Siêu nhanh giải bài 5 Công nghệ 10 thiết kế Cánh diều
Giải siêu nhanh bài 5 Công nghệ 10 thiết kế Cánh diều. Giải siêu nhanh Công nghệ 10 thiết kế Cánh diều. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Công nghệ 10 thiết kế Cánh diều phù hợp với mình.
BÀI 5: CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
MỞ ĐẦU
Câu hỏi: Thế giới đã và đang trải qua các cuộc cách mạng công nghiệp nào? Hãy kể tên các cuộc cách mạng công nghiệp mà em biết.
Giải rút gọn:
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1784)
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (1870)
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (1969)
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (2013)
I. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ NHẤT
1. Nội dung
Hình thành kiến thức: Nội dung cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là gì? Tại sao động cơ hơi nước lại được chọn làm dấu mốc cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
Giải rút gọn:
Nội dung:
- Động cơ hơi nước do James Watt sáng chế (1784) là một dấu mốc quan trọng, mở ra quá trình cơ khí hóa cho nhiều ngành sản xuất.
- Mở đầu quá trình cơ khí hóa ngành công nghiệp dệt làm tăng năng suất tới vài chục lần.
- Sự ra đời của đầu máy xe lửa, tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đã tạo ra bước phát triển mạnh cho giao thông đường sắt, đường thủy.
Động cơ hơi nước lại được chọn làm dấu mốc cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vì: trước đây, các công việc đều dựa vào nguồn lao động chân tay, dựa trên sức nước, sức gỗ, sức gió... với quy mô rất nhỏ. => năng suất lao động thấp mà còn tốn nhiều nhân lực.
⇒ Động cơ hơi nước lại được chọn làm dấu mốc cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
3. Đặc điểm:
Hình thành kiến thức: Hãy nêu vai trò, đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Tại sao cuộc cách mạng này được coi là xảy ra ở Anh đầu tiên?
Giải rút gọn:
- Vai trò:
- Làm tăng năng suất lao động,
- Tăng sản lượng hàng hóa,
- Thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp và đô thị hóa,
- Chuyển phương thức sản xuất từ lao động thủ công sang sản xuất cơ khí.
- Đặc điểm:
- Chỉ diễn ra ở một số nước trên thế giới, ở Anh, sau đó sang như Mỹ và các nước châu Âu.
- Làm xuất hiện các ngành sản xuất mới, các thành thị và trung tâm công nghiệp mới.
- Cuộc cách mạng này được coi là xảy ra ở Anh đầu tiên vì:
- Vương quốc Anh có nguồn cung cấp tài nguyên lớn và đa dạng có thể dễ dàng được tìm thấy và thuận lợi khai thác được.
- Vị trí địa lý thuận lợi cho vận chuyển và buôn bán.
- Chính trị ổn định bền vững.
⇒ Vương quốc Anh có những điều kiện cần thiết thuận lợi khiến công nghiệp hóa phát triển mạnh mẽ.
Luyện tập: Theo em, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã đem lại những gì cho nhân loại?
Giải rút gọn:
Lợi ích từ cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:
- Tạo ra một bước ngoặt lớn cho kinh tế thế giới.
- Hệ thống máy móc hiện đại, sử dụng máy hơi nước cùng các loại năng lượng khác là những phát minh vĩ đại. ⇒ Năng suất lao động tăng đột biến, giúp nền kinh tế đi lên nhanh chóng.
II. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ HAI
1. Nội dung
Hình thành kiến thức: Nội dung cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là gì? Nêu một số thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đem lại những thay đổi gì cho sản xuất?
Giải rút gọn:
Nội dung:
- Thay đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc chạy bằng điện.
- Sự phát triển mạnh mẽ của động cơ đốt trong, động cơ điện, điện tín, điện thoại tạo nên một bước phát triển mới trong công nghiệp.
- Công nghệ luyện gang, thép ngày càng hoàn thiện và phát triển được đưa vào trong sản xuất công nghiệp, thúc đẩy ngành công nghiệp chế tạo máy phát triển.
- Quá trình điện khí hóa trong sản xuất được nhanh chóng với sự phát triển của động cơ điện.
- Một loạt các ngành công nghiệp khác phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội như: dầu khí, hóa chất, đóng tàu, ô tô,..
Một số thành tựu nổi bật:
- Những phát minh vĩ đại: điện tử, sóng vô tuyến điện và chất phóng xạ, các sáng chế động cơ điện..
- Các phương tiện truyền thông như điện tín, điện thoại lập tức được ứng dụng trên khắp thế giới
- Hình thành một lĩnh vực điện tử học và ngành công nghiệp điện tử ra đời→ thúc đẩy sự phát triển các ngành như luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu, công nghiệp quân sự,...
⇒ Quá trình biến đổi cách mạng từ lĩnh vực khoa học đã nhanh chóng lan tỏa sang lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ.
Những thay đổi cho sản xuất là:
- Thay đổi từ sản xuất đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt bằng máy móc chạy bằng năng lượng điện.
- Công nghệ luyện gang, thép ngày càng hoàn thiện và phát triển được đưa vào trong sản xuất công nghiệp, thúc đẩy ngành công nghiệp chế tạo máy.
- Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp khác, đáp ứng nhu cầu của xã hội như: dầu khí, hóa chất, đóng tàu, ô tô,..
3. Đặc điểm
Hình thành kiến thức:
- Tại sao sản xuất theo dây chuyền lại tăng được năng suất lao động?
- Nêu vai trò, đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
Giải rút gọn:
- Vì dây chuyền giúp sản xuất, vận chuyển hàng hóa được vận hành một cách liên tục và hiệu quả nhất; tiết kiệm thời gian => tăng năng suất lao động.
Vai trò :
- Có vai trò quan trọng trong việc chuyển quy mô sản xuất từ đơn lẻ sang sản xuất hàng loạt, theo dây chuyền → tăng năng suất, sản lượng, chất lượng hàng hóa
- Nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo điều kiện phát triển khoa học, kĩ thuật.
- Tạo tiền đề các phát minh, sáng chế về động cơ đốt trong, động cơ điện, thiết bị điện tử cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp.
⇒ Tác động tích cực đến mọi mặt của sản xuất, thúc đẩy sự phát triển cho các ngành công nghiệp khác.
- Đặc điểm:
- Quy mô và sự ảnh hưởng lan tỏa tới nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới hơn.
- Năng lượng điện đã làm thay đổi phương thức sản xuất
- Đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
III. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ BA
1. Nội dung
Hình thành kiến thức: Nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là gì? Máy tự động điều khiển số, robot công nghiệp có vai trò gì trong các hệ thống sản xuất tự động?
Giải rút gọn:
- Nội dung :
- Công nghệ thông tin và công nghiệp điện tử ngày càng đi sâu vào hệ thống sản xuất, tạo điều kiện tự động hóa các dây chuyền sản xuất, làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Các máy tự động điều khiển số cùng với các robot công nghiệp đã giúp giải phóng người lao động của con người khỏi những công việc nặng nhọc và độc hại.
- Hệ thống sản xuất tự động với công nghệ điều khiển số dần phổ biến.
- Hàng loạt các công nghệ tiên tiến như công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu,.. đưa nền sản xuất công nghiệp phát triển lên đỉnh cao mới.
⇒ Cuộc cách mạng tự động hóa
3. Đặc điểm
Hình thành kiến thức:
- Nêu vai trò, đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
- Dây chuyền sản xuất tự động có vai trò gì trong sản xuất công nghiệp? Mặt trái của cuộc cách mạng công nghiệp ? Mặt trái của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba là gì?
Giải rút gọn:
- Vai trò, đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba:
- Vai trò:
- Làm tăng năng suất lao động, sản lượng hàng hóa, đồng thời giúp sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Tác động tích cực tới mọi mặt của thế giới, từ kinh tế đến giáo dục, y tế, môi trường, xã hội.
- Đời sống của con người được nâng lên rõ rệt.
- Đặc điểm:
- Quy mô và ảnh hưởng mang tính toàn cầu.
- Các nước chậm phát triển có điều kiện và cơ hội phát triển sản xuất và đời sống.
- Đưa sản xuất công nghiệp phát triển đến mức độ cao.
- Dây chuyền sản xuất tự động có vai trò trong sản xuất công nghiệp:
- Chuyển một phần lớn hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất sang cho máy móc thiết bị.
- Giúp máy móc vận hành nhanh hơn, chuẩn xác hơn.
⇒ Tăng năng suất sản xuất rõ rệt; Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí nguyên vật liệu; Mang lại sự linh hoạt tối đa trong sản xuất.
- Mặt trái: Lực lượng lao động đứng trước thách thức bị thay thế bởi robot công nghiệp.
IV. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
1. Nội dung
Hình thành kiến thức: Nêu nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nền tảng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì?
Giải rút gọn:
- Nội dung:
- Cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano,.. với nền tảng là sự đột phá của công nghệ số.
- Ứng dụng nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo giúp các hệ thống trở nên thông minh hơn, sản xuất hiệu quả hơn, tiết kiệm năng lượng và tài nguyên hơn
- Các hệ thống giao thông thông minh và các thành phố thông minh được phát triển.
- Nền tảng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư:
- Sự đột phá của công nghệ số.
- Sự ứng dụng nhanh chóng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất.
Luyện tập: Theo em, robot công nghiệp và robot thông minh khác nhau ở chỗ nào?
Giải rút gọn:
Robot công nghiệp | Robot thông minh |
|
|
3. Đặc điểm
Hình thành kiến thức:
Vai trò, đặc điểm của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì? Đặc điểm này có gì khác so với các cuộc cách mạng trước?
Giải rút gọn:
- Vai trò :
- Tối ưu hóa quá trình sản xuất
- Nâng cao năng suất và hiệu quả
- Sử dụng ở tất cả các lĩnh vực nâng cao chất lượng sống của con người và xã hội.
- Đặc điểm :
- Hệ thống máy tính với tốc độ xử lí thông tin ở cấp số nhân, làm biến đổi nhanh chóng nền công nghiệp, dịch vụ ở mọi quốc gia.
- Xảy ra trên phạm vi toàn cầu.
- Sự kết hợp giữa người và robot; giữa thế giới thực và thế giới ảo. Các robot thông minh có thể thay thế dần con người trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau.
- Đặc khác so với các cuộc cách mạng trước: cách mạng công nghiệp lần thứ tư được xem là một bước đột phá với những tiến bộ trong công nghệ. Các công nghệ này có tiềm năng tiếp tục kết nối hàng tỷ người trên web, cải thiện kinh tế , giúp tái tạo môi trường tự nhiên .
Luyện tập: Hoàn thiện bảng dưới đây về các cuộc cách mạng công nghiệp
Giải rút gọn:
Cuộc cách mạng | Thời điểm bắt đầu | Sản phẩm nền tảng | Kết quả |
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất | Nửa cuối thế kỉ XVIII | Động cơ hơi nước | Cơ khí hóa |
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai | Nửa cuối thế kỉ XIX | Máy móc chạy bằng năng lượng điện | Điện khí hóa |
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba | Những năm 70 của thế kỉ XIX | Máy tính, công nghệ thông tin và mạng truyền thông Internet | Tự động hóa |
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư | Những năm đầu của thế kỉ XXI | Trí tuệ nhân tạo AI | Sản xuất thông minh |
Vận dụng: Hãy tìm hiểu các tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với cuộc sống gia đình em hiện nay.
Giải rút gọn:
Các tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với cuộc sống gia đình em hiện nay:
- Làm thay đổi môi trường sinh hoạt, môi trường làm việc, hình thức giao tiếp, ứng xử của cá nhân
- Làm thay đổi hệ giá trị văn hóa chuẩn mực, tạo ra sự xung đột giữa các giá trị văn hóa, lối sống truyền thống với các giá trị văn hóa, lối sống hiện đại
- Các ứng dụng ra đời giúp con người dễ dàng sử dụng và thuận tiện hơn khi làm việc, sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như ứng dụng đặt xe, đặt đồ ăn, giao hàng, mua sắm online, ví điện tử,...
- Chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực khi đại dịch Covid-19 xảy ra như học trực tuyến, làm việc trực tuyến,…
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải Công nghệ 10 thiết kế Cánh diều bài 5, Giải bài 5 Công nghệ 10 thiết kế Cánh diều, Siêu nhanh Giải bài 5 Công nghệ 10 thiết kế Cánh diều
Bình luận