Dung dịch không dẫn điện

Có/không có các ion trái dấu trong dung dịch

Không

Không

Chất điện li/chất không điện li

Chất điện li

Chất điện li

Chất không điện li

Chất không điện li

 

Kết luận:

- Các acid, base, muối khi hòa tan trong nước phân li ra các ion nên chúng là chất điện li.

- Nước tinh khiết, đường và ethanol trong nước không phân li ra các ion nên chúng là chất không điện li

- Cách viết phương trình điện li:

Acid  H+ + anion gốc acid

Base  cation kim loại/ + OH-

Muối  cation kim loại/ + anion gốc acid

Ví dụ: Na2CO3  2Na+ + C

         H2SO4  2H+ + S

        Ba(OH)2  Ba2+ + 2OH-

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3: Phân loại chất điện li

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân loại được chất điện li, lấy ví dụ và viết được phương trình điện li của mỗi loại; viết được PTHH dạng phân tử và dạng ion rút gọn.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời CH hoạt động mục I.2b SGK trang 18
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời CH hoạt động mục I.2b SGK trang 18, kết luận về các chất điện li, ví dụ và phương trình điện li mỗi loại; viết PTHH dạng phân tử và dạng ion rút gọn
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV mô tả cho HS thí nghiệm so sánh khả năng phân ki của dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH cùng nồng độ: Kết quả thử tính dẫn điện với dung dịch HCl 0,1M và dung dịch CH3COOH 0,1M cho thấy trường hợp cốc đựng dung dịch HCl 0,1M bóng đèn sáng hơn

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời CH hoạt động mục I.2b SGK trang 18:

Hãy so sánh số ion mang điện trong hai dung dịch trên, từ đó cho biết acid nào phân li mạnh hơn.

- GV giới thiệu cho HS biết phân loại chất điện li, ví dụ về mỗi loại, cách viết phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

- GV giới thiệu thêm cho HS biết thế nào là phương trình ion, phương trình ion rút gọn và cách viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng xảy ra trong dung dịch: Trong dung dịch, chất điện li phân li thành các ion và chính các ion này trực tiếp tham gia vào phản ứng hóa học. Vì vậy, để biểu diễn các phản ứng xảy ra trong dung dịch, có thể dùng phương trình dạng ion rút gọn thay cho phương trình dạng phân tử.

 Khi viết phương trình ion, tất cả các chất điện li mạnh được chuyển thành các ion, các chất khí, chất kết tủa, chất điện li yếu để nguyên dưới dạng phân tử.

- GV hướng dẫn HS viết PTHH dạng phân tử và dạng ion rút gọn của phản ứng xảy ra giữa:

Dung dịch NaOH và dung dịch HCl:

+ Phương trình phân tử:

NaOH + HCl  NaCl + H2O

+ Phương trình ion đầy đủ:

Na+ + OH- + H+ + Cl-  Na+ + Cl- + H2O

+ Lược bỏ các ion giống nhau ở hai vế của phương trình ta được phương trình ion rút gọn:

H+ + OH-  H2O

Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2

+ Phương trình phân tử:

BaCl2 + Na2SO4  BaSO4 + 2NaCl

+ Phương trình ion rút gọn :

Ba2+ + 2Cl- + 2Na+   BaSO4 + 2Na+ + 2Cl-

+ Phương trình ion rút gọn:

Ba2+ +   BaSO4

- GV: Phương trình ion rút gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li

- GV yêu cầu HS tự viết phương trình phản ứng dạng phân tử và dạng ion rút gọn của phản ứng xảy ra giữa dung dịch Na2CO3 và dung dịch HCl.

- GV dẫn dắt để đưa ra kết luận: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất như chất kết tủa hoặc chất khí hoặc chất điện li yếu

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo cặp đôi, đọc SGK và trả lời CH hoạt động mục I.2b SGK trang 18

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi CH hoạt động mục I.2b SGK trang 18

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về chất điện li mạnh và chất điện li yếu

b) Chất điện li mạnh và chất điện li yếu

Trả lời CH mục I.2b SGK trang 18:

 Số ion mang điện trong dung dịch HCl 0,1M nhiều hơn trong dung dịch CH3COOH 0,1M. Trong dung dịch, HCl phân li mạnh hơn CH3COOH

Kết luận:

 Dựa vào mức độ phân li thành các ion, chất điện li được chia thành hai loại:

- Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, hầu hết các phân tử chất tan đều phân li ra ion.

- Các chất điện li mạnh thường gặp:

+ Acid mạnh: HCl, HNO3, H2SO4,...

+ Base mạnh: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2,...

+ Hầu hết các muối

- Quá trình phân li của chất điện li mạnh xảy ra gần như hoàn toàn và được biểu diễn bằng mũi tên một chiều.

HNO3  H+ +

NaOH  Na+ + OH-

Na2CO3  2Na+ +

- Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử chất tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại ở dạng phân tử trong dung dịch

- Những chất điện li yếu gồm các acid yếu như CH3COOH, HClO, HF, H2CO3,... và các base yếu như Cu(OH)2, Fe(OH)2,...

- Quá trình phân li của chất điện li yếu là một phản ứng thuận nghịch và được biểu diễn bằng hai nửa mũi tên ngược chiều nhau:

CH3COOH  H+ + CH3COO-

Phương trình phản ứng dạng phân tử và dạng ion rút gọn của phản ứng xảy ra giữa dung dịch Na2CO3 và dung dịch HCl:

- Phương trình phân tử:

Na2CO3 + 2HCl  2NaCl + CO2 + H2O

- Phương trình ion đầy đủ:

2H+ + 2Cl- + 2Na+ +   CO2 + H2O + 2Na+ + 2Cl-

- Phương trình ion rút gọn:

2H+   CO2 + H2O

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu về khái niệm acid và base theo thuyết Brnsted - Lowry

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định acid, base theo thuyết Brnsted – Lowry; nêu các ưu điểm của thuyết Brnsted – Lowry
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thực hiện thí nghiệm, trả lời CH hoạt động mục II.1 SGK trang 19.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời cho CH hoạt động mục II.1 SGK trang 19 của HS.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, làm thí nghiệm theo hướng dẫn trong SGK và thảo luận trả lời CH hoạt động mục II.1 SGK trang 19:

Cho các dung dịch: HCl, NaOH, Na2CO3

1. Viết phương trình điện li của các chất trên

2. Sử dụng máy đo pH (hoặc giấy pH) xác định pH, môi trường (acid/base) của các dung dịch trên

3. Theo khái niệm acid – base trong môn Khoa học tự nhiên ở lớp 8, trong những chất cho ở trên: Chất nào là acid ? Chất nào là base?

- GV nêu hạn chế về định nghĩa acid – base của thuyết Arrhenius (đã học ở lớp 8) và giới thiệu định nghĩa acid – base của Brnsted – Lowry

-  GV hướng dẫn HS xác định acid, base theo thuyết Brnsted – Lowry trong các ví dụ của SGK; nêu các ưu điểm của thuyết Brnsted – Lowry.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK và thực hiện thí nghiệm, trả lời CH hoạt động mục II.1 SGK trang 19

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS báo cáo kết quả thực hiện thí nghiệm, CH hoạt động mục II.1 SGK trang 19.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về thuyết acid – base của Brnsted – Lowry

II. Thuyết acid – base của Brnsted – Lowry

1. Khái niệm acid và base theo thuyết Brnsted - Lowry

Trả lời CH hoạt động mục II.1 SGK trang 19:

a) Phương trình điện li:

HCl  H+ + Cl-

NaOH  Na+ + OH-

Na2CO3  2Na+ +

b) Dung dịch HCl có môi trường acid (pH < 7), còn dung dịch NaOH và Na2CO3 có mỗi trường base (pH > 7)

c) Theo định nghĩa acid – base đã học ở môn Khoa học tự nhiên lớp 8, HCl là acid, NaOH là base, còn Na2CO3 không là base

Kết luận:

- Khái niệm acid – base đề cập ở lớp 8 chỉ đúng với dung môi nước và chưa phản ánh đầy đủ bản chất acid/base.

- Thuyết Brnsted – Lowry cho rằng acid là chất cho proton (H+) và base là chất nhận proton

2. Ưu điểm của thuyết Brnsted – Lowry

 Thuyết Brnsted – Lowry tổng quát hơn thuyết Arrhenius, phân tử không có nhóm OH như NH3 hoặc ion như  cùng là base

Hoạt động 5: Tìm hiểu khái niệm pH và ý nghĩa của pH trong thực tiễn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết được biểu thức tính pH và nêu được ý nghĩa của pH trong thực tiễn
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời CH5, CH6 SGK trang 21 – 22
  3. Sản phẩm học tập: Viết biểu thức tính pH, nêu ý nghĩa của pH trong thực tiễn, câu trả lời CH5, CH6 SGK trang 21 – 22
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Khái niệm pH

- GV dẫn dắt, giới thiệu công thức tính pH: Các dung dịch có nồng độ H+, nồng độ OH- thấp là những số có số mũ âm hoặc có nhiều chữ số thập phân. Để tiện sử dụng, ta dùng đại lượng pH với quy ước như sau:

pH = - lg[H+] hoặc [H+] = 10-pH

- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời CH5 SGK trang 21:

5. pH của dung dịch nào sau đây có giá trị nhỏ nhất ?

A. Dung dịch HCl 0,1M

B. Dung dịch CH3COOH 0,1M

C. Dung dịch NaCl 0,1M

D. Dung dịch NaOH 0,01M

* Ý nghĩa của pH trong thực tiễn

 - GV tổ chức hoạt động nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu và trình bày về:

+ pH của các dịch trong cơ thể (Nước tiểu: pH = 4,8 – 7,0; Nước bọt: pH = 6,0 – 7,4; Máu: pH = 7,3 – 7,4;  Dạ dày: pH = 1,5 – 3,5)

+ Môi trường thích hợp của một số loại cây trồng (cây chè: 4,5 – 5,5; cây lúa: 5,5 – 6,5; cây cà chua: 6,0 – 7,0), thủy, hải sản (tôm và cá: 7,5 – 8,5)

+ pH của một số sản phẩm thường gặp trong gia đình như dầu gội đầu (4 – 5.5), nước rửa bát (6 – 8),...

+ Vai trò của việc xác định pH, duy trì pH ổn định

- GV cho HS thảo luận trả lời CH6 SGK trang 22:

6. Đo pH của một cốc nước chanh được giá trị pH bằng 2,4. Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Nước chanh có môi trường acid

B. Nồng độ ion [H+] của nước chanh là 10-24 mol/L

C. Nồng độ ion [H+] của nước chanh là 0,24 mol/L

D. Nồng độ của ion [OH-] của nước chanh nhỏ hơn 10-7 mol/L

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK, trả lời CH5, CH6 SGK trang 21 – 22

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày câu trả lời CH5, CH6 SGK trang 21 – 22

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về biểu thức tính pH và ý nghĩa của pH trong thực tiễn

III. Khái niệm pH và ý nghĩa

1. Khái niệm pH

pH = - lg[H+] hoặc [H+] = 10-pH

Trong đó [H+] là nồng độ mol của ion H+

Nếu dung dịch có [H+] = 10-a mol/L thì pH = a

Trả lời CH5 SGK trang 21:

CH3COOH là chất điện li yếu  [H+] < 0,1M   > 1

 = 1 ;  = 7 ;  = 12

Vậy pH của dung dịch HCl nhỏ nhất.

Chọn đáp án A

2. Ý nghĩa của pH trong thực tiễn

Chỉ số pH có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn, pH có liên quan đến sức khỏe của con người, sự phát triển của động vật, thực vật,...

Trả lời CH6 SGK trang 22:

pH = 2,4 < 7  Nước chanh có môi trường acid  loại A

[H+] của nước chanh là 10-pH = 10-2,4  loại B

[OH-] của nước chanh là 10-11,6 < 10-7  loại D

Vậy đáp án đúng là C

 

Hoạt động 6: Tìm hiểu cách xác định pH

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác