Soạn giáo án hóa học 11 kết nối tri thức Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án hoá học 11 Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6: MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA NITROGEN VỚI OXYGEN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong không khí và nguyên nhân gây hiện tượng mưa acid
  • Nêu được cấu tạo của HNO3, tính acid, tính oxi hóa mạnh trong một số ứng dụng thực tiễn quan trọng của nitric acid
  • Giải thích được nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về một số hợp chất với oxygen của nitrogen
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để nêu được hiện tượng phú dưỡng
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề xảy ra trong học tập

Năng lực hóa học:

  • Năng lực nhận thức hóa học: Phân tích nguồn gốc của các oxide của nitrogen trong không khí và nguyên nhân gây hiện tượng mưa acid
  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Giải thích nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nêu cấu tạo của HNO3, tính acid, tính oxi hóa mạnh trong một số ứng dụng thực tiễn quan trọng của nitric acid
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT.
  • Hình ảnh và video về các nguồn phát sinh oxide của nitrogen, mưa acid, hiện tượng phú dưỡng
  • Hình ảnh và video thí nghiệm về tính acid, tính oxi hóa mạnh của nitric acid
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò ô chữ
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho những câu hỏi để giải ô chữ
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV nêu luật chơi:

+ GV chiếu ô chữ, cho trước từ NITROGEN

+ HS trả lời các từ hàng ngang, từ hàng ngang cuối cùng sẽ trở thành từ chìa khóa

1

 

 

M

A

N

H

 

 

2

D

O

T

C

H

A

Y

 

3

 

N

H

I

E

T

 

 

4

O

X

I

D

E

 

 

 

5

N

I

T

R

O

G

R

N

6

 

C

H

A

T

N

O

 

7

 

O

X

I

H

O

A

 

8

 

 

 

N

A

U

D

O

Câu 1: Nhận xét đúng về tính acid của nitric acid

Câu 2: Các oxide của nitrogen sinh ra chủ yếu từ loại phản ứng nào trong thực tiễn?

Câu 3: Khi nitrogen kết hợp với oxygen không khí ở nhiệt độ cao sinh ra loại NOx gì?

Câu 4: Hợp chất của nitrogen với oxygen được gọi là gì?

Câu 5: Ammonia, nitric acid đều là hợp chất của nguyên tố nào?

Câu 6: Trong công nghiệp, nitric acid được sử dụng để sản xuất loại hóa chất nào?

Câu 7: Ngoài tính acid mạnh, nitric acid còn thể hiện tính chất điển hình nào?

Câu 8: Khí nitrogen dioxide có màu gì?     

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi trong trò chơi, tìm ra từ khóa.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời các từ hàng ngang

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Ngày nay, mưa acid trở thành một trong các thảm họa môi trường toàn cầu. Vậy mưa acid là gì? Hợp chất của nitrogen với oxygen có vai trò gì trong hiện tượng đó? Sau khi học xong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ trả lời được vấn đề trên. Chúng ta cùng đi vào bài học – Bài 6: Một số hợp chất của nitrogen với oxygen

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu các oxide của nitrogen

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được nguồn gốc các oxide của nitrogen trong không khí và nguyên nhân gây hiện tượng mưa acid
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời CH hoạt động mục I.3 SGK trang 39
  3. Sản phẩm học tập: Nguồn gốc các oxide của nitrogen trong không khí, nguyên nhân gây mưa acid và câu trả lời CH hoạt động mục I.3 SGK trang 39
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Công thức, tên gọi

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I.1 SGK trang 38, tìm hiểu về:

+ Kí hiệu chung các oxide của nitrogen

+ Công thức và tên gọi của các hợp chất oxide của nitrogen có trong không khí

* Nguồn gốc phát sinh NOx trong không khí

- GV cho HS đọc thông tin mục I.2, quan sát bảng 6.1 SGK trang 38, thảo luận về các nguồn nitrogen có tham gia vào các quá trình đốt cháy để tạo thành các oxide của nitrogen.

+ Nitrogen đơn chất trong không khí có thể chuyển hóa thành NOx dới tác động của tia sét hoặc nhiệt. Các quá trình đốt cháy ở nhiệt độ cao trong buồng đốt động cơ chuyển hóa NOx theo cơ chế nhiệt và NOx tức thời

+ Nitrogen hợp chất có trong các nhiên liệu, đặc biệt là than đá, được chuyển hóa thành NOx nhiên liệu

* Mưa acid

- GV tổ chức HS hoạt động nhóm, trình bày về nguyên nhân gây mưa acid, tác hại của mưa acid với môi trường.

- GV cho HS xem video về nguyên nhân và tác hại của mưa acid

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời CH hoạt động mục I.3 SGK trang 39:

1. Giải thích nguyên nhân phát thải NOx từ hoạt động giao thông vận tải, nhà máy nhiệt điện, luyện kim, đốt nhiên liệu. Đề xuất các biện pháp nhằm cắt giảm các nguồn phát thải đó

2. Sưu tầm hình ảnh về ảnh hưởng của mưa acid đối với môi trường. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ gây mưa acid

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận tìm hiểu về công thức, tên gọi, nguồn gốc phát sinh NOx trong không khí, nguyên nhân và tác hại của mưa acid; trả lời CH hoạt động mục I.3 SGK trang 39

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trình bày kết quả thảo luận, câu trả lời CH hoạt động mục I.3 SGK trang 39

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, tổng kết các kiến thức về oxide của nitrogen

I. Các oxide của nitrogen

1. Công thức, tên gọi

- Oxide của nitrogen được kí hiệu chung là NOx

- Hợp chất NOx có trong không khí:

Oxide

Tên gọi

N2O

Dinitrogen oxide

NO

Nitrogen monoxide

NO2

Nitrogen dioxide

N2O4

Dinitrogen tetroxide

2. Nguồn gốc phát sinh NOx trong không khí

Bảng 6.1. Nguyên nhân hình thành NOx trong không khí

Loại NOx

Nguyên nhân tạo thành

NOx nhiệt (thermal – NOx)

Nhiệt độ rất cao (trên 3 000 oC) hoặc tia lửa điện làm nitrogen trong không khí bị oxi hóa:

 N2 + O2  2NO

NOx nhiên liệu (fuel – NOx)

Nitrogen trong nhiên liệu hoặc sinh khối kết hợp với oxygen trong không khí

NOx tức thời (prompt – NOx)

Nitrogen trong không khí tác dụng với các gốc tự do (gốc hydrocarbon, gốc hydroxyl,...)

3. Mưa acid

- Mưa acid là hiện tượng khi nước mưa có pH nhỏ hơn 5,6

- Tác nhân chính gây mưa acid là SO2 và NOx:

         2SO2 + O2 + 2H2O  2H2SO4

         4NO2 + O2 + 2H2O  4HNO3

- Mưa acid ảnh hưởng đến sinh vật, ăn mòn các công trình xây dựng, kiến trúc bằng đá và kim loại,...

Trả lời CH hoạt động mục I.3 SGK trang 29:

1. Nguyên nhân nguồn phát thải NOx trong các hoạt động trên: NOx nhiệt (đơn chất N2 và O2 kết hợp trong buồng đốt động cơ, lò đốt), NOx nhiên liệu (nguyên tố nitrogen trong thành phần nhiên liệu bị đốt cháy bởi oxygen), NOx tức thời (đơn chất N2 tác dụng với gốc tự do).

 Đề xuất giải pháp: lắp thêm bộ xử lí khí thải ở phần ống xả của phương tiện giao thông, xử lí khí thải nhà máy trước khi phát thải ra môi trường, sử dụng tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng năng lượng thay thế, tái tạo, năng lượng sạch,...

2. Hình ảnh về ảnh hưởng của mưa acid đối với môi trường:

- Tàn phá nhiều rừng cây:

- Ảnh hưởng đến đời sống sinh vật dưới nước:

Một số giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ gây mưa acid:

- Xử lí khí thải các nhà máy nhiệt điện, luyện kim, đốt nhiên liệu,... trước khi thải ra môi trường

- Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo

- Kiểm soát chất lượng các phương tiện giao thông có động cơ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về nitric acid

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được cấu tạo của HNO3, tính acid, tính oxi hóa mạnh trong một số ứng dụng thực tiễn quan trọng của nitric acid
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời các CH hoạt động mục II.1 và mục II.3 SGK trang 39 – 40.
  3. Sản phẩm học tập: Đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí, hóa học và ứng dụng của acid nitric; Câu trả lời CH hoạt động mục II.1 và II.3 SGK trang 39 – 40
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

* Cấu tạo

- GV cho HS hoạt động nhóm:

+ Vẽ công thức Lewis của phân tử HNO3

+ Nêu đặc điểm cấu tạo của phân tử nitric acid

+ Trả lời CH hoạt động mục II.1 SGK trang 39:

Từ đặc điểm cấu tạo, dự đoán tính tan và tính chất hóa học của nitric acid

* Tính chất vật lí

- GV cho HS tìm hiểu, nhận xét về tính chất vật lí của nitric acid

* Tính chất hóa học

- GV yêu cầu HS trình bày về:

+ Tính acid

+ Tính oxi hóa

+ Ứng dụng cơ bản của nitric acid

+ Trả lời CH thảo luận mục II. 3 SGK trang 40:

 

II. Nitric acid

1. Cấu tạo

a)

b)

Hình 6.1. Công thức Lewis (a) và công thức cấu tạo (b) của nitric acid

Đặc điểm cấu tạo của phân tử nitric acid:

- Nguyên tử N có số oxi hóa +5, là số oxi hóa cao nhất của nitrogen

- Liên kết O – H phân cực mạnh về phía nguyên tử oxygen

- Liên kết N  O là liên kết cho – nhận

Trả lời CH hoạt động mục II.1 SGK trang 39:

- Phân tử nitric acid có liên kết O – H phân cực mạnh  có khả năng phân li trong nước thành các ion  dễ tan

- Liên kết O – H phân cực mạnh  dễ cho proton  tính acid mạnh

- Nguyên tử N có số oxi hóa + 5 là số oxi hóa cao nhất  có khả năng nhận electron  thể hiện tính oxi hóa. Phân tử HNO3 có liên kết cho – nhận kém bền  khả năng hoạt động hóa học mạnh  tính oxi hóa mạnh

2. Tính chất vật lí

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Hóa học 11 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác