Siêu nhanh giải bài 2 Khoa học 5 Kết nối tri thức
Giải siêu nhanh bài 2 Khoa học 5 Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh Khoa học 5 Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Khoa học 5 Kết nối tri thức phù hợp với mình.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 2. Ô NHIỄM, XÓI MÒN ĐẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Mở đầu: Điều gì xảy ra khi môi trường đất nơi con người, động vật và thực vật bị ôi nhiễm?
Giải rút gọn:
+ Làm giảm khả năng nuôi trồng cây và phát triển của thực vật.
+ Gây ra các vấn đề sức khỏe như viêm nhiễm, các bệnh ung thư, và các vấn đề hệ tiêu hóa.
+ Ô nhiễm đất có thể làm mất mát đa dạng sinh học, khiến cho các loài động vật và thực vật không thể sống trong môi trường ô nhiễm.
+ Nếu ô nhiễm đất không được xử lý, nó có thể gây ra các vấn đề về cơ sở hạ tầng như ổ gàu, sạt lở đất, và mất mát đất nông nghiệp.
1. NGUYÊN NHÂN, TÁC HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG Ô NHIỄM ĐẤT
Hoạt động khám phá
Câu 1: - Quan sát hình 1 và cho biết các nguyên nhân gây ô nhiễm đất. Nguyên nhân nào do con người gây ra?
- Nêu một số nguyên nhân khác gây ô nhiễm đất.
Giải rút gọn:
- Các nguyên nhân gây ô nhiễm đất: Rác thải sinh hoạt, núi lửa phun trào, xả nước thải, phun thuốc trừ sâu.
- Nguyên nhân do con người gây ra: Xả rác thải sinh hoạt và xả nước thải, phun thuốc trừ sâu.
- Nêu một số nguyên nhân khác gây ô nhiễm đất.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm đất do con người: Bón phân hóa học, phun thuốc trừ sâu, thải hóa chất ra môi trường không qua xử lí, vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định,…
- Nguyên nhân gây ô nhiễm đất do tự nhiên: Nhiễm mặn, cháy rừng, núi lửa phun trào,…
Câu 2: Quan sát hình 2 và từ thực tế, cho biết tác hại của ôi nhiễm đất với thực vật, động vật và sức khỏe con người
Giải rút gọn:
Đất bị ô nhiễm gây hại cho nguồn nước ngầm gây tác hại đối với thực vật, động vật và con người.
Câu 3: Quan sát hình 3, nêu các biện pháp phòng chống ô nhiễm đất
Kể tên một số biện pháp phòng chống ô nhiễm đất
Giải rút gọn:
- Các biện pháp phòng chống ô nhiễm đất: Tái chế phế liệu, phun thuốc cho cây 1 cách hợp lý sử dụng phân bón hữu cơ.
- Một số biện pháp bảo vệ môi trường đất:
- Xử lý rác thải theo đúng quy định
- Trồng nhiều cây phủ xanh rừng, làm ruộng bậc thang
- Sử dụng phân bón hữu cơ
Luyện tập, vận dụng
Câu 1: Ở gia đình và địa phương em có những việc làm nào đã và đang gây ô nhiễm đất?
Giải rút gọn:
- Tàn phá rừng
- Xả nước thải không qua xử lý trực tiếp xuống ao hồ, sông suối
- Làm dụng thuốc trừ sâu
Câu 2: Vì sao phải phân loại rác thải sinh hoạt?
Giải rút gọn:
Phân loại rác thải sinh hoạt giúp:
- bảo vệ môi trường và sức khỏe con người bằng cách tận dụng tài nguyên tái chế,
- giảm ô nhiễm môi trường, và ngăn chặn tiếp xúc với chất độc hại.
2. NGUYÊN NHÂN, TÁC HẠI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG XÓI MÒN ĐẤT
Hoạt động khám phá:
Câu 1: - Quan sát hình 4 và cho biết các nguyên nhân gây ra xói mòn đất. Nguyên nhân nào do con người gây ra?
- Kể thêm một số hoạt động của con người làm gia tăng xói mòn đất.
Giải rút gọn:
- Nguyên nhân gây ra xói mòn đất: Lũ lụt, đất dốc, khai thác đất đá bừa bãi, gió lớn, chặt cây phá rừng.
- Nguyên nhân do con người gây ra: Chặt cây phá rừng, khai thác đất đá bừa bãi
- Kể thêm một số hoạt động của con người:
+ Khai thác rừng quá mức.
+ Sử dụng phân bón và hóa chất nông nghiệp không bền vững.
+ Quá trình quy hoạch đô thị không khoa học, dẫn đến đất bị lún sụt.
+ Thực hiện các hoạt động khai mỏ mà không tuân thủ quy định bảo vệ môi trường.
Câu 2: Nêu tác hại của xói mòn đất đối với thực vật, động vật và con người. Giải chi tiết:
- Làm mất đất canh tác, do đất không còn dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng dẫn đến cây chậm lớn, năng suất giảm, có thể bị mất mùa,...
- Gia tăng lũ lụt, sạt lở, mất đất ở,...
- Động vật, thực vật mất môi trường sống
Câu 3: Quan sát hình 5 và cho biết ý nghĩa của mỗi biện pháp phòng chống xói mòn đất.
Kể thêm một số biện pháp chống xói mòn đất
Giải rút gọn:
- Ý nghĩa của mỗi biện pháp phòng chống xói mòn đất:
+ Trồng cây gây rừng: Giữ đất lại, giảm tốc độ xói mòn đất do gió và nước mưa.
+ Chồng thảm cỏ: Tạo ra một lớp bảo vệ cho đất, giữ cho đất không bị trần trụi khi phải chịu sức nặng từ nước mưa hoặc dòng chảy.
+ Xây bờ kè: Ngăn chặn dòng chảy của nước mưa, giảm sức xói mòn và ngăn chặn nguy cơ lũ lụt.
- Một số biện pháp chống xói mòn đất:
+ Làm ruộng bậc thang
+ Xây dựng hệ thống kênh dẫn nước và hồ chứa để kiềm chế dòng chảy nước.
+ Trồng rừng bảo vệ để giữ đất lại và làm giảm áp lực xói mòn.
+ Áp dụng các kỹ thuật canh tác bảo vệ đất như canh tác bón phân hữu cơ, tạo đất bụi, tạo mạng cỏ che phủ.
Luyện tập, vận dụng
Vì sao trồng cây gây rừng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống xói mòn đất?
Giải rút gọn:
Vì cây gốc sâu giúp củng cố đất, hệ rễ giữ chặt lớp đất và hấp thụ nước mưa, đồng thời lá cây che phủ giúp bảo vệ bề mặt đất khỏi tác động của mưa và gió.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải Khoa học 5 Kết nối tri thức bài 2, Giải bài 2 Khoa học 5 Kết nối tri thức, Siêu nhanh giải bài 2 Khoa học 5 Kết nối tri thức
Bình luận