Siêu nhanh giải bài 4 Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
Giải siêu nhanh bài 4 Khoa học 5 Chân trời sáng tạo. Giải siêu nhanh Khoa học 5 Chân trời sáng tạo. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Khoa học 5 Chân trời sáng tạo phù hợp với mình.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 4. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT
Khởi động: Vì sao cần bảo quản những que kem trong ngăn đá của tủ lạnh?
Giải rút gọn:
Giúp giữ cho que kem được giữ ở nhiệt độ thấp hơn, ngăn chặn quá trình tan chảy nhanh chóng.
1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẤT Ở TRẠNG THÁI RẮN, LỎNG, KHÍ
Hoạt động khám phá
Đọc thông tin, quan sát các hình từ 1 đến 6 và nêu một số đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí.
Giải rút gọn:
- Chất rắn: Có hình dạng và chiếm khoảng không gian xác định.
- Chất lỏng: Không có hình dạng xác định và chiếm khoảng không xác định
- Chất khí: Không có hình dạng xác định và có thể lan ra theo mọi hướng và chiếm đầy không gian của vật chứa.
Luyện tập, thực hành
Xếp mỗi ô chữ dưới đây vào nhóm chất tương ứng (các chất đều ở điều kiện nhiệt độ phòng)
Giải rút gọn:
- Chất rắn: Cái đinh sắt, miếng gỗ, sỏi, đá
- Chất lỏng: giọt nước, mật ong
- Chất khí: Hơi nước, ô-xi, ni-tơ
Vận dụng
Vì sao người ta phải giữ chất khí trong bình khí
Giải rút gọn:
Vì chất khí không có hình dạng xác định và có thể lan ra theo mọi hướng và chiếm đầy không gian của vật chứa
2. SỰ BIẾN ĐỔI TRẠNG THÁI CỦA CHẤT
Hoạt động khám phá
- Nước, sô-cô-la trong những hình dưới đây đang ở trạng thái nào?
- Kể một số ví dụ về sự biến đổi trạng thái của chất mà em quan sát được trong đời sống hằng ngày.
- Theo em, để chất có thể thay đổi trạng thái cần có điều kiện gì?
Giải rút gọn:
- Nước đang ở trạng thái rắn, lỏng, khí
- Sô-cô-la đang ở trạng thái rắn, lỏng
- Ví dụ: Kem: rắn, lỏng; Nước: rắn, lỏng, khí; Nến: rắn, lỏng; Vàng: rắn, lỏng; Săt: rắn, lỏng;…
- Để chất có thể thay đổi trạng thái cần có nhiệt độ phù hợp
Luyện tập, thực hành
Tìm hiểu về sự thay đổi trạng thái của một số chất, viết hoặc vẽ vào vở theo gợi ý và chia sẻ với bạn
Giải rút gọn:
Kem biến đổi từ rắn thành lỏng khi ở nhiệt độ cao, nước biến đổi từ lỏng thành khí khi đun sôi, nến biến đổi từ chất rắn thành lỏng khi bị đốt,…
3. SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC
Hoạt động khám phá
1. Thí nghiệm 01
Sau khi bị đốt cháy, que diêm đã biến đổi như thế nào?
Que diêm còn giữ được màu sắc ban đầu không?
Giải rút gọn:
- Sau khi bị đốt que diêm biến đổi thành chất rắn, màu đen.
- Que diêm không giữ được màu sắc ban đầu.
2. Thí nghiệm 02
- Mô tả hiện tượng xảy ra.
- Dưới tác dụng của nhiệt, đường còn giữ được màu sắc, mùi, vị như ban đầu không?
- Em rút ra được kết luận gì sau hai thí nghiệm trên?
Giải rút gọn:
- Sau khi bị đốt đường chảy ra thành chất lỏng màu đen có mùi khét
- Dưới tác dụng của nhiệt, đường không còn giữ được màu sắc, mùi, vị như ban đầu
- Khi tác động một lượng nhiệt thích hợp một số chất sẽ bị biến đổi và được biểu hiện qua sự thay đổi về màu sắc, mùi, vị,…
Luyện tập, thực hành
Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào có sự biến đổi hoá học? Vì sao em biết?
Giải rút gọn:
Trường hợp hình 13, 15, 18 có sự biến đổi hóa học vì nó biến đổi thành chất khác và được biểu hiện qua sự thay đổi về màu sắc, mùi, vị,…
Vận dụng
Tìm các ví dụ có sự thay đổi trạng thái và sự biến đổi hoá học của chất mà em thường gặp. Chia sẻ với bạn.
Giải rút gọn:
Ví dụ: Kem tan, đá tan, nước bay hơi,…
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải Khoa học 5 Chân trời sáng tạo bài 4, Giải bài 4 Khoa học 5 Chân trời sáng tạo, Siêu nhanh giải bài 4 Khoa học 5 Chân trời sáng tạo
Bình luận